Chừng nào dầu mỏ còn tiếp tục suy thoái thì áp lực buộc Saudi Arabia phải bỏ chế độ neo tỷ giá sẽ còn tăng lên.

Xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm tháng thứ 5 liên tiếp, trong khi đà suy giảm của hoạt động nhập khẩu đã kéo dài sang tháng thứ 13.
Giống như thể trạng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, hoạt động thương mại của nước này tiếp tục có một tháng ảm đạm.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố sáng nay (8/12), trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc (tính theo USD) đã sụt giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức suy giảm mạnh hơn so với con số 5% được các chuyên gia kinh tế của Bloomberg dự báo trước đó và chỉ thấp hơn một chút so với mức 6,9% của tháng 10.
Xuất khẩu tới thị trường Mỹ - một trong những điểm sáng của kinh tế thế giới – cũng sụt giảm 5,3% so với 1 năm trước; trong khi thị trường EU giảm 9%.
Kim ngạch nhập khẩu cũng suy giảm 8,7%. Con số đã được thu hẹp so với mức 18,8% của tháng 10.
Chốt lại, tháng 11, Trung Quốc ghi nhận thặng dư thương mại ở mức 54,1 tỷ USD.
Mới đây, Trung Quốc đã công bố một loạt các số liệu kinh tế kém khả quan. Số liệu được công bố tuần trước cho thấy hoạt động sản xuất suy giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm trở lại đây.
Với hoạt động thương mại trì trệ cùng với nhiều dấu hiệu đáng ngại về sức khỏe của nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục “nhấn ga” kích thích dù đã có tới 6 lần cắt giảm lãi suất và đẩy mạnh chi tiêu công.
Nhận định về các số liệu này, Louis Kuijs - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về kinh tế châu Á tại Oxford Economics nói: "Lực cầu trên toàn cầu còn rất yếu, trong khi hoạt động sản xuất của Trung Quốc đang cảm nhận được những bất lợi do đồng nội tệ khá mạnh gây nên. Nhiều đồng tiền giảm giá mạnh so với USD, mà đặc biệt là euro và yên Nhật - đang làm xói mòn khả năng cạnh tranh của Trung Quốc".
Chừng nào dầu mỏ còn tiếp tục suy thoái thì áp lực buộc Saudi Arabia phải bỏ chế độ neo tỷ giá sẽ còn tăng lên.
Một “cú hạ cánh nặng nề” của nền kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nhấn chìm kinh tế toàn cầu vào suy thoái trong vòng 2 năm tới, tờ Guardian (Anh) dẫn lời một chuyên gia kinh tế cấp cao người Anh cảnh báo.
Thị trường khổng lồ Trung Quốc vẫn là nơi các nhà cung cấp trên thế giới cạnh tranh thị phần dầu mỏ
Một số chuyên gia cảnh báo về suy thoái và lạm phát, trong khi những người khác chia sẻ lời khuyên để kiếm lời cho năm 2016.
Hơn 6.000 tấn tiền giấy thải loại của nước này mỗi năm sẽ được đốt để tạo ra điện.
Thông qua kênh hàng hóa, đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đang “phân phối lại” các hoạt động của kinh tế thế giới.
Tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp các doanh nhân trong nước mở rộng khả năng tiếp cận và đầu tư ra các thị trường mới.
Bắc Kinh cho rằng FTAAP thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, còn Washington tin TPP sẽ mang lại thành quả lớn trong những thập kỷ tới
Mỹ từng trữ tới hơn 20.000 tấn vàng hồi thập niên 50, còn Trung Quốc sau nhiều năm "án binh bất động" cũng bắt đầu tích thêm vàng.
Khi nền kinh tế Nhật Bản chìm sâu vào suy thoái trong những năm 1990, phần còn lại của thế giới đã thành công trong việc duy trì ổn định. Hiện tại, trong bối cảnh Trung Quốc chịu đựng suy thoái kéo dài, một nhóm các nhà kinh tế cho rằng lịch sử sẽ lặp lại, tức là kinh tế thế giới vẫn sẽ vận hành tốt nếu cỗ máy Trung Quốc trục trặc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự