Những lệnh cấm vận của phương Tây và giá dầu liên tục suy giảm đang khiến nền kinh tế Nga lâm vào tình trạng “điêu đứng”, thậm chí đứng trước nguy cơ sụp đổ nếu tình hình không được cải thiện.

Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp, đặc biệt 2 hướng xử lý nợ xấu và xử lý sở hữu chéo đã đạt kết quả đúng theo lộ trình đặt ra, tránh được rủi ro hệ thống.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, TS. Trần Du Lịch cho rằng sắp tới NHNN vẫn phải sớm giải quyết một số vấn đề để ngành NH phát triển ổn định, đáp ứng các yêu cầu của hội nhập.
PHÓNG VIÊN: - Theo ông, sắp tới còn những vấn đề quan trọng nào cần phải giải quyết để tiến đến một hệ thống NH hoàn thiện?
TS. TRẦN DU LỊCH: - Sau khi tái cơ cấu, hệ thống NHTM cơ bản ổn định nhưng phải giải quyết 2 vấn đề. Thứ nhất, nâng cao năng lực quản trị của các NH, đồng thời các NHTM phải tuân thủ kỷ cương của NHNN về các chuẩn mực hoạt động. Thứ hai, giải quyết phần nợ xấuhiện nay đang đưa về Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), nếu không chưa thể gọi là dứt điểm được nợ xấu. Phần lớn nợ xấu được loại bỏ khỏi bảng cân đối kế toán của các TCTD sau khi bán cho VAMC, tức cái cũ mới được tạm gói lại để tạo ra cái mới. Nếu không giải quyết ngay, gói tài sản này bất động vài năm lại quay lại, tình hình sẽ phức tạp.
Nếu NH làm tốt chính sách và NHNN muốn khuyến khích NH phát triển tốt theo một định hướng phải giảm dự trữ bắt buộc. Dự trữ bắt buộc là công cụ của NHNN mà pháp luật cho phép để đối xử với từng NHTM, phù hợp với chính sách điều hành của NHNN.
- NHNN đã đặt mục tiêu giảm số lượng NH xuống 15-17 NH vào năm 2017 và xây dựng một vài NHTM có quy mô tầm khu vực. Ông nhận định như thế nào khả năng thực hiện mục tiêu này?
- Để tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trước áp lực hội nhập, NHNN cũng đã đặt mục tiêu mục tiêu giảm số lượng NH xuống còn 15-17 NH vào năm 2017. Nhưng thời điểm này, NHNN chỉ khuyến khích sáp nhập hợp nhất vì thời gian bắt buộc đã hết rồi, những NH yếu kém cũng đã được sáp nhập hợp nhất hoặc được mua với giá 0 đồng. Phần còn lại nên để thị trường quyết định, những NH nhỏ nếu đứng một mình không ổn có thể tự sáp nhập với nhau.
Trước đây, NHNN chỉ định bắt buộc tái cơ cấu vì các NH đó có những vướng mắc bên trong, buộc phải làm. Vì vậy, với mục tiêu đến năm 2017 giảm số lượng xuống còn 15-17 NH dù được đặt ra nhưng cũng không nhất thiết phải đạt được số lượng đó.
Theo tôi, trong thời gian tới, vấn đề củng cố các NH hợp nhất, sáp nhập là cần thiết. Ngoài ra, NHNN cũng đặt mục tiêu Việt Nam phải có một số NH có tổng tài sản tương đương khu vực. Hiện NHTM cũng đang hướng đến mục tiêu này, nhưng để thực hiện được cần phải có thời gian.
Vietcombank, VietinBank, BIDV đang có triển vọng trở thành NH mang tầm khu vực, nhưng muốn phát triển NHNN phải giảm sở hữu tại những NH đã cổ phần hóa xuống còn 65%, để lại thị trường 35%, đưa cổ phiếu NH niêm yết trên thị trường chứng khoán để trở thành NH công cộng, công ty đại chúng để tăng vốn. Khi NHTM phát triển trên thị trường chứng khoán, tiềm lực sẽ mạnh hơn, khả năng trở thành NH tầm cỡ khu vực sẽ cao hơn.
- NHNN đã ban hành Thông tư 23/2015/TT-NHNN về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc có hiệu lực từ ngày 28-1-2016. Theo đó, nhóm TCTD thuộc diện kiểm soát đặc biệt sẽ được xem xét giảm dự trữ bắt buộc về 0%; các TCTD đang thực hiện phương án tái cơ cấu, TCTD tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém sẽ được xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cụ thể. Theo ông, thông tư này tác động như thế nào đến các NHTM trong thời gian tới?
- Dự trữ bắt buộc là công cụ để điều chỉnh 2 mục tiêu. Một là khi huy động tiền gửi, NH cho vay phải để lại một phần dự trữ để giữ thanh khoản. Hai là để NHNN điều chỉnh hoạt động của NHTM, nếu NHTM có động thái bất thường, cạnh tranh không đúng, như bất ngờ giảm lãi suất cho vay xuống hay dùng tiền mua ngoại tệ hay những hoạt động mang tính đầu cơ khác, NHNN sẽ tăng dự trữ bắt buộc lên để loại bỏ tình trạng cạnh tranh không đúng, quay trở lại hoạt động bình thường. Nguyên tắc là thu hút tiền gửi 100 đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 5%, nghĩa là NH phải đem gửi NHNN 5 đồng, còn 95% NH giữ lại, nhưng NH chỉ cho vay được 80% trong số 95% vốn được giữ lại. Do vậy NH phải cho vay lãi suất tương đối cao để bù cho 100% tiền gửi.
Dự trữ bắt buộc là để đảm bảo an toàn hoạt động cho các NHTM, nhưng hiện nay những NH đang được giám sát đặc biệt, vấn đề an toàn đã được NHNN quản lý. Phần dự trữ bắt buộc làm bất động một tỷ lệ vốn của NH, sẽ làm tăng chi phí của NH lên trong khi những NH này đang cần phục hồi. Do vậy nhóm TCTD thuộc diện kiểm soát đặc biệt sẽ được xem xét giảm dự trữ bắt buộc về 0% vì NHNN đã giám sát được dòng tiền, NHNN đã chịu trách nhiệm an toàn thanh khoản.
Còn các TCTD đang thực hiện phương án tái cơ cấu, TCTD tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém sẽ được xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo từng TCTD cụ thể cũng được tạo điều kiện để giảm chi phí. Đây là một chính sách NHNN thực hiện để khuyến khích hợp nhất, tái cơ cấu theo định hướng.
Đối với dự trữ bắt buộc, NHNN không nhất thiết đặt ra một tỷ lệ giống nhau cho các NH, tùy theo đặc điểm và chính sách NHNN quy định dự trữ bắt buộc khác nhau giữa các NH theo thông lệ quốc tế. Khi hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NH có thể cho vay lãi suất thấp hơn hoặc có thể không cho vay lãi suất thấp mà tăng nguồn tích trữ, tăng lợi nhuận lên để giúp NH phục hồi nhanh. Thực chất các NH được hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo thông tư này được nâng đỡ hoạt động nên không thể nói không công bằng, không bình đẳng, vì công cụ điều hành của NHNN không có khái niệm bình đẳng giống nhau giữa các NHTM.
- Xin cảm ơn ông.
Những lệnh cấm vận của phương Tây và giá dầu liên tục suy giảm đang khiến nền kinh tế Nga lâm vào tình trạng “điêu đứng”, thậm chí đứng trước nguy cơ sụp đổ nếu tình hình không được cải thiện.
Trước sự việc vàng miếng SJC loại một chữ bị ngừng mua những ngày qua, ông Nguyễn Ngọc Cảnh - Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) khẳng định: “Theo các quy định của pháp luật hiện hành, Công ty SJC phải chịu trách nhiệm bảo hành sản phẩm vàng miếng do công ty đã sản xuất".
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách nhận định, NHNN đã tương đối thành công trong việc dỡ bỏ chế độ tỷ giá cố định mà không gây ra những biến động mạnh trên thị trường
Lãi suất USD đã giảm về 0% kể từ ngày 18/12/2015. Điều này có nghĩa là có rất nhiều người lỡ găm giữ ngoại tệ trước quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã lỗ một khoản không nhỏ.
Công ty chứng khoán NH Vietcombank nhận định rằng, không loại trừ năm 2016 sẽ có thêm những NHTM bộc lộ sai phạm và gặp khó khăn về nợ xấu và thanh khoản, dẫn đến sự can thiệp của NHNN qua 2 biện pháp chủ yếu là yêu cầu sáp nhập hoặc bị mua lại với giá 0 đồng.
“Nhiều người không đủ điều kiện để vay ngân hàng nên tìm đến các công ty tài chính với điều kiện vay dễ dàng hơn. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ vướng vào vòng luẩn quẩn, lãi suất cắt cổ của tín dụng đen”, TS Nguyễn Trí Hiếu nói.
Lợi suất trái phiếu chính phủ (TPCP) liên tục tăng từ cuối năm 2015 đến nay, đã tạo cho thị trường này trở nên sôi động hơn hẳn khi nhà đầu tư trở lại với nhu cầu mạnh mẽ hơn.
Nộp thuế hải quan điện tử là một bước tiến mới của ngành Thuế, nhằm tăng tiện ích cho người nộp, đồng thời hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước đẩy nhanh tiến trình cải cách thủ tục hành chính.
Ngay sau khi NHNN nâng hạn mức gia công vàng miếng cho Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), lập tức công ty này thu mua lại vàng SJC 1 chữ số, cong vênh. Tuy nhiên, mức chênh lệch mua vào, bán ra vàng SJC vẫn cao khiến người tiêu dùng chịu thiệt.
BIDV khẳng định trong thời gian chờ hướng dẫn cụ thể của NHNN và tránh rủi ro, BIDV tạm thời ngừng nhận thế chấp đối với tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai/nhà ở đã mua bán, xây dựng hợp pháp nhưng chưa được cấp sổ đỏ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự