Những ngày tới, không loại trừ đồng nhân dân tệ sẽ giảm giá nữa, Việt Nam phải làm gì để giảm thiểu tác động?

Theo phân tích của Công ty chứng khoán VPBS, sang năm 2016, những áp lực từ bên ngoài sẽ gia tăng và có thể sẽ tiền Đồng sẽ mất giá thêm 3 tới 5%.
VND giảm giá - Lợi cho xuất khẩu, gây áp lực cho nguồn thu ngân sách
Tỷ giá USD/VND quý III/2015 đã tăng mạnh lên mức cao nhất trong hai năm. Tỷ giá bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ những diến biến thị trường quốc tế bao gồm sự mất giá của đồng nhân dân tệ và quyết định tăng lãi suất của Cục dữ trữ liên bang Mỹ Fed.
Trong quý này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh giảm tỷ giá bình quân liên ngân hàng 1% xuống mức giá 21.890 đồng/USD. Bên cạnh đó, NHNN cũng tăng biên độ giao dịch tỷ giá hai lần trong tháng 8.
Lần đầu vào ngày 12/8, NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá từ +/-1% đến +/-2%. Sau 6 ngày, NHNN tiếp tục tăng thêm biên độ giao dịch tỷ giá USD/VND lên +/-3%. Tính tới cuối quý III/2015, giá trần và mức giá sàn lần lượt là 21.233 đồng/USD và 22.547 đồng/USD.
Sau khi công bố điều chỉnh, tỷ giá đã tăng ngay lập tức tới mức giá trần mới. Tỷ giá chỉ giảm nhẹ sau khi Fed quyết định hoãn tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 9.
Tuy nhiên tỷ giá lại tăng trở lại vì những ý kiến cho rằng Fed sẽ giữ kế hoạch tăng lãi suất trong năm nay và do nhu cầu nắm giữ tiền USD tăng.
Việc tiền Đồng mất giá hiển nhiên hỗ trợ các hoạt đồng xuất khẩu của Việt Nam, ứng phó với sự mất giá của đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế.
Mặt khác, điều này ảnh hưởng tới thị trường trái phiếu, giảm nhu cầu mua trái phiếu đồng nội tệ và khiến lợi suất trái phiếu tăng. Do vậy sẽ gây áp lực cao tới nguồn thu ngân sách nhà nước, vốn đang bị giảm đáng kể vì giá dầu giảm sâu.
Kể từ khi tỷ giá USD/VND tăng, giá trị của các khoản nợ ngoại tệ của Việt Nam cũng cao hơn so với trước đây.
Tiền đồng sẽ tiếp tục mất giá trong năm 2016?
So với các nước ASEAN, tiền Đồng là một trong những đồng tiền ổn định nhất sau khi tiền nhân dân tệ phá giá. Kể từ đầu năm 2015, tỷ giá USD/VND tính tới cuối quý III/2015 tăng 5,1%. Trong khi đó, tiền Ringgit của Malaysia bị mất giá tới 25% so với đầu năm, giảm mạnh nhất trong số các đồng tiền của khối ASEAN, tiếp sau đó là tiền Ruphia của Indonesia và tiền Baht của Thái Lan.
Từ nay đến cuối năm, tình hình tỷ giá tất nhiên sẽ phụ thuộc vào những diễn biến của kinh tế thế giới, và quan trọng nhất là quyết định nâng lãi suất của Fed và việc đồng nhân dân tệ có tiếp tục mất giá hay không do nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục tiếp diễn không mấy khả quan.
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán VPBS, có khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 12, nhưng rất có thể sẽ trì hoãn cho tới năm 2016. "Diễn biến của đồng nhân dân tệ thì khó dự đoán hơn. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố họ đang dịch chuyển dần sang cơ chế tỷ giá thả nổi theo thị trường, nên việc mất giá có thể tiếp tục xảy ra", VPBS cho biết.
Nếu đồng nhân dân tệ bị mất giá, NHNN sẽ cần đưa ra những đối sách.
Tuy nhiên NHNN cũng đang nỗ lực để ổn định tỷ giá. NHNN đã bán ngoại tệ ra thị trường, giảm lãi suất trần tiền gửi USD xuống 0% đối với các tổ chức và 0,25% đối với các cá nhân, ban hành Thông tư 15 khiến các doanh nghiệp khó có thể găm giữ tiền USD, và mới đây đã vay 1 tỷ USD từ VCB bằng cách phát hành trái phiếu dài hạn nhằm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ.
Theo đó, VPBS cho rằng, với quyết tâm của NHNN, tiền Đồng sẽ giữ giá cho đến cuối năm nay trừ trường hợp đồng nhân dân tệ phá giá mạnh. Tuy nhiên, sang năm 2016, những áp lực từ bên ngoài sẽ gia tăng và có thể sẽ tiền Đồng sẽ mất giá thêm 3% tới 5%.
Theo Linh Linh
Bizlve
Những ngày tới, không loại trừ đồng nhân dân tệ sẽ giảm giá nữa, Việt Nam phải làm gì để giảm thiểu tác động?
Chênh lệch số liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc sẽ còn tăng, không dừng ở 20 tỷ USD. Tổng cục Thống kê đề nghị cần kiểm soát buôn lậu, trong khi hải quan cho rằng, phương pháp thống kê là nguyên nhân chính phải thay đổi.
Việc đồng Nhân dân tệ bất ngờ bị phá giá mấy ngày qua có thể sẽ khiến doanh nghiệp Trung Quốc thiệt hại nhiều tỷ USD trong bối cảnh nợ nần chồng chất và nền kinh tế giảm tốc.
Sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (CNY), thị trường thế giới tự phản ứng và có phần quá đà khi chưa kịp thích nghi với cơ chế tỷ giá mới. Theo đánh giá của Vụ Chính sách Tiền tệ, trong ngắn hạn tỷ giá CNY/USD sẽ có những biến động nhất định.
"Chúng ta không nên kỳ vọng nhiều vào việc nới biên độ giao dịch tỷ giá thêm 1% sẽ tạo nên những thay đổi đáng kể về cán cân thương mại".T.S Nguyễn Đức Độ nhận định.
Một phần, do các ngân hàng chạy đua bán nợ xấu cho VAMC phải tăng trích dự phòng rủi ro, đồng thời tín dụng tăng chậm, trong khi biên lãi trong hoạt động cho vay dần thu hẹp để cạnh tranh thu hút khách hàng.
HSBC Việt Nam khuyến cáo, các doanh nghiệp, cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu, có thể nên cân nhắc sử dụng các công cụ ngoại hối phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá.
Cả TS. Ngô Trí Long và TS. Nguyễn Trí Hiếu khi được hỏi về việc nhiều nhà đầu tư đang đặt cược vào vàng đều cho rằng đầu tư vào vàng lúc này có mức độ rủi ro lớn.
Nhân dân tệ giảm giá sâu, hàng Trung Quốc đã rẻ sẽ càng rẻ hơn và sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam...
Các ngân hàng đang tích cực chạy đua để giảm nợ xấu xuống 3% theo chỉ đạo của NHNN. Có thể thấy để đạt chỉ tiêu này dưới dạng con số báo cáo trên giấy tờ thì không phải là khó. Điều quan trọng là tỉ lệ nợ xấu hiện đang được thống kê là nợ xấu nội bảng, còn lại nợ xấu ngoại bảng chính là nợ xấu mà VAMC đang giữ, chưa kể phần nợ được cơ cấu lại cũng khá lớn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự