tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giới chuyên gia “khen” động thái tỷ giá USD/VND

  • Cập nhật : 24/08/2015

(Tin kinh te)

Giới chuyên gia trong và ngoài nước đã có những nhận định tích cực về động thái “kép” tăng tỷ giá tham chiếu và nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND sáng 19/8 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

gioi chuyen gia “khen” dong thai ty gia usd/vndsang 19/8, ngan hang nha nuoc nang ty gia binh quan lien ngan hang them 1% va tiep tuc noi bien do ty gia tu +/-2% len +/-3%. truoc do, ngan hang nha nuoc da noi rong bien do ty gia tu +/-1% len +/-2% vao ngay 12/8.

Giới chuyên gia “khen” động thái tỷ giá USD/VNDSáng 19/8, Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% và tiếp tục nới biên độ tỷ giá từ +/-2% lên +/-3%. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã nới rộng biên độ tỷ giá từ +/-1% lên +/-2% vào ngày 12/8.

 

Việt Nam “vừa có động thái tăng tỷ giá USD/VND lần thứ ba trong năm nay nhằm hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu đang phải đối mặt thách thức mới từ động thái phá giá bất ngờ đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc”, Reuters viết.

Hãng tin này nhấn mạnh việc Ngân hàng Nhà nước nới biên độ tỷ giá USD/VND lần thứ hai chỉ trong vòng một tuần, xem động thái này là một tín hiệu cho thấy “những lo ngại về việc đồng Nhân dân tệ xuống giá có thể đẩy mức nhập siêu của của Việt Nam tăng cao”.

Trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam thâm hụt thương mại 3,53 tỷ USD, so với mức thặng dư 1,59 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong 7 tháng, xuất khẩu của Việt Nam tăng 8,9%, thấp hơn mục tiêu 10% mà Chính phủ đề ra.

“Đồng Nhân dân tệ yếu đã làm dấy lên những lo ngại về việc hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, gây thêm áp lực đối với cán cân thương mại”, theo Reuters.

Trao đổi với hãng tin này, ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE), nhận xét: “Động thái tăng tỷ giá USD/VND của Ngân hàng Nhà nước là phù hợp, bởi nhiều quốc gia đang cạnh tranh với Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu đều đã phá giá đồng nội tệ”.

Ngân hàng ANZ cũng đánh giá tích cực về động thái trên của Ngân hàng Nhà nước.

“Động thái chính sách ngày hôm nay là một bước đi nhanh chóng và tích cực nhằm phản việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Với một động thái mang tính đón đầu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể đã tính tới khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào tháng 9”, hãng tin Bloomberg trích báo cáo của ANZ.

Theo số liệu của hãng tin này, từ đầu năm đến nay, tiền đồng của Việt Nam mất giá 4,5%, đặt các công ty xuất khẩu của Việt Nam vào thế bất lợi so với đối thủ cạnh tranh đến từ một số quốc gia khác trong khu vực như Malaysia và Indonesia, hai nước có đồng nội tệ mất giá tương tứng 14,7% và 10,5%.

Báo cáo của ANZ nhận định, “tiền đồng của Việt Nam nằm trong số những đồng tiền vững giá hơn trong bối cảnh đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á liên tục giảm giá trong những tháng gần đây”.

Các chuyên gia của ANZ cho rằng, tiền đồng có thể mất giá tối đa 5,1% trong năm 2015, so với mức giảm khoảng 1,3% mỗi năm trong 2 năm qua.

ANZ đánh giá, dù động thái tỷ giá mới nhất sẽ cho phép tiền đồng suy yếu mà không gây áp lực buộc Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp, khả năng áp dụng các biện pháp chính sách khác là không thể loại trừ nếu đồng Nhân dân tệ còn mất giá mạnh.

“Động thái ngày hôm nay là một hành động chính sách tốt. Động thái này sẽ giúp tiền đồng trở nên cạnh tranh hơn và hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu”, ông Lê Anh Tuấn, kinh tế gia trưởng công ty quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital Group Ltd., nhận xét.

Ngân hàng HSBC cũng hoan nghênh động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

“Động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nhanh chóng và gần như chưa từng có tiền lệ. Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng xử lý các thách thức trên thị trường”, Chủ tịch HSBC Việt Nam Phạm Hồng Hải nói trong một tuyên bố.

Tuy nhiên, cũng không phải không có những quan điểm thận trọng.

Trả lời Thời báo Kinh tế Việt Nam trước khi có quyết định điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh cho rằng việc phá giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu sau khi Trung Quốc vừa thực hiện phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ cần được cân nhắc kỹ, tính toán cẩn trọng giữa lợi và hại.

“Mỗi chính sách vĩ mô bao giờ cũng có hai mặt. Do đó, cần xem xét cụ thể, phần được có bù đắp đủ phần mất. Mặt khác, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng thực tế thời gian qua vẫn chưa chứng minh được là chính sách phá giá đồng Việt Nam sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Mỗi lần đồng Việt Nam giảm giá, kim ngạch xuất khẩu cũng không tăng và nhập khẩu cũng không giảm”, ông Ánh nói.

“Trong khi đó, trong những năm giữ giá đồng tiền thì kim ngạch xuất khẩu lại tăng mà nhập khẩu lại giảm. Có thể lý giải điều này là do kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có được cũng là nhờ một tỷ trọng lớn hàng nhập khẩu. Những diễn biến trên thị trường của Việt Nam không giống như lý thuyết đã nêu nên rất cần xem xét thận trọng”, vẫn theo vị chuyên gia này.

Sáng 19/8, Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% và tiếp tục nới biên độ tỷ giá từ +/-2% lên +/-3%. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã nới rộng biên độ tỷ giá từ +/-1% lên +/-2% vào ngày 12/8.

Vào tháng 1 và tháng 5 năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã có hai lần nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, mỗi lần tăng 1%.

(Theo Thời báo kinh tế Việt Nam)

Trở về

Bài cùng chuyên mục