Nhật Bản đang vận động các thành viên còn lại của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm hồi sinh cho hiệp định này mà không có Mỹ. Điều này sẽ tạo ra một sân chơi tự do thương mại mới cho Châu Á với Nhật Bản là nhân tố chủ chốt.

Hiệp ước đầu tư song phương giữa hai nước vốn đang bị ngắt quãng từ sau chiến thắng của Tổng thống Trump, nay có thể sẽ được tăng tốc đàm phán. Trung Quốc sẵn sàng nhượng bộ để tránh một cuộc chiến thương mại mà cả hai bên đều không mong muốn.
Trong bài viết mới đây, tờ Financial Times dẫn nguồn tin từ các quan chức tham gia đàm phán song phương Mỹ - Trung cho biết, các quan chức Trung Quốc đã đề nghị tạo điều kiện cho Mỹ tiếp cận thị trường tài chính cũng như trong lĩnh vực xuất khẩu thịt bò, từ đó tránh cho hai nước phải đối đầu trong một cuộc chiến thương mại.
Tuần trước Tổng thống Donald Trump đã có cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong cuộc họp, hai bên đã thống nhất cần thiết phải tăng tốc độ đàm phán về thương mại, và phải đạt được kết quả trong thời hạn 100 ngày. Tờ báo cũng lưu ý rằng Trung Quốc có thể tương đối dễ dàng để đi đến nhượng bộ Mỹ ở hai lĩnh vực liên quan đến tài chính và thịt bò.
Tờ báo dẫn lời đại diện chính quyền Trung Quốc giấu tên tiết lộ: "Trung Quốc đã sẵn sàng để nâng trần đầu tư trong các thỏa thuận đầu tư song phương, nhưng cuộc đàm phán đã bị hoãn lại (sau chiến thắng của ông Trump). Nếu ông Obama làm tổng thống thêm sáu tháng nữa, chúng tôi đã đạt được mục tiêu".
Các quan chức cho biết thêm, Trung Quốc cũng muốn chấm dứt lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ, có hiệu lực từ năm 2003, cũng như sẽ mua dự trữ thêm hạt giống và các sản phẩm nông nghiệp khác, nhằm giảm bớt căng thẳng về cán cân thương mại.
Trước đó, Tổng thống Trump đã nhiều lần bày tỏ sự không hài lòng về việc chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama đã để mức thâm hụt thương mại với Trung Quốc lên một con số lớn, ước tính khoảng 347 tỷ USD.
Từ năm 2008, Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành đàm phán về hiệp ước đầu tư song phương (Bilateral Investment Treaty, BIT).
Thỏa thuận này được đề ra nhằm thiết lập quy tắc cho hai bên trong quá trình đầu tư vào thị trường của nhau. Hiệp ước này có thể cho phép các công ty Mỹ tiếp cận thuận lợi hơn với thị trường Trung Quốc, cũng như được quyền bình đẳng hơn với các công ty Trung Quốc.
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet.vn
Nhật Bản đang vận động các thành viên còn lại của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm hồi sinh cho hiệp định này mà không có Mỹ. Điều này sẽ tạo ra một sân chơi tự do thương mại mới cho Châu Á với Nhật Bản là nhân tố chủ chốt.
Triều Tiên không công bố số liệu chính thức về nền kinh tế nước này. Vì thế, mọi con số về họ đều chỉ là ước đoán.
Bất chấp mùi hôi hám cùng vùng đầm lầy hoang vu, những người tìm kiếm cơ hội đổi đời vẫn đổ xô tới Xiongan, khu vực được chọn để xây dựng đặc khu kinh tế mới của Bắc Kinh.
Có rất ít hạn chế trong việc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở những lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, robot của Mỹ... Và Trung Quốc đang tăng cường lợi dụng cánh cửa này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo nước này đã ký kết thỏa thuận với Myanmar về đường ống dẫn dầu thô giữa hai quốc gia láng giềng sau nhiều năm đàm phán.
Một công ty bất động sản Trung Quốc đang xây dựng đô thị trị giá 100 tỉ USD tại Malaysia. Tuy nhiên nhiều chuyên gia lo ngại về khả năng trở thành ''thành phố ma'' của nơi này.
Bán than, xuất khẩu lao động, dự trữ tiền tệ ở nước ngoài... đang là các nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Triều Tiên.
Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn lệnh cấm khai thác bauxite đến cuối tháng 6.2017 để khắc phục hậu quả môi trường nhưng hoạt động khai thác trái phép vẫn tiếp diễn.
Mạng lưới của vụ việc này trải khắp 12 quốc gia thuộc 4 châu lục, liên quan đến nhiều Tổng thống khiến Bộ Tư pháp Mỹ ra khoản phạt lớn nhất lịch sử - 3,5 tỷ USD.
Các báo cáo nghiên cứu mới nhất của nhiều tổ chức quốc tế cho thấy do khai thác không bền vững, Trung Quốc cạn kiệt nguồn hải sản trong nước và đang tiến xa hơn ra vùng biển quốc tế để đáp ứng đủ nhu cầu cá trong nước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự