Giá dầu thô đang tiến dần tới mốc 80 USD/thùng, và cao su tổng hợp bị giảm dần sức hấp dẫn đối với các ngành sử dụng nguyên liệu cao su, trong đó có các hãng sản xuất lốp xe, thúc đẩy họ hướng tới sử dụng cao su thiên nhiên.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), trong quý I, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 438,2 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, một số thị trường ghi nhận đà tăng trưởng mạnh như Trung Quốc - Hồng Kông, ASEAN.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Á tăng trưởng mạnh
Tính đến hết tháng 3/2018, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông đạt 101,1 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2017. Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của doanh nghiệp cá tra Việt Nam, chiếm 23% thị phần.
VASEP dự báo xuất khẩu cá tra sang thị trường này năm nay tiếp tục tăng trưởng dương do nhu cầu nhập khẩu khá tốt, giá đa dạng theo nhiều phân khúc thị trường và loại sản phẩm.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chính là việc bất ổn về nhu cầu và phương thức thanh toán. Hơn nữa, trong thời gian qua, việc xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch đã gây ra một số vấn đề đáng lo ngại. Giá xuất khẩu bằng đường chính ngạch cao hơn 1 USD/kg so với các sản phẩm tiểu ngạch. Do đó, VASEP đã kiến nghị Bộ NN&PTNT nhanh chóng kiểm tra các cơ sở gia công, sơ chế cá tra hiện nay để bảo đảm chất lượng cá tra xuất khẩu. Đồng thời, Bộ nghiên cứu chiến lược phát triển dài hạn thị trường Trung Quốc và có các chương trình tiếp thị, truyền thông quảng bá sản phẩm cá tra sang thị trường này.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường ASEAN cũng tăng trưởng mạnh trong quý I đạt 46,7 triệu USD tăng 56,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ba thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất là Thái Lan, Singapore và Philippines lần lượt 97,9%; 26,8% và 32,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Với kết quả xuất khẩu trong quý I đầu năm nay sang thị trường ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam đang có bước chuyển hướng thành công sang thị trường Châu Á. Dự báo trong năm 2018, ASEAN tiếp tục giữ vị trí thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của cá tra Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ).
ASEAN có thể "soán ngôi" Mỹ thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam
Trong khi đó, hai thị trường truyền thống lớn là EU và Mỹ vẫn tiếp tục có nhiều rào cản cho hoạt động xuất khẩu. Tính đến hết tháng 3/2018, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt gần 75 triệu USD, chiếm 17%, tăng 22,7%. Xuất khẩu sang EU tiếp tục giảm 17,7%, đạt 41 triệu USD.
VASEP cho rằng nếu trong thời gian tới, hoạt động xuất khẩu cá tra sang Mỹ tiếp tục gặp khó khăn do mức thuế chống bán cao, nhiều khả năng ASEAN sẽ vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam.
Có thể thấy rằng, trong 3 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang rất nỗ lực trong việc xoay chuyển thị trường để thích ứng với những khó khăn từ những thị trường lớn. Mặc dù vậy, Mỹ và EU vẫn là thị trường quan trọng, định hướng cho ngành cá tra nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên, việc áp đặt những quy định gay gắt, nghiêm ngặt thậm chí vô lý của cường quốc nhập khẩu lớn khiến cho nhiều nhà xuất khẩu cá tra buộc phải rời dần thị trường này để tìm kiếm thị trường thay thế khác.
Nguồn: Vietnambiz.vn
Giá dầu thô đang tiến dần tới mốc 80 USD/thùng, và cao su tổng hợp bị giảm dần sức hấp dẫn đối với các ngành sử dụng nguyên liệu cao su, trong đó có các hãng sản xuất lốp xe, thúc đẩy họ hướng tới sử dụng cao su thiên nhiên.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018 cả nước nhập khẩu trên 4,36 triệu tấn xăng dầu, trị giá 2,82 tỷ USD (tăng 9,6% về lượng và tăng mạnh 31,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017).
EC không thông báo sẽ kiểm tra cụ thể ở những địa phương nào. Việt Nam cũng không chuẩn bị trước những nơi Việt Nam đã làm tốt mới mời đoàn của EC tới kiểm tra.
Thomson Reuters đã tiến hành khảo sát về dự báo giá quặng sắt, kết quả khảo sát như sau (USD/tấn):
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo tháng 5/2018 dự báo sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2018/19 sẽ đạt 354,54 triệu tấn.
Giá dầu thế giới có thể chạm mức 100 USD/thùng trong thời gian tới, thậm chí 150 USD/thùng.
Nguồn cung tôm được dự đoán sẽ dồi dào kéo theo nhu cầu tiêu thụ tăng do giá tôm giảm.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng đầu năm 2018 tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá…
Ngày càng nhiều doanh nghiệp “tự giác” áp đặt các mức giá cho việc xả thải carbon của chính mình.
Cho dù việc cắt giảm sản lượng của OPEC vẫn có hiệu lực hay dầu đá phiến của Mỹ vẫn tiếp tục hút thị phần, thì thị trường dầu thế giới nhiều khả năng vẫn sẽ diễn biến theo hai xu hướng riêng biệt.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự