Với lạm phát kỳ vọng tăng trở lại dần dần cùng với tăng trưởng gia tăng, chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% vào quý III.2016.

Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý III/2015 do Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội - chỉ ra chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức cùng mức tỷ giá kém cạnh tranh có thể đang tích lũy những rủi ro gây bất ổn về giá trong ngắn hạn.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng chậm trong 9 tháng, thậm chí giảm trong tháng 9/2015. Báo cáo lưu ý là theo chu kỳ hàng năm, tháng 9/2015 là thời điểm mặt bằng giá chịu nhiều áp lực tăng ở nhóm mặt hàng giáo dục do bắt đầu năm học mới.
Tuy nhiên, 2 nhóm mặt hàng năng lượng và lương thực giảm giá,vốn đóng góp tỷ trọng số xấp xỉ 17% trong số hàng hóa CPI, là tác nhân chính dẫn tới hiện tượng bất thường trong năm 2015. Một số thị trường mới nổi do tác động của giá hàng hóa và năng lượng, ví dụ Thái Lan (-1,07%), Trung Quốc(2%), Singapore (-0,8%), Phillipines (0,4%), Malaysia (3,1%).
Giá năng lượng suy giảm đã tác động mạnh đến mặt bằng giá ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các dự báo về giá năng lượng cho năm 2016-2017 đều thuận lợi cho việc giữ ổn định mặt bằng giá trong nước.
Thị trường xuất khẩu gạo khó khăn do dư cung trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt mở bán kho gạo dự trữ của Thái Lan, dẫn đến giá lương thực trong tháng 9 giảm 2,23% so với đầu năm.
Những yếu tố của phía cung chỉ báo xu hướng lạm phát thấp trong 1 hoặc 2 quý tiếp theo dù mặt bằng giá có thể chịu áp lực vào thời điểm Tết Nguyên đán.
VEPR cho rằng, tốc độ tăng cung tiền đang vượt xa GDP danh nghĩa sẽ tạo rủi ro cho mặt bằng giá năm 2016. Chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức cùng mức tỷ giá kém cạnh tranh có thể đang tích lũy những rủi ro gây bất ổn về giá trong ngắn hạn.
Trong quý III/2015, NHNN đã tăng tỷ giá thêm 1% và điều chỉnh biên độ giao dịch từ 1% lên 3%. VEPR cho rằng mặc dù đã điều chỉnh vượt mức biên độ điều chỉnh 2% cam kết trong năm 2015, giá trị danh nghĩa của đồng nội tệ so với USD vẫn cao hơn đáng kể so với kỳ vọng thị trường.
Nhu cầu tín dụng tăng nhanh trong 9 tháng đầu năm 2015. Tính đến tháng 9, tổng dư nợ tín tụng tăng 10,78% so với đầu năm, cao hơn nhiều so với tốc độ 7% cùng kỳ 2014.
Với lạm phát kỳ vọng tăng trở lại dần dần cùng với tăng trưởng gia tăng, chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% vào quý III.2016.
Sau khi NHNN điều chỉnh giảm lãi suất huy động USD, tình hình hoạt động tại NH ra sao. Và những tác động của quyết định này đối với thị trường tiền tệ như thế nào?
Các chuyên gia đến từ nhiều nước đã nhận định với cùng một quan điểm “thị trường trái phiếu Việt Nam rất khác các nước trong khu vực”.
Việc điều chỉnh tỷ giá tương đối lớn trong thời gian qua, cộng với động thái giảm lãi suất tạo chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền lớn hơn sẽ tạo ra lợi thế nhất định cho VND.
Kho bạc Nhà nước chỉ bán được khoảng 4,3 tỷ USD (96.470 tỷ đồng) trái phiếu, tương đương 38% kế hoạch cả năm 2015 (250.000 tỷ đồng). Tình trạng ế ẩm trong các phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) đã xuất hiện từ đầu quý II-2015.
Theo ông Kiyoshi Nishimura, thời kỳ này không còn là thời kỳ dễ kiếm tiền nữa, trong tình hình lãi suất như hiện tại, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để cải thiện thị trường trái phiếu công ty.
Amundi Asset Management – quỹ đang quản lý tổng tài sản trị giá 1.000 tỷ USD - cho rằng đồng USD đang bị định giá cao hơn so với giá trị thực.
Có 64,7% ý kiến cho rằng vui chơi có thưởng làm tăng ngân sách, 47,4% đánh giá có tích cực đến việc tạo việc làm và 46,2% cho rằng sẽ ảnh hưởng tích cực tới thu hút đầu tư.
Lãnh đạo một ngân hàng cho biết với mức giảm lãi suất lần này này, tính ra phần lãi không đáng kể, người gửi tiền đã xác định ngay từ đầu gửi USD tại ngân hàng hàng xem như một phương tiện cất giữ, tích lũy, đảm bảo sự đa dạng hóa nguồn tiền tiết kiệm.
Doanh nghiệp không có nhiều dư tiền gửi ngoại tệ, người dân gửi USD không phải mục đích chủ yếu là nhận lãi sẽ khiến việc giảm lãi suất không tác động nhiều tới việc giảm găm giữ ngoại tệ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự