Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank

Dạo quanh các công ty lữ hành ở TP.HCM, dễ nhận thấy “tỉ giá” là hai từ nhạy cảm mà không nhân viên kinh doanh nào muốn đề cập đến với khách hàng.
Tiết kiệm tiền du lịch nhờ tỉ giá
Đến văn phòng Công ty lữ hành TransViet (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3) nhờ tư vấn mua một tour du lịch nước ngoài thời điểm này, chúng tôi được nhân viên cho biết toàn bộ tour nước ngoài đều được niêm yết bằng VND nên không có biến động về giá do tỉ giá.
Chẳng hạn tour đi Hàn Quốc đăng ký sớm sẽ được giá 17 triệu đồng cho tour 6 ngày 5 đêm, trễ phải lên đến 19 triệu đồng/người. Theo nhân viên này, giá tour đi Hàn Quốc hiện rẻ hơn trước nhưng không phải vì tỉ giá, mà vì nước này vừa qua đợt dịch cúm và chính phủ nước này đang kích cầu du lịch.
Qua phòng giao dịch của Công ty lữ hành Fiditour (đường Nguyễn Huệ, Q.1), khi khách nhờ tư vấn đi du lịch ở những thị trường nào có lợi để mua sắm trong điều kiện tỉ giá hiện nay, nhân viên kinh doanh cho biết hầu hết khách đi du lịch nước ngoài dù Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng được khuyên nên đổi qua USD, sang đó đổi qua đồng nội tệ của nước đó một lần nữa. Nhân viên cũng tư vấn nếu khách đăng ký sớm sẽ được giá tốt và giá này giữ nguyên, bất kể có biến động tỉ giá thế nào.
Trong khi đó, những người từng đi du lịch dưới hình thức tự túc cho rằng tỉ giá ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch đi du lịch của họ. Chị Huyền Trân - nhân viên một công ty đa quốc gia tại Q.Tân Bình, TP.HCM - cho biết chuyến đi du lịch châu Âu 9 ngày vào dịp nghỉ lễ 30-4 vừa qua của chị hết gần 2.000 euro. “Thời điểm đi euro có tỉ giá 22.400 đồng, hiện là 24.500 đồng, nhưng nếu so với cao điểm gần 28.000 đồng hồi tháng 10-2014 thì tôi tiết kiệm được một khoản đáng kể” - chị Trân cho biết.
Nếu chọn địa điểm là một quốc gia có đồng nội tệ đang mất giá so với tiền đồng thì chi phí ăn ở, mua sắm... ở các nước này vẫn rẻ hơn. Bởi vậy trong kế hoạch du lịch của nhiều gia đình hiện nay, các quốc gia Nhật, Úc đang là địa điểm được nhắm đến nhờ tiền đồng VN đang tăng giá so với tiền các nước này.
Công ty du lịch đau đầu với tỉ giá
“Nói đến thay đổi tỉ giá thật tình chẳng muốn làm nữa vì ảnh hưởng rất nặng nề, làm không thấy khả năng lời vì tất cả chi phí cho đối tác nước ngoài đều phải trả bằng tiền USD, trong khi tiền thu của khách Việt bằng VND với mức thông báo cũ, đâu thể thay thế ngay được” - tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt Trần Văn Long than thở. Ngay trong ngày thay đổi tỉ giá, công ty đã mất ít nhất 10 triệu đồng chỉ riêng cho hợp đồng tour du lịch Hong Kong trong 6 ngày của nhóm 20 khách.
Hợp đồng hoàn tất mấy ngày trước đó nhưng do chưa thanh toán, nên khi tính quy đổi ra tỉ giá mới công ty phải chịu thiệt với khách, giám đốc Công ty du lịch Viking Trần Xuân Hùng cho biết.
Theo tính toán của các công ty du lịch chuyên tổ chức tour ra nước ngoài, tỉ giá thay đổi và trượt giá đã “lấy mất” 5 - 6% trong khoảng 9 - 11% lợi nhuận trên mỗi tour, như vậy lợi nhuận ở công ty của các công ty sẽ giảm 40 - 50%.
Trong khi tỉ giá đồng nội tệ ở các thị trường nước ngoài, nơi du khách VN hay đến, đang giảm so với đồng USD nhưng vì sao tour đi nước ngoài vẫn không giảm?
Phó tổng giám đốc một công ty du lịch lớn tại TP.HCM cho biết hợp đồng ký kết với các đối tác ở nước ngoài và các hãng hàng không đều trả bằng USD chứ không được chấp nhận thanh toán bằng đồng nội tệ, nên họ buộc phải mua USD với tỉ giá mới để thanh toán cho đối tác.
Vẫn theo phân tích của ông này, vé máy bay chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng giá thành tour nên tỉ lệ giảm giá của đồng nội tệ nước đó so với đồng USD không đáng kể.
Hiện chi phí giá vé máy bay từ VN đến các thị trường ASEAN chiếm 25 - 40%, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) chiếm 40 - 50%, các thị trường xa như Mỹ, châu Âu chiếm 50 - 60% tổng giá trị tour.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Những tháng đầu năm, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có hai thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) lớn và một thương vụ thoái vốn không nhỏ. Hiện tại, thị trường đang râm ran về một thương vụ M&A lớn khác.
Thời gian qua, nhiều ngân hàng cả lớn và nhỏ có biến động mạnh về nhân sự trong HĐQT, Ban Tổng giám đốc. Không ít ngân hàng khác dự kiến sẽ có sự thay đổi đáng kể về nhân sự cấp cao.
Ngành bảo hiểm đang trên đà tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm. Tổng mức tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của ngành này cũng liên tục tăng tới 500% trong giai đoạn 2006-2015.
Mới đây, khi được mời phản biện một đề tài nghiên cứu khoa học, có nội dung nợ xấu, một chuyên gia nói luôn bên lề với hội đồng bảo vệ: “Chúng ta có nghiên cứu bao nhiêu giải pháp thì cũng vậy. Xử lý nợ xấu thời gian qua bị “lỗi gen” rồi”.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Giá vàng và tỷ giá VND/USD đang diễn biến khá đối lập và có thể ví như đang chơi trò “bập bênh”, với việc một bên là giá vàng cứ tịnh tiến tăng, còn tỷ giá lại giảm xuống dần đều suốt từ đầu tháng 6 tới nay…
Trước thực trạng giải ngân vốn đầu tư đạt tỷ lệ thấp hơn rất nhiều các năm trước, Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quy định pháp luật tác động đến giải ngân vốn đầu tư.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự