Văn phòng thương mại Mỹ (USTR) đã công bố một danh sách hàng hóa của Liên minh châu Âu (EU), từ máy bay thương mại cỡ lớn, phụ tùng máy bay cho tới sản phẩm sữa, rượu vang, sẽ bị đánh thuế bổ sung.

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 12 tăng vọt gần 30% so với một năm trước lên mức cao thứ 2 trong lịch sử.
Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi tăng dự trữ cuối năm của các nhà máy lọc dầu, nhỏ, độc lập đang cố gắng sử dụng hết hạn ngạch hàng năm và các lô dầu thô đã nhập khẩu để chạy thử hai nhà máy lọc dầu tư nhân mới.
Nhập khẩu dầu thô trong tháng 12/2018 của Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, ở mức 43,78 triệu tấn hay 10,31 triệu thùng/ngày, giữ trên 10 triệu thùng/ngày tháng thứ hai liên tiếp và chỉ dưới kỷ lục 10,43 triệu thùng/ngày hồi tháng 11/2018, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Cả năm 2018, nhập khầu dầu thô của Trung Quốc tăng 10,1% so với năm trước lên kỷ lục 461,9 triệu tấn hay 9,24 triệu thùng/ngày. Điều này đánh dấu Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới năm thứ hai, sau khi lần đầu tiên vượt Mỹ trong năm 2017.
Lượng nhập khẩu trong năm 2018 tăng 846.600 thùng/ngày - nhiều hơn so với tăng trưởng ròng 770.000 thùng/ngày trong năm 2017.
Hoạt động ở mức đỉnh cao tại các nhà máy lọc dầu quốc doanh trong hầu hết 3 quý đầu năm 2018 chiếm phần lớn tăng trưởng nhập khẩu, sau đó là lượng mua mới từ hai nhà máy lọc dầu tư nhân trước khi chạy thử, theo Seng Yick Tee thuộc công ty tư vấn năng lượng SIA.
Dự trữ chiến lược tại một vài khu vực lưu trữ nhà nước bắt đầu tăng, như Cẩm Châu nằm ở miền bắc và Huệ Châu nằm ở bờ biển niềm nam Trung Quốc, cũng góp phần nhập khẩu thêm trong vài tháng cuối năm 2018 do Trung Quốc tận dụng giá giảm mạnh từ giữa tháng 11/2018.
Các nhà máy xử lý dầu độc lập, gọi là teapot đóng vai trò nhỏ hơn trong năm 2018 so với trong những năm trước do hạn ngạch nhập khẩu của họ tăng và chính sách thuế mới làm giảm nhu cầu của họ với dầu thô nước ngoài.
Ông Tee cho biết “không như hai năm trước khi teapot dẫn đầu sự tăng trưởng, các doanh nghiệp khổng lồ nhà nước trở thành các động lực chính cho tăng trưởng trong năm ngoái”.
Trung Quốc cũng đã xuất khẩu sản phẩm nhiên liệu đã lọc với khối lượng kỷ lục 58,64 triệu tấn trong năm ngoái, tăng 12% so với năm 2017, bởi hạn ngạch xuất khẩu của chính phủ lớn hơn để giảm bớt dư thừa nhiên liệu ngày càng tăng trong nước.
Nhập khẩu khí kỷ lục
Nhập khẩu khí, gồm khí đốt và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được vận chuyển trong các tàu chở dầu, đã đạt kỷ lục trong tháng trước ở mức 9,23 triệu tấn, tăng 17% so với cùng tháng trong năm 2017. Kỷ lục trước đó trong tháng 11/2018 là 9,15 triệu tấn.
Nhập khẩu cao được thúc đẩy bởi tăng trưởng nhu cầu mạnh một năm nữa đối với nhiên liệu đốt sạch hơn khi Bắc Kinh mở rộng chiến dịch chống lại ô nhiễm bằng cách chuyển 3 triệu hộ gia đình sang dùng khí đốt từ than để sưởi trong mùa đông.
Nhập khẩu trong năm 2018 tăng 31,9% so với năm 2017 lên 90,39 triệu tấn, giữ vị trí hàng đầu trong số các nhà nhập khẩu khí toàn cầu sau khi vượt qua vị trí này từ Nhật Bản trong tháng 10/2018.
Riêng đối với LNG, Trung Quốc giữ vị trí là nước mua lớn thứ hai thế giới năm thứ hai, sau Nhật Bản, sau khi vượt Hàn Quốc trong năm 2017.
Trong một nỗ lực ngăn cản khủng hoảng nguồn cung trong mùa đông năm 2017/18, các công ty năng lượng nhà nước tăng cường nhập khẩu LNG và tăng dự trữ.
Nguồn: VITIC/Reuters
Văn phòng thương mại Mỹ (USTR) đã công bố một danh sách hàng hóa của Liên minh châu Âu (EU), từ máy bay thương mại cỡ lớn, phụ tùng máy bay cho tới sản phẩm sữa, rượu vang, sẽ bị đánh thuế bổ sung.
Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư chính cho các nhà máy điện đốt than trên toàn thế giới, hỗ trợ tài chính cho hơn một phần tư dự án được phát triển bên ngoài biên giới quốc gia này vì chính sách ngừng sử dụng loại nhiên liệu ô nhiễm của Bắc Kinh, một nghiên cứu công bố hôm 22/1 cho hay.
Ngay trước thềm Hội nghị Davos 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, PwC đã công bố kết quả khảo sát với giới CEO toàn cầu. Các CEO đều tỏ ra bi quan về triển vọng kinh tế 2019.
Tăng trưởng toàn cầu trì trệ do các hoạt động thương mại và sản xuất phục hồi kém.
Sau những số liệu kinh tế không khả quan của tháng cuối năm, nhất là số liệu xuất nhập khẩu, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết, sẽ tăng cường theo dõi tình hình kinh tế và cải thiện các chính sách, với mục tiêu có khởi đầu tốt trong quý 1/2019, nhằm tạo đà cho việc đạt các mục tiêu kinh tế năm nay.
Sự bất ổn của thị trường dưới tác động từ cuộc tranh chấp thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thời tiết khắc nghiệt và sự lây lan tiềm tàng của dịch tả heo châu Phi (ASF) có thể đe dọa tới ngành nông nghiệp Mỹ trong năm 2019, Rabobank cảnh báo.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin mới đây biết, kinh tế Nga sẽ chứng kiến một sự khởi đầu khó khăn trong năm 2019 và chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 1,3% trong năm tới.
Thời gian qua dù đã vươn lên vị trí lớn số 2 thế giới chỉ sau Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang gặp nhiều vấn đề khó khăn từ bên trong.
Đường ống khí đốt EastMed giữa đảo Síp, Hy Lạp và Israel sẽ cách mạng hóa các nền kinh tế và địa chính trị của khu vực này. Dự án này xuất phát từ liên minh mới nổi giữa 3 quốc gia, những nước phải tiến lên một cách thận trọng trước sự phản đối của các quốc gia láng giềng.
Chiến tranh thương mại và biến động chính trị sẽ khiến nhiều nền kinh tế tiếp tục giảm tốc trong năm nay.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự