Chỉ số giá đồ uống thế giới theo tính toán của World Bank đã tăng mạnh trong quý III/2017 so với quý trước đó.

Giá khí đốt hóa lỏng (LNG) của châu Á có thể giảm 25% trong những tháng sắp tới, khi sự xuất hiện của các nguồn cung mới, nhu cầu tiêu thụ yếu và giá dầu thế giới giảm.
Giá khí đốt hóa lỏng (LNG) của châu Á có thể giảm 25% trong những tháng sắp tới, khi sự xuất hiện của các nguồn cung mới, nhu cầu tiêu thụ yếu và giá dầu thế giới "tuột dốc" đã đưa LNG cùng với quặng sắt và than đá trở thành mặt hàng rớt giá tồi tệ nhất trên thị trường trong mấy năm gần đây.
Hiện thị trường LNG châu Á đã rơi vào tình trạng tệ hại hơn cả thị trường dầu mỏ, với giá LNG giao ngay giảm 60% kể từ năm 2014, xuống còn 8 USD/1 triệu đơn vị nhiệt Anh, chấm dứt một nửa thập kỷ mặt hàng này luôn duy trì ở mức giá cao.
Công ty năng lượng lớn nhất Australia Woodside Petroleum dự báo giá LNG sẽ vẫn duy trì ở mức thấp tới năm 2016.
Trong lúc nhu cầu dầu thô toàn cầu vẫn khá mạnh, nhóm nghiên cứu Energy Aspects dự báo rằng hoạt động nhập khẩu LNG của châu Á sẽ giảm 8,5% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước, do tăng trưởng kinh tế khu vực này chậm lại. Thêm vào đó, hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino và các điều kiện tiêu cực khác cũng có thể ảnh hưởng tới giá mặt hàng này.
Lượng nhập khẩu LNG của Trung Quốc trong vài năm vừa qua cũng giảm đáng kể, từ mức tăng hai con số xuống -3% trong nửa đầu năm 2015.
Đối với Nhật Bản, nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, việc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân cũng đang khiến thị phần LNG bị sụt giảm. Trong khi nhập khẩu LNG của Hàn Quốc cũng giảm do kinh tế tăng trưởng chậm lại và sản lượng điện hạt nhân gia tăng.
Bất chấp nhu cầu tiêu thụ yếu, sản lượng LNG trên thế giới vẫn tiếp tục tăng. Sau khi đầu tư nhiều tỷ USD vào các dự án LNG, xuất khẩu mặt hàng này của Australia có xu hướng gia tăng mạnh, sẽ đưa nước này trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới trước năm 2020, xếp trên Qatar.
Việc Australia tăng mạnh sản lượng LNG diễn ra khi Mỹ lên kế hoạch xuất khẩu LNG lần đầu tiên vào cuối năm nay.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Chỉ số giá đồ uống thế giới theo tính toán của World Bank đã tăng mạnh trong quý III/2017 so với quý trước đó.
Tổ chức đường Thế giới (ISO) dự báo việc sử dụng đường toàn cầu tăng 1,7%, cao hơn mức tăng 1,41% trong niên vụ 2016-2017 và thấp hơn mức tăng 1,9% trong niên vụ 2015-2016.
Trưa 11.11, Việt Nam và Nhật Bản đã tổ chức họp báo về việc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
TPP-11Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi cách làm ăn với Trung Quốc nếu không muốn đánh mất thị trường rộng lớn vào tay các nước khác.
Xuất hiện điểm sáng từ thị trường Philippines và Bangladesh với nhu cầu mua mạnh trong những tháng qua.
Giá thép công nghiệp đã tăng 20% từ đầu quý III đến nay. Dự báo nhiều khả năng giá thép trong nước và thế giới sẽ tăng tiếp.
OPEC đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi tìm cách duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 8 tháng nữa.
Nhà sáng lập của Facebook đang có ý định đi thăm hết 50 bang của nước Mỹ trong năm nay để tìm hiểu nền kinh tế và cộng đồng của từng bang.
Tuy giá cao hơn, song giao dịch gạo tại Việt Nam vẫn khá thưa thớt, bởi thương lái và nông dân đang găm hàng khi dự đoán giá sẽ còn tăng.
Theo Bộ Lương thực Bangladesh, giá gao Việt Nam hiện ở mức thấp nhất thế giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự