Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo tháng 5/2018 dự báo sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2018/19 sẽ đạt 354,54 triệu tấn.

Cho dù việc cắt giảm sản lượng của OPEC vẫn có hiệu lực hay dầu đá phiến của Mỹ vẫn tiếp tục hút thị phần, thì thị trường dầu thế giới nhiều khả năng vẫn sẽ diễn biến theo hai xu hướng riêng biệt.
Vào những ngày cuối của năm 2017, giá dầu đang tăng mạnh khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nỗ lực cắt giảm nguồn cung, cùng với sự gia tăng nhu cầu toàn cầu đã hỗ trợ đáng kể cho thị trường. Tuy nhiên, năm sau sẽ là một câu chuyện khác khi các chuyên gia đang thấy có hai xu hướng trái ngược nhau.
Nửa đầu năm 2018
Theo CNBC, các chuyên gia khá lạc quan về giá dầu trong nửa đầu năm 2018. Nguyên nhân là vì họ biết Ả Rập Xê Út vẫn tiếp tục ý định tư hữu hóa một phần tập đoàn dầu khí quốc doanh Saudi Aramco trong một đợt chào bán công khai đầu tiên. Do đó, người Ả Rập Xê Út sẽ có động lực để giữ giá dầu ở mức cao. Rủi ro đáng kể nhất đối với triển vọng này là việc Nga ngừng hợp tác với OPEC, gây giảm hiệu quả trong việc cắt giảm nguồn cung sản lượng để tái cân bằng thị trường, cũng như giành lại ưu thế trước sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ.
Nửa sau năm 2018
Có vài lý do để thế giới chứng kiến giá dầu có thể giảm trở lại vào cuối năm tới, dao động trong khoảng 58 - 61 USD/thùng đối với dầu Brent. Thứ nhất, nếu việc bán Saudi Aramco chính thức diễn ra, Ả Rập Xê Út sẽ phải đối phó với một số vấn đề tài chính. Động thái này đã làm mất một khoản trong ngân sách dự trữ của họ, khiến tình hình tài chính có khả năng trở nên không ổn định nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Thứ hai, mặc dù sản lượng sản xuất dầu đá phiến của Mỹ có vẻ chậm, nhưng động lực chiếm thị phần và làm biến đổi giá dầu vào năm 2018 là rất cao. Nếu Ả Rập Xê Út giảm quyết tâm thực hiện cắt giảm sản lượng, thì thị trường sẽ lại một lần nữa ngập tràn trong dầu, và lần này sẽ là sự nổi lên của dầu đá phiến Mỹ.
Tuy nhiên, những biến động lớn đe dọa nghiêm trọng đến thị trường dầu dường như sẽ không xuất hiện vào năm 2018, vì nhu cầu vẫn sẽ tiếp tục được cải thiện dần và nhận được sự hỗ trợ rộng rãi qua từng năm. Các chuyên gia kỳ vọng rằng dầu Brent sẽ đạt mức giá mục tiêu là 59 USD/thùng vào cuối năm sau.
Phương Anh
Theo Thanhnien.vn
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo tháng 5/2018 dự báo sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2018/19 sẽ đạt 354,54 triệu tấn.
Giá dầu thế giới có thể chạm mức 100 USD/thùng trong thời gian tới, thậm chí 150 USD/thùng.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), trong quý I, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 438,2 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, một số thị trường ghi nhận đà tăng trưởng mạnh như Trung Quốc - Hồng Kông, ASEAN.
Nguồn cung tôm được dự đoán sẽ dồi dào kéo theo nhu cầu tiêu thụ tăng do giá tôm giảm.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng đầu năm 2018 tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá…
Ngày càng nhiều doanh nghiệp “tự giác” áp đặt các mức giá cho việc xả thải carbon của chính mình.
Có rất ít lý do để hi vọng rằng giá dầu sẽ tăng trong quý 1 năm 2018, nhà chiến lược gia năng lượng trả lời phỏng vấn tờ CNBC.
Chỉ số giá đồ uống thế giới theo tính toán của World Bank đã tăng mạnh trong quý III/2017 so với quý trước đó.
Tổ chức đường Thế giới (ISO) dự báo việc sử dụng đường toàn cầu tăng 1,7%, cao hơn mức tăng 1,41% trong niên vụ 2016-2017 và thấp hơn mức tăng 1,9% trong niên vụ 2015-2016.
Trưa 11.11, Việt Nam và Nhật Bản đã tổ chức họp báo về việc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
TPP-11Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự