Ngày 5-9, cựu Giám đốc cấp cao Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Quốc phòng Mỹ Patrick M. Cronin (ảnh) đã khẳng định, Mỹ cần phải duy trì sự ảnh hưởng và sức mạnh của mình trên Biển Đông...

Căng thẳng vùng biên Myanmar-Trung Quốc
Hồi tháng 2, các tổ chức ly khai đã nối lại xung đột với quân đội chính phủ sau nhiều năm im hơi lặng tiếng ở vùng Kokang. Hàng chục ngàn dân phải tản cư. Vào thế kỷ 17, dân người Hán (Trung Quốc) đến Kokang định cư. Năm 1989, tổ chức Liên minh Dân chủ quốc gia Myanmar được thành lập. Vùng núi Kokang có quan hệ mật thiết với người Trung Quốc. Người dân nói tiếng Quan Thoại và xài nhân dân tệ.
Yonhap: Triều Tiên nã pháo vào biên phòng Hàn Quốc
Hãng tin KBS của Hàn Quốc dẫn lời quan chức nước này cho biết quân đội Triều Tiên đã nã súng vào khoảng 4 giờ chiều ngày 20-8. Tuy nhiên bản tin không đề cập rõ Triều Tiên sử dụng loại vũ khí gì.
Theo hãng tin AFP, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận quân đội nước này đã nã pháo đáp trả phía Triều Tiên. Bản thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, quân đội Triều Tiên đã nã một quả pháo nhắm vào một thị trấn của Hàn Quốc nằm gần biên giới hai nước.
Phía Seoul cho biết đã phát hiện di chuyển của quả đạn pháo này thông qua các thiết bị giám sát biên giới. Biên phòng Hàn Quốc đã nã nhiều loạt pháo đáp trả nhắm vào vị trí khai hỏa phát đạn đầu tiên của phía Triều Tiên. Hiện chưa có thông tin chi tiết về tình hình của thị trấn Hàn Quốc bị pháo kích.
Khu vực phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đang trở nên căng thẳng sau sự cố nổ mìn hôm 4-8 làm hai binh sĩ Hàn Quốc trọng thương (Ảnh minh họa)
Tình hình biên giới Hàn Quốc – Triều Tiên hiện nay bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng leo thang trở lại. Hồi đầu tháng này, một đơn vị biên phòng của Hàn Quốc đã vấp phải thiết bị nổ gần biên giới liên Triều. Chính quyền Seoul đã lên tiếng cáo buộc phía Triều Tiên gài mìn và đòi Bình Nhưỡng phải chịu trách nhiệm cho vụ việc.
IMF: Nhân dân tệ chưa thể trở thành tiền dự trữ quốc tế
Đây là nội dung trong một tuyên bố đưa ra hôm qua của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Điều này đồng nghĩa, nhân dân tệ chưa thể vào giỏ tiền tệ dự trữ quốc tế của IMF trong vòng ít nhất 1 năm nữa.
Sau phiên bỏ phiếu ngày 11/8 vừa qua, giới chức IMF thống nhất sẽ vẫn hoàn tất đánh giá nhân dân tệ vào tháng 11/2015 tới nhưng sẽ hoãn kết nạp đồng tiền mới vào giỏ dự trữ đến ngày 30/9/2016.
Quyết định trên đưa ra sau khi Trung Quốc tuần trước bất ngờ 3 lần phá giá liên tiếp nhân dân tệ. IMF sau đó đã lên tiếng hoan nghênh động thái này của Trung Quốc và cho rằng đây là bước đi quan trọng để tiến tới thả nổi tỷ giá nhân dân tệ. IMF cũng nhấn mạnh, những thay đổi trong cơ chế định tỷ giá của Trung Quốc không làm thay đổi chỉ tiêu xem xét để quyết định có đưa nhân dân tệ vào giỏ SDR hay không.
Thực tế, mặc dù Bắc Kinh đã đưa ra kế hoạch tự do hóa thị trường tài chính nhưng đến nay nhân dân tệ vẫn chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quan trọng của IMF đối với một đồng tiền dự trữ đó là phải được lưu thông tự do. Hơn nữa, nhiều quốc gia vẫn cho rằng nhân dân tệ vẫn đang bị định giá thấp mặc dù IMF nhận định nhân dân tệ đã về sát giá trị thực.
Nếu trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế, nhân dân tệ nói riêng hay Trung Quốc nói chung sẽ có vai trò lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu, thách thức vị thế hiện tại của Mỹ. Ngoài ra, khi đó, nhu cầu dự trữ đối với nhân dân tệ sẽ tăng, đặc biệt là với các ngân hàng trung ương.
Kazakhstan thả nổi tỷ giá, nội tệ xuống thấp nhất trong lịch sử
Trung Quốc phá giá nhân dân tệ đang gây sức ép với các nước đối tác thương mại phá giá nội tệ. Kazakhstan trong khi đó cũng bị ảnh hưởng tiêu cực do giá dầu thô giảm. Ngân hàng trung ương Kazakhstan đã phải dùng đến dự trữ ngoại hối để kiểm soát tỷ giá trong biên độ giao dịch cho phép.
Hồi đầu tháng 7, Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu, bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan. Về tổng thể, hai bên dự kiến sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương.
Putin: 'Các lực lượng nước ngoài' đang đe dọa Crimea
“Họ có thể dùng chiêu bài chủ nghĩa dân tộc hoặc khoét sâu vào bất kỳ một sai lầm hay hành động thiếu hiệu quả và thiếu suy sét thấu đáo của chính quyền địa phương. Họ sẽ cố lái những mối lo ngại của người dân theo hướng tiêu cực”.
Tổng thống Nga Putin cho rằng bán đảo Crimea vẫn bị đe dọa bởi các "lực lượng nước ngoài" (Ảnh minh họa: RIA Novosti)
Tổng thống Nga Putin đã đế dự một cuộc họp về tình hình an ninh tại Crimea ở thành phố cảng Sevastopol hôm 19-8 vừa qua. Ông chủ yếu trao đổi về các vấn đề nội bộ của Crimea, như nạn tham nhũng, tội phạm kinh tế và việc “minh bạch hóa” phân chia lô đất.
Ngày 5-9, cựu Giám đốc cấp cao Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Quốc phòng Mỹ Patrick M. Cronin (ảnh) đã khẳng định, Mỹ cần phải duy trì sự ảnh hưởng và sức mạnh của mình trên Biển Đông...
Philippines: 'Trung Quốc phải ngừng giọng điệu dối trá'
Bộ Tư pháp Nhật Bản sắp công bố quy định mới về kiểm soát nhập cư
Thái Lan: Dự thảo hiến pháp mới bị bác bỏ
Nga ‘rối trí’ trước phản ứng của Nhật về quần đảo Kuril
Nga-Pakistan ấn định thời điểm ký thỏa thuận xây đường ống khí đốt
Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương hôm 05-09 cho biết, nỗ lực của Nga để phát triển khu vực Viễn Đông trùng khớp với chiến lược của Bắc Kinh.
Nhật Bản và Mỹ thống nhất sẽ sớm hoàn tất đàm phán TPP
G20 tuyên bố kiềm chế các hành động phá giá tiền tệ
BBC lên kế hoạch phủ sóng tới Triều Tiên
Indonesia mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga
Ông Obama sẽ công bố trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc?
Bắc Kinh luôn tự đề cao về sức mạnh quân sự nhưng không thể tự cho mình quyền áp đặt điều kiện đối với nước láng giềng khác.
Tờ New York Times đã lý giải sự khác biệt giữa người tị nạn và người nhập cư, cũng như vấn đề pháp lý liên quan, trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang hứng chịu cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ.
Quốc vương Salman đã có cuộc gặp Tổng thống Obama tại Nhà Trắng ngày 4/9 trong chuyến công du Mỹ đầu tiên sau 8 tháng kế vị nhằm thảo luận một loạt vấn đề quan trọng, trong đó có vấn đề mua vũ khí từ Mỹ.
Cách đây hơn 50 năm, ngày 31/8/1920, nhà máy Krasnoe Sormovo chế tạo ra chiếc xe tăng đầu tiên của Liên Xô.
Tuyên bố cắt giảm 300.000 quân của Trung Quốc có thể vừa là động thái xoa dịu, vừa là bằng chứng cho thấy nước này đang tích cực hiện đại hóa lực lượng.
Những nỗ lực của Estonia nhằm xây dựng một hàng rào mới trên biên giới của nước này với Nga có thể tượng trưng cho một Bức rèm Sắt mới giữa Moskva và phương Tây.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự