Theo Bộ Công Thương, hàng hóa nhôm Trung Quốc bán phá giá thời gian qua làm ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể như lợi nhuận giảm, tồn kho tăng, bị ép giá…

Bộ Thương mại Thái Lan ngày 8/1 cho biết Hội nghị quan chức kinh tế cấp cao ASEAN (SEOM), diễn ra từ ngày 12 - 18/1 sẽ tập trung thảo luận việc tạo thuận lợi cho thương mại.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Thương mại Thái Lan ngày 8/1 cho biết Hội nghị quan chức kinh tế cấp cao ASEAN (SEOM), diễn ra từ ngày 12 - 18/1 sẽ tập trung thảo luận việc tạo thuận lợi cho thương mại thông qua các biện pháp như hệ thống hải quan điện tử trên tất cả 10 quốc gia thành viên và cho phép tự chứng nhận nguồn gốc sản phẩm để giảm chi phí và thời gian xuất khẩu.
Vụ trưởng Vụ Đàm phán Thương mại, Bộ Thương mại Thái Lan, bà Auramon Saptaweetam, cho biết bộ này đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị cho hội nghị tổ chức ở Bangkok, một trong những hoạt động mở đầu cho năm Chủ tịch ASEAN 2019 của Thái Lan.
Theo bà Auramon Saptaweetam, hội nghị cũng sẽ thảo luận về ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuẩn bị cho Hội nghị Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tại Bali, Indonesia.
Vì khu vực ASEAN là đối tác thương mại số 1, chiếm 22,7% tổng thương mại của Thái Lan, Bộ Thương mại Thái Lan sẽ tập trung vào việc giảm các rào cản để thúc đẩy hoạt động thương mại và giúp các doanh nghiệp nước này trước những thách thức mới.
Đại diện Bộ Thương mại Thái Lan cho rằng cần có một hướng dẫn cho các biện pháp phi thuế quan (NTM) của ASEAN để giảm bớt các trở ngại thương mại, theo các nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử, trước mắt cần phát triển các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) trong lĩnh vực ô tô để các thỏa thuận có thể được ký kết trong năm nay.
Ngoài ra, Thái Lan cũng muốn thúc đẩy kết thúc Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm 2019.
Về Hiệp định quan hệ đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), bà cho biết Thái Lan cũng đang chuẩn bị tham gia CPTPP sau cuộc bầu cử.
Trước đó, Tháng 12/2018, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế Somkid Jatusripitak, cho biết Thái Lan sẽ không tham gia CPTPP trong nhiệm kỳ của chính phủ này, vì không có đủ thời gian để chuẩn bị.
Trong một diễn biến liên quan, Thái Lan sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do với Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka và Pakistan nhằm mục đích kết thúc các cuộc đàm phán trong năm 2020.
Nguồn: Sơn Nam (P/v TTXVN tại Bangkok)
Theo Bộ Công Thương, hàng hóa nhôm Trung Quốc bán phá giá thời gian qua làm ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể như lợi nhuận giảm, tồn kho tăng, bị ép giá…
Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề ra mục tiêu phát triển ngành trong năm 2019 với kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD, tăng trưởng 10,8%.
Xuất khẩu nhân điều của Việt Nam năm 2018 đạt 3,52 tỷ USD, chiếm thị phần trên 60% tổng giá trị xuất khẩu nhân điều thế giới.
Từ giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra đã đạt trên 2,2 tỉ USD trong năm 2018, nhiều chuyên gia XNK đánh giá tiềm năng của XK cá tra vẫn được duy trì trong năm 2019 với kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 2,2-2,3 tỉ USD.
Năm 2018, con số tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa ước đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017 khiến mục tiêu tăng trưởng XK của năm 2019 sẽ gặp nhiều áp lực. Tuy nhiên, ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng, vẫn còn khá nhiều dư địa cho tăng trưởng XK.
Ông Chu Thắng Trung, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, cho rằng trước làn sóng các nước liên tục áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và nắm rõ các quy định liên quan đến vấn đề này.
Sắt thép kim loại là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ ba sau dệt may và giày dép, nhưng so với 11 tháng 2017 lại có tốc độ tăng vượt trội 51,18%.
11 tháng đầu năm 2018 Việt Nam nhập siêu từ Nhật Bản 153,41 triệu USD (trong khi cùng kỳ năm 2017 xuất siêu sang Nhật 458,31 triệu USD).
Theo tính toán từ số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 60,33 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2018, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc đạt 26,87 triệu USD (giảm 7,3% so với 11 tháng đầu năm 2017).
Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 của Myanmar. Trong 11 tháng đầu năm 2018, Việt Nam với lợi thế xuất siêu đạt trên 500 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự