Kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc tiếp tục hao hụt trong khi xuất khẩu vẫn giảm, gây ra tâm lý hoài nghi về khả năng ngăn chặn dòng vốn rút khỏi nước này.

Khi Nga đang phải chịu trừng phạt của Mỹ và châu Âu, thì việc Nga trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đẩy kinh tế Nga vào tình thế bí, vì Nga sẽ không dễ dàng tìm được thị trường thay thế để xuất khẩu dầu khí và nhập khẩu thực phẩm giá cạnh tranh như Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo sắc lệnh được Tổng thống Vladimir Putin ký, Nga cấm nhập khẩu hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các công ty Thổ Nhĩ Kỳ kinh doanh tại Nga và công dân nước này làm việc cho các công ty của Nga. Lệnh này cũng kêu gọi ngưng các chuyến bay thương mại giữa hai nước.
Và lệnh trừng phạt này sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu dầu khí của Nga bởi Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia nhập khẩu khí lớn thứ 2 từ Nga, sau Đức. Thổ Nhĩ Kỳ đang nhập tới 55% nguồn cung khí đốt tự nhiên và 30% dầu từ Nga.
Nga sẽ gặp khó khăn trong việc tìm thị trường xuất khẩu khí đốt khi một số dự án đường ống dẫn khí với Thổ Nhĩ Kỳ đều bị đình đốn.
Sau khi Nga đưa ra lệnh trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã tuyên bố hủy dự án khí đốt có tên TurkStream với Thổ Nhĩ Kỳ có tổng số vốn đầu tư 1,8 tỷ euro (1,95 tỷ USD). Động thái này như đổ thêm dầu vào lửa cho cuộc chiến thương mại tiềm ẩn giữa chính quyền Ankara và chính quyền Moscow.
Hồi năm ngoái, đường ống dẫn khí tiền thân của TurkStream là South Stream dự kiến dẫn khí qua Balkans cũng bị dừng lại trước sự phản đối của Liên minh châu Âu và căng thẳng gia tăng với Ukraine. Các nhà phân tích cho rằng, Nga sẽ thiệt hại từ 12-14 tỷ USD do việc hủy 2 dự án khí đốt quan trọng này.
Ngoài ra, đường ống dẫn khí Nord Stream của Nga dự kiến dẫn khí sang Đức cũng không khả quan khi chính phủ 10 quốc gia châu Âu cùng ký một lá thư lên án rằng dự án này đi ngược lại lợi ích của Liên minh châu Âu và gây nguy cơ với Ukraine vốn đang bất ổn.
Trước những diễn biến này và các nguồn cung năng lượng dồi dào ở châu Âu cho thấy Nga đang mất vị thế độc quyền năng lượng ở khu vực này.
Việc hủy dự án TurkStream bên bờ Biển Đen sẽ gây hậu quả nặng nề cho công ty dầu khí quốc gia của Nga Gazprom nói riêng và cho nền kinh tế Nga nói chung vì ngân sách quốc gia của Nga chủ yếu đến từ đóng góp của công ty này.
Lệnh trừng phạt của Putin đã cấm các chuyến bay giữa hai quốc gia và ngừng hoạt động của các công ty du lịch Nga vốn có doanh thu rất lớn từ việc tổ chức các kỳ nghỉ đông dài cho giới trung lưu Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ. Giờ đây, Nga mất đi điểm nghỉ dưỡng giá rẻ thứ hai, sau Ai Cập. Khách du lịch Nga phải chuyển hướng tới các thị trường ở châu Á nhưng phải chịu giá tour đắt hơn.
Lệnh cấm này cũng tác động đến quan hệ thương mại của 2 nước. Bởi hiện Nga là đối tác thương mại lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ. Nga chủ yếu nhập các sản phẩm nông nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ. Số liệu của các quan chức Nga cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp 20% rau cho Nga và 4% tổng thực phẩm của Nga, với tổng kim ngạch 1 tỷ USD từ đầu năm 2015 đến nay.
Hiện, Nga đang phải tìm các nguồn cung thay thế đến từ Israel, Iran và Morocco, nhưng các thị trường này có ngành sản xuất kém hiện đại hơn Thổ Nhĩ Kỳ và sản lượng thấp hơn nên giá sẽ cao.
Nhìn vào cán cân thương mại, có thể thấy Nga sẽ thiệt hại lớn nếu chiến tranh thương mại thực sự nổ ra. Năm 2014, Nga xuất khẩu 25 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ sang Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu là khí đốt, kim loại và nông sản.
Xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga không lớn, chỉ vào khoảng 7 tỷ USD. Nhưng Nga mua từ Thổ Nhĩ Kỳ nhiều sản phẩm rất cần thiết đối với nền kinh tế nước này như máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng, hàng may mặc, thực phẩm…
Một thành viên của NATO nhận định, trước sức ép của các lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu, Nga có thể sẽ không thể phục hồi kinh tế để có thể duy trì sức ép này lâu với Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo dự báo của IMF, GDP Nga sẽ sụt 3,8% trong năm nay và 0,6% vào năm 2016. Hậu quả là sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc đang trở nên lớn hơn một cách đáng lo ngại.
Kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc tiếp tục hao hụt trong khi xuất khẩu vẫn giảm, gây ra tâm lý hoài nghi về khả năng ngăn chặn dòng vốn rút khỏi nước này.
Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước Trung Đông èo uột. Những lệnh cấm vận mà Nga áp đặt lên Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Su-24 càng khiến triển vọng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ trở nên u ám hơn.
Xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm tháng thứ 5 liên tiếp, trong khi đà suy giảm của hoạt động nhập khẩu đã kéo dài sang tháng thứ 13.
Những tác động từ giá dầu sụt giảm có thể cảm nhận rõ ở Aberdeen, thành phố nằm bên bờ biển Đông Bắc Scotland, nơi được mệnh danh là thủ đô dầu khí của châu Âu.
Khả năng Mỹ tăng lãi suất vào cuối tháng 12/2015 vừa được củng cố theo tuyên bố mới nhất của Chủ tịch Cục dự trữ LB Mỹ (FED) - bà Janet Yellen.
Kinh tế đi xuống, nội tệ mất giá và Chính phủ tăng kiểm soát vốn đang khiến nhiều người nước này ngần ngại đổ tiền mua nhà Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp 35 nguyên thủ châu Phi...
Thị trường lao động Mỹ tiếp tục có một tháng tăng trưởng vững chắc trong tháng 11, mở rộng cánh cửa cho Cục dự trữ liên bang (Fed) nâng lãi suất ngắn hạn lần đầu tiên trong 1 thập kỷ.
Số liệu việc làm khả quan của Mỹ là chìa khóa mở cánh cửa cuối cùng để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất trong cuộc họp vào tháng này. Tuy nhiên, câu hỏi hiện nay là Fed có tăng lãi suất nhanh hay không.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa hạ lãi suất cơ bản thêm 0,1% xuống âm 0,3%, đồng thời kéo dài chương trình mua lại trái phiếu để hồi sinh kinh tế eurozone.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự