HSC ước tính, trong 3 ngày qua, NHNN đã liên tục bơm khoảng 100-200 triệu USD vào thị trường mỗi ngày.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2015 của 18 doanh nghiệp thép niêm yết cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường với 88,9% doanh nghiệp báo lãi.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, lũy kế đến tháng 6/2015, Ấn Độ có 101 dự án đầu tư còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng ký gần 400 triệu USD, đứng thứ 30/103 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Các nhà đầu tư Ấn Độ đã đầu tư vào 13/21 ngành kinh tế trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam.
Trong đó, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 42 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 231,6 triệu USD (chiếm 58% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam). Ngành khai khoáng đứng thứ hai, có 3 dự án nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 86 triệu USD (chiếm 21,5% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam).
Ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa đứng thứ ba, thu hút được 19 dự án và hơn 52 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 21,5% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam). Còn lại là một số ngành khác.
Các dự án của Ấn Độ chủ yếu tập trung vào hình thức 100% vốn nước ngoài với 79 dự án và 289,5 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 72% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam).
Đứng thứ hai là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh thu hút được 4 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 86,3 triệu USD (chiếm 22% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam). Còn lại là hình thức liên doanh có 18 dự án và 23,6 triệu USD vốn đầu tư đăng ký (chiếm 6% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam).
Vốn đầu tư của Ấn Độ phân bổ ở 23/63 tỉnh, thành của Việt Nam (tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi). Trong đó, khu vực dầu khí dẫn đầu nhờ thu hút được 3 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 86 triệu USD (chiếm 21,5% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam).
Tỉnh Bắc Ninh xếp thứ hai, thu hút được 3 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 60,5 triệu USD (chiếm 15,1% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam). TP. HCM thu hút được 36 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 54,9 triệu USD (chiếm 13,8% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam), đứng thứ ba về thu hút FDI của Ấn Độ.
Dự án lớn nhất của Ấn Độ tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện nay là dự án Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Việt Hưng, tổng vốn đầu tư đăng ký 47,6 triệu USD, cấp phép ngày 19/1/2015 của nhà đầu tư Công ty Cổ phần Uniben, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thực phẩm, gia vị, rau quả tại TP. HCM.
Việt Nam và Ấn Độ hiện đã ký các Hiệp định Thương mại, Tránh đánh thuế hai lần, Khuyến khích và bảo hộ Đầu tư… Tuy nhiên, kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ vào Việt Nam cho đến nay còn khá khiêm tốn.
Cục Đầu tư nước ngoài khuyến nghị, trong thời gian tới, cần có các biện pháp xúc tiến đầu tư thích hợp để thu hút hơn nữa các nhà đầu tư Ấn Độ đầu tư vào các lĩnh vực mà Ấn Độ có lợi thế như công nghệ thông tin, khai khoáng với mục tiêu công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
HSC ước tính, trong 3 ngày qua, NHNN đã liên tục bơm khoảng 100-200 triệu USD vào thị trường mỗi ngày.
Chưa cần nói tới các con số vĩ mô mơ hồ như nhập siêu, lạm phát, tăng trưởng… ở một góc nhìn vi mô, tỷ giá tăng đã phần nào có tác động tới đời sống của từng cá nhân nhỏ lẻ.
Phải chăng mặt trái của tấm huy chương bốn năm tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định chính là ở chỗ đã “ru ngủ” các nhà đầu tư và công chúng nhờ việc bảo hộ tỷ giá, để rồi dễ bị hoảng hốt?
Ông Lê Đức Thọ cho biết, trong 2 ngày gần đây, giao dịch USD/VND trên thị trường tăng lên rất nhiều và giá bắt đầu có xu hướng giảm xuống dưới mức giá trần.
Tỷ giá USD/VND có dấu hiệu hạ nhiệt, nhu cầu mua theo đó cũng thận trọng với giá cao trong khi nguồn cung tăng lên giúp cải thiện thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng.
Lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng hiện phổ biến ở mức 4%- 7,5%/năm, cao hơn rất nhiều so với lạm phát
Đối với những người quen với gửi tiết kiệm lĩnh lãi, theo TS Trần Hoàng Ngân, vẫn tiếp tục duy trì chứ không nên đầu tư vào vàng, USD đều rất rủi ro.
Mức độ an toàn của nợ công Việt Nam hiện nay được đánh giá là “rủi ro vỡ nợ thấp”, nhưng khả năng trả nợ từ nguồn thu ngân sách hạn chế và nợ công còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mức độ an toàn nợ công không bền vững.
Sau hàng loạt thay đổi, cuối cùng bộ máy lãnh đạo của Ngân hàng Đông Á cũng đã tìm được những gương mặt mới để tiếp tục vực dậy ngân hàng trong thời gian sắp tới.
Vốn đăng ký đạt 13,34 tỷ USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ nhưng vốn thực hiện mới chỉ tăng 7,6% so với cùng kỳ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự