Theo hãng RIA Novosti, khả năng tự bảo vệ của các máy bay quân sự Nga sẽ tăng lên rất nhiều khi được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mới.

Các ngoại trưởng trong khối ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các diễn biến trên Biển Đông, trong đó có hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo, và kêu gọi các bên kiềm chế những hành động làm gia tăng tranh chấp.
Các tàu hút đang chuyển cát ở mép phía bắc đá Vành Khăn, một khu vực bị Trung Quốc cải tạo trên Biển Đông. Ảnh vệ tinh chụp ngày 1/2. Ảnh: CSIS/AMTI.
Thông cáo chung của Hội nghị Các ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 48cho hay các ngoại trưởng đã thảo luận các vấn đề về Biển Đông và bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với các diễn biến gần đây và đang diễn ra ở khu vực này.
Thông cáo cũng "ghi nhận quan ngại sâu sắc của một số bộ trưởng đối với việc tôn tạo, bồi đắp ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng và có thể gây phương hại tới hoà bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông".
Các quan chức ngoại giao tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đảm bảo các bên thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) về xây dựng lòng tin lẫn nhau, kiềm chế các hành động làm phức tạp và gia tăng các tranh chấp, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực.
"Các bên liên quan cần giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982", thông cáo viết.
Các ngoại trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhanh chóng thiết lập Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Trước đó, tại hội nghị Các Quan chức Cấp cao (SOM) ASEAN-Trung Quốc lần thứ 9 về thực hiện DOC, hai bên đã nhất trí tiến tới giai đoạn tham vấn tiếp theo và thương lượng cũng như giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến Bộ Quy tắc COC đang được đề xuất. Các ngoại trưởng cho hay các quan chức cấp cao sẽ tiếp tục triển khai và làm việc với Trung Quốc trong vấn đề này.
ASEAN cũng ghi nhận đề nghị của Indonesia về việc thiết lập đường dây nóng liên lạc ở cấp cao giữa chính phủ các nước thành viên và Trung Quốc nhằm xử lý những tình huống khẩn cấp.
AMM và các hội nghị liên quan diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 4 đến 6/8, với sự tham gia của 27 quốc gia, gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ và một số đối tác khác.
ASEAN đều ra thông cáo chung sau mỗi cuộc gặp thường niên của ngoại trưởng các nước trong khối. Tuy nhiên, các nguồn tin ngoại giao cho hay các nước đã tranh cãi gay gắt về nội dung hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trước khi đưa ra thông cáo chung trên. Ngay trước khi hội nghị ASEAN diễn ra, Trung Quốc đã tuyên bố không muốn đưa vấn đề Biển Đông ra bàn luận. Nhưng nước chủ nhà Malaysia đã bác bỏ điều này.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng thuộc ASEAN gồm Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Hoạt động mở rộng các bãi đá trên Biển Đông và xây dựng tiền đồn quân sự tại đây đang làm dấy lên lo ngại.
Mỹ cùng các quốc gia ASEAN đã kêu gọi dừng cải tạo đất và xây dựng cùng các hoạt động có vấn đề khác trên Biển Đông. Trung Quốc cho đến nay vẫn từ chối thực hiện. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm qua nói hoạt động cải tạo đất ở 7 bãi đá trên Biển Đông "đã dừng", nhưng nhiều người cho rằng Bắc Kinh dừng cải tạo để chuyển sang giai đoạn xây dựng ở các đảo nhân tạo này.
Theo hãng RIA Novosti, khả năng tự bảo vệ của các máy bay quân sự Nga sẽ tăng lên rất nhiều khi được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mới.
“Thiên đường khoái lạc” Sonagachi ở phía Tây TP Kolkata (thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn Độ) hiện là mảnh đất nuôi sống gần 14.000 phụ nữ làm nghề “bán thân xác”. Mỗi năm, khu "đèn đỏ" bậc nhất châu Á này lại thu hút gần 1.000 cô gái về đây kiếm sống.
Trung Quốc gia cố căn cứ, tăng sức mạnh hải quân hướng Biển Đông nhằm đe dọa các nước, ngăn chặn Mỹ và thực hiện tham vọng biển xa.
USD suy yếu sau biên bản họp Fed
Ngành sản xuất của Trung Quốc suy giảm mạnh nhất 6 năm
Mỹ - NATO tập trận lớn nhất từ thời chiến tranh lạnh
Viên chức Ấn Độ giấu 31 triệu USD tham nhũng trong nhà
Đằng sau cơn hoảng loạn của chứng khoán toàn cầu
Dưới góc độ khoa học, nếu giới chức Trung Quốc hành động nhanh chóng, họ hoàn toàn có thể hạn chế sự phát tán, cũng như tác hại của natri xyanua (NaCN)...
Thủ đô Thái Lan là nơi xảy ra nhiều vụ nổ bom, đặc biệt là trong thời gian căng thẳng chính trị,nhưng chưa bao giờ nghiêm trọng và gây thương vong nhiều như vụ tấn công tối 17/8 ở giao lộ tập trung nhiều du khách nước ngoài.
Căng thẳng vùng biên Myanmar-Trung Quốc
Yonhap: Triều Tiên nã pháo vào biên phòng Hàn Quốc
IMF: Nhân dân tệ chưa thể trở thành tiền dự trữ quốc tế
Kazakhstan thả nổi tỷ giá, nội tệ xuống thấp nhất trong lịch sử
Putin: 'Các lực lượng nước ngoài' đang đe dọa Crimea
Hai cơn bão lớn đang vượt qua Thái Bình Dương – Goni và Atsani – sắp trở thành siêu bão thứ 6 và thứ 7 trong năm 2015 vào cuối tuần này.
Vấn đề biển Đông có thể đứng đầu chương trình nghị sự khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ vào tháng tới
Mỹ đang triển khai nhiều bước đi quyết liệt hơn nhằm tăng năng lực hệ thống tên lửa chống hạm, giành vị thế áp đảo so với sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự