tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Đầu tư để có thẻ xanh: Nhiều lựa chọn khắp Mỹ, Âu và Á

  • Cập nhật : 22/05/2016

(tin kinh te)

Không chỉ Mỹ, các nước cạnh tranh để đưa ra gói đầu tư định cư hấp dẫn nhất, để thu hút nguồn vốn từ giới nhà giàu khắp thế giới, thông qua chương trình visa cho nhà đầu tư.

gia cua chiec the xanh khong he re. anh: fortune

Giá của chiếc thẻ xanh không hề rẻ. Ảnh: Fortune

Châu Âu: Nhiều lựa chọn

Tại châu Âu, để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài sau khủng hoảng tài chính 2007-2008, một số nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng đã bắt đầu áp dụng hình thức thị thực này.

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp đều áp dụng các chương trình visa dành cho nhà đầu tư, trong đó hình thức đầu tư chủ yếu là mua bất động sản (khoản đầu tư tối thiểu dao động từ 250.000-500.000 EUR tùy từng nước). Trong đó, rẻ nhất là Hy Lạp với mức yêu cầu tối thiểu chỉ 250.000 EUR.

Theo Bloomberg, trong số các nước này, Tây Ban Nha là nước thành công nhất khi mà chương trình này đã mang tới cho Tây Ban Nha 1,53 nghìn tỉ EUR từ khi bắt đầu thực hiện vào năm 2012.

Đảo Síp và Malta gần đây cũng đã áp dụng chương trình thị thực nhà đầu tư này.

Trong khi đó, chương trình tương tự được đưa ra tại Anh năm 2008 đã bị xóa sổ sau khi có quá nhiều đơn xin thị thực nhà đầu tư theo dạng này.

Australia và New Zealand

Chương trình này cũng được áp dụng ở một số nước khác như Úc và New Zealand.

Úc tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài nhập cư thông qua thị thực nhà đầu tư. Không giống như chương trình EB-5 của Mỹ, theo đó thị thực nhà đầu tư sẽ dẫn đến thường trú, thị thực đầu tư của Úc chỉ cho phép người nhà đầu tư nước ngoài có thị thực cư trú tạm thời trong vòng bốn năm. Sau bốn năm, người giữ thị thực có thể xin các loại thị thực khác mà có thể dẫn đến thường trú.

Để đủ điều kiện áp dụng thị thực đầu tư, đương đơn xin thị thực cần phải thỏa mãn các điều kiện gồm: Thực hiện một khoản đầu tư trị giá 1,5 triệu AUD vào một công ty của Úc mà họ có quyền sở hữu cổ phần; Dưới 45 tuổi; Có tài sản ròng trị giá 2,25 triệu AUD, có đủ trình độ tiếng Anh theo yêu cầu, có ít nhất ba năm kinh nghiệm quản lý kinh doanh và có lý lịch kinh doanh tốt.

Trong khi đó, New Zealand áp dụng hai loại thị thực đầu tư dành cho nhà đầu tư là Investor Visas và Investor Plus Visas.

Để đủ điều kiện được cấp thị thực Investor Visas, các ứng viên cần đảm bảo các điều kiện gồm: Bằng hoặc dưới 65 tuổi, chứng minh được ít nhất ba năm kinh nghiệm kinh doanh, đảm bảo yêu cầu về trình độ tiếng Anh, thực hiện một khoản đầi tư đầu tư trị giá 1,5 triệu NZD cho chính phủ New Zealand trong thời gian năm năm, chứng minh được rằng họ có ý định và có khả năng, định cư tại New Zealand.

cac nuoc canh tranh de dua ra goi dau tu dinh cu hap dan nhat, de thu hut nguon von tu gioi nha giau khap the gioi. anh: reuters. 

Các nước cạnh tranh để đưa ra gói đầu tư định cư hấp dẫn nhất, để thu hút nguồn vốn từ giới nhà giàu khắp thế giới. Ảnh: Reuters. 

 

Nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể được cấp thị thực loại Investor Plus Visas của New Zealand nếu đầu tư 10 triệu NZD trong khoảng thời gian đầu tư là ba năm. Loại đầu tư này không có yêu cầu về ngôn ngữ, tuổi tác hoặc kinh nghiệm cho đương đơn xin visa.

Singapore

Tại châu Á, thị thực nhà đầu tư cũng được Singapore và Hồng Kông áp dụng. Singapore ban đầu có hai chương trình nhập cư dành cho nhà đầu tư gồm Đề án nhà đầu tư tài chính Financial Investor Scheme và Chương trình nhà đầu tư toàn cầu Global Investor Program (GIP).

Đề án nhà đầu tư tài chính được lập ra vào năm 2004 cho phép các cá nhân với tài sản cá nhân ròng đạt 20 triệu đô la Singapore (khoảng 16 triệu USD) được tài trợ cho các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng tư nhân của Singapore.

Tuy nhiên, chương trình này đã chấm dứt vào tháng 4/2012 do sự phản đối của người dân về tác động của nó đối với việc làm tăng giá cả và số lượng người nước ngoài thường trú tại Singapore.

Chương trình đầu tư nhập cư thứ hai của Singapore là GIP vẫn được thực hiện. Chương trình này yêu cầu nhà đầu tư phải bỏ ra ít nhất 2,5 triệu đô la Singapore để thành lập một doanh nghiệp mới tại Singapore, làm giàu cho một doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại Singapore, hoặc đầu tư vào một quỹ được phê chuẩn cho chương trình GIP mà quỹ này được sử dụng để đầu tư vào các công ty trụ sở tại Singapore.

Đổi lại, các nhà đầu tư sẽ được nhận tình trạng thường trú nhân, và tình trạng này sẽ cập nhật sau mỗi thời kỳ ba hoặc năm năm, tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau.

Theo Nghị viện Singapore, đến năm 2010, các nhà kinh doanh theo chương trình GIP đã đầu tư 1,5 tỷ đô la Singapore và tạo ra 1.500 việc làm cho Singapore, một kết quả khá ấn tượng.

Hong Kong

Chương trình đầu tư nhập cư của Hong Kong được gọi là Capital Investment Entrant Scheme (CIES) được đưa ra vài năm 2003.

Hong Kong cho phép một nhà đầu tư tối thiểu là 18 tuổi phải đầu tư ít nhất là 10 triêụ đô la Hong Kong (khoảng 1,3 triệu USD) vào hai bất động sản hoặc tài sản tài chính cụ thể như cổ phiếu, chứng khoán nợ, chứng chỉ tiền gửi hoặc nợ thứ cấp.

Tuy nhiên, vào tháng 10/2010, Hong Kong đã loại bỏ bất động sản khỏi chương trình này. Như vậy, nhà đầu tư hiện chỉ có thể đầu tư vào các tài sản tài chính cụ thể.

Một khi nhà đầu tư đã chứng mình đủ điều kiện và được giám đốc của CIES chấp thuận, họ có quyền ở lại Hong Kong với tư cách là một thường trú nhân không phải người Hong Kong trong hai năm. Sau đó các nhà đầu tư có thể xin gia hạn tiếp hai năm với điều kiện là nhà đầu tư có thể đáp ứng các yêu cầu CIES.

Nhà đầu tư có thể xin được xin cư trú tại Hong Kong sau bảy năm là một thường trú nhân.

Nhu cầu khủng từ Trung Quốc

Tại các nước áp dụng chương trình thị thực nhà đầu tư này trên toàn thế giới, các nhà đầu tư Trung Quốc là những người có nhu cầu lớn nhất đối với loại thị thực này.

Theo báo cáo của tờ Times, khoảng 80% trong số gần 9000 người được cấp thị thực EB-5 tại Mỹ vào năm ngoái là người Trung Quốc.

Tại Bồ Đào Nha, khoảng 80% số người xin cấp thị thực nhà đầu tư (Golden Visas) cũng là người Trung Quốc.

Dịch chuyển khỏi bất động sản

Xu hướng của các chương trình đầu tư nhập cư trong những năm qua cho thấy các chương trình này đang có xu hướng chuyển từ đầu tư vào bất động sản sang tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực đầu tư "mạo hiểm" và đầu tư vào các lĩnh vực có thể giúp kích thích kinh tế và tạo việc làm.

Có nhiều nguyên nhân giải thích cho sự thay đổi này trong các chương trình đầu tư nhập cư. Chính phủ các nước muốn tránh nhận thức tiêu cực của công chúng rằng họ đang bán thẻ xanh cho các nhà đầu tư nước ngoài giàu có.

Bên cạnh xu hướng tập trung vào đầu tư mạo hiểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, các chương trình này cũng được phát triển để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh hiện đại.



Theo Zing News

Trở về

Bài cùng chuyên mục