Kỳ báo cáo tài chính quý 3/2017, nợ xấu theo giá trị tuyệt đối tăng mạnh ở các ngân hàng triệu tỷ, trong khi tài nguyên vốn tiếp tục được khai thác gần đến giới hạn tối đa.

Nhiều khả năng việc mở rộng cung tiền trở lại đã được Ngân hàng Nhà nước thực hiện mạnh trong tháng 8 và tháng 9.
Nhiều khả năng việc mở rộng cung tiền trở lại đã được Ngân hàng Nhà nước thực hiện mạnh trong tháng 8 và tháng 9.Nguồn ảnh: Enternews
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20.9.2017, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt mức 11,02% so với cuối năm ngoái, tương đương với phần tăng thêm là 609 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, ở phía cung vốn, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 đạt 9,59% so với cuối năm 2016, phần tăng thêm này tương đương 680 nghìn tỷ đồng.
Trong suốt năm 2016, tốc độ tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán M2 qua từng tháng luôn có xu hướng cao hơn so với tăng trưởng tín dụng (mức chênh lệch nhỏ nhất là 0,3% tại thời điểm cuối tháng 11.2016 và lớn nhất là 2,69% tại thời điểm cuối tháng 4.2016). Tuy nhiên, theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) diễn biến trong 9 tháng đầu năm nay đã cho thấy sự đảo chiều khi tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn cao hơn so với tăng trưởng M2.
Mặc dù vậy, xét riêng trong quý III vừa qua, tổng phương tiện thanh toán M2 đã lại có xu hướng tăng nhanh hơn so với tăng trưởng tín dụng (3,9% so với 3,48%). Chính điều này đã giúp cho phần chênh giữa tăng trưởng M2 và tăng trưởng tín dụng đạt 71.422 tỷ đồng tại thời điểm 20.9.2017 (mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay) thay cho mức -13.000 tỷ đồng vào thời điểm 20.6.2017.
Mặc dù không có đủ số liệu tăng trưởng M2 và tăng trưởng tín dụng hàng tháng nhưng qua việc theo dõi diễn biến lãi suất liên ngân hàng và sự cải thiện của quỹ dự trữ ngoại hối, BVSC cho rằng nhiều khả năng việc mở rộng cung tiền trở lại đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện mạnh trong tháng 8 và tháng 9.2017. Cụ thể, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần đều đã giảm xuống mức rất thấp (0,75-1,25%/năm) trong hai tháng gần đây thay cho mức quanh 3%/năm hồi đầu tháng 7.
Ở một khía cạnh khác, theo thông tin mới nhất, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào thời điểm cuối quý III đã đạt mức kỷ lục mới 45 tỷ USD, tăng thêm 3 tỷ USD so với thời điểm cuối quý II/2017 và cao hơn 6 tỷ USD so với thời điểm cuối năm 2016. Như vậy, riêng trong quý III, ước tính NHNN đã bơm ra một lượng tiền đồng lớn (khoảng 68.000 tỷ đồng) để mua ròng 3 tỷ USD. Để trung hòa rủi ro lạm phát do việc bơm tiền đồng ra để mua ngoại tệ, NHNN đã tích cực phát hành tín phiếu nhằm hút bớt tiền về. Tổng hợp hai kênh OMO và tín phiếu, riêng trong quý III, nhà điều hành ở vị thế hút ròng 21.000 tỷ đồng.
Sự thặng dư của cán cân vốn nhờ dòng vốn FDI và FII đóng vai trò chính yếu giúp dự trữ ngoại hối của Việt Nam cải thiện mạnh trong 9 tháng đầu năm nay. Giải ngân vốn FDI đạt 12,5 tỷ USD; tăng 13,4% YoY (year over year) trong khi vốn FII tiếp tục chảy mạnh vào TTCK Việt Nam với giá trị mua ròng của khối ngoại ở hai kênh trái phiếu và cổ phiếu ba quý vừa qua ước tính đạt 1,4 tỷ USD.
Ngoài ra, nguồn kiều hối được nhận định vẫn duy trì ở mức khả quan (riêng nguồn kiều hối về TP HCM trong 9 tháng đầu năm đạt 3,3 tỷ USD). Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để NHNN tăng cường mua vào USD.
Theo đánh giá của BVSC, mức kỷ lục mới của dự trữ ngoại hối sẽ là “tấm đệm” tốt, giúp NHNN có thêm công cụ để điều hành linh hoạt tỷ giá, đồng thời góp phần tăng thêm xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong tương lai.
Theo Enternews.vn
Kỳ báo cáo tài chính quý 3/2017, nợ xấu theo giá trị tuyệt đối tăng mạnh ở các ngân hàng triệu tỷ, trong khi tài nguyên vốn tiếp tục được khai thác gần đến giới hạn tối đa.
Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 10 tháng đạt 28,2 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 11,8%.
Nếu Quốc hội không chấp thuận việc hỗ trợ vượt mức hiện nay, trong tình huống xấu nhất, người gửi vài trăm triệu đồng trở lên, thậm chí là tiền tỷ mà chỉ được bảo hiểm chi trả 75 triệu đồng, sẽ có phản ứng dây chuyền, rất bất lợi cho hệ thống NH.
Ngày 9/10/2017, Cục Thuế tỉnh Bình Dương có Công văn số 17379/CT-TT&HT giải đáp một số vướng mắc về dự án đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, chưa đi vào hoạt động của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam.
"Tại kỳ họp thứ ba, dự thảo luật có quy định cụ thể về biện pháp hỗ trợ chi trả tiền gửi vượt hạn mức cho người gửi tiền khi thực hiện phá sản tổ chức tín dụng yếu kém. Nhưng đến dự thảo luật tại kỳ họp này lại không còn quy định này nữa. Vậy quyền lợi của người gửi tiền sẽ xử lý như thế nào khi phá sản tổ chức tín dụng? ", đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) đặt câu hỏi khi tham gia góp ý về dự thảo luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi.
Từ ngày 01/01/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hạn mức tín dụng được nới rộng tạo điều kiện cho các ngân hàng có thêm dư địa cho vay, nhất là khi dư nợ dần cải thiện. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp vẫn khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng.
Đang có nhiều thời cơ và vận hội mới để thúc đẩy đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam, nhất là sau chuyến tham dự Tuần lễ cấp cao APEC và thăm chính thức Việt Nam, diễn ra vào đầu tháng 11 tới, của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đánh vào thời điểm cần vốn cho sản xuất kinh doanh, hoạt động tiêu dùng dịp cuối năm, một số tổ chức, cá nhân mạo danh ngân hàng hoặc núp bóng dưới hình thức công ty tư vấn tài chính... để cho vay lãi cao.
Tính đến hết tháng 8-2017, tại Việt Nam, Singapore có 1.918 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt hơn 41,38 tỷ USD, đứng thứ 3/122 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự