Ngoài những dự báo tích cực cho mặt hàng xuất khẩu như dệt may, thuỷ sản, Logistics và ngành sữa...Chuyên gia dự báo ngành Thép, mía đường và Bất động sản sẽ gặp khó trong năm 2016.

Nhiều NHTM chờ đợi công ty định giá độc lập các khoản nợ được thành lập để giúp cho hai bên mua - bán nợ dễ dàng hơn.
Thị trường tài chính đầu năm 2016 được đánh dấu bằng một sự kiện tích cực liên quan đến quy trình xử lý nợ. Đó là việc NHNN công bố dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh hoạt động mua bán nợ để lấy ý kiến các tổ chức và cá nhân. Theo bản dự thảo, các món nợ sẽ được mua bán như một hàng hóa thông thường. Qua đó, bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán bằng tiền từ bên mua nợ.
Về nguyên lý, dự thảo nghị định mới chỉ cho phép cá nhân, DN được mua bán nợ như một món hàng hóa. Cụ thể hơn, đối tượng của dự thảo nghị định là Công ty Mua bán nợ Việt Nam - DATC và các công ty quản lý tài sản (AMC) trong các TCTD.
Trong đó có thể cho phép AMC được hoạt động như một công ty mua bán nợ chuyên nghiệp, thay vì quy định hiện hành chỉ được mua nợ giữa TCTD với nhau. Nhưng việc thành lập và hoạt động vẫn thực hiện theo Luật Các TCTD và hướng dẫn của NHNN. Còn các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài và Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam - VAMC không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này, vì thực tế hiện nay các tổ chức này đang được thực hiện mua bán nợ.
Dù vậy, khi trao đổi với một số lãnh đạo NHTM, phần lớn lại tỏ thái độ rất quan tâm. Trước hết, điều này đồng nghĩa với việc nợ xấu “lưu thông” trên thị trường sẽ nhanh chóng được xử lý. Bên cạnh đó, dù không được tham gia trực tiếp nhưng lãnh đạo NHTM cho biết phần lớn các NH đều có công ty trực thuộc AMC.
Theo một lãnh đạo của NH Quân đội (MB), thời gian qua MB vẫn xử lý nợ song song bằng 2 kênh VAMC và tự xử lý. Trong đó, công ty AMC của NH cũng đang hoạt động rất hiệu quả. “Nay, nếu dự thảo nghị định được thông qua, chắc chắn việc xử lý nợ tại NH sẽ thông thoáng hơn”, vị này nói.
Cùng chung quan điểm, một Phó Tổng giám đốc của NH Hàng Hải (MSB) chia sẻ, khi các khoản nợ được buôn bán như hàng hóa bình thường, đây là tín hiệu tích cực cho thị trường mua bán nợ, giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu. Đặc biệt là hoạt động của AMC thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế.
Khi các khoản nợ được mua bán như hàng hóa bình thường, sẽ là tín hiệu tích cực giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu
Thực tế, thị trường hiện có khoảng 18 công ty AMC đang hoạt động đều thuộc các NH. Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, thời gian qua hoạt động của AMC hiệu quả, nhưng số lượng giao dịch thực tế về nợ không cao. Phần lớn NH đẩy những khoản nợ xấu của NH mình vào trong AMC. Theo đó, đẩy qua các AMC khác, làm mất dấu nợ xấu, đẩy nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của NH. Nay, AMC được dự thảo nghị định dù bị kiểm soát chặt hơn nhưng cũng mở ra nhiều lối đi.
“Dẫu sao những AMC của các NH cũng có kinh nghiệm về mua bán xử lý nợ, nên khi được mở thêm quyền, các AMC này có thể tham gia mua bán nợ rất hiệu quả. Tuy nhiên, phải đặt dưới sự chủ trì của NHNN”, ông Hiếu chia sẻ.
Quả thực, để đón đầu chính sách, một lãnh đạo NHTM cho biết ông đang lên kế hoạch thúc đẩy hoạt động AMC trong năm 2016 nhằm đạt được những kết quả tích cực hơn. Trong đó, ông cho tập trung phát triển đội ngũ nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm về nợ, về tín dụng và NH. Đây chính là điều kiện tiên quyết. Đồng thời, liên kết mời gọi các công ty kiểm toán độc lập quốc tế, các công ty tư vấn quốc tế tham dự chương trình này.
Bởi theo quan điểm của người làm NH, có những món nợ chiết khấu của nó thấp, chỉ 5 - 10% hoặc có những món nợ tương đối có thể thu hồi được. Lại có những món nợ có thể mất vốn thì chiết khấu của nó có thể xuống đến 80 - 90%, thậm chí 95%, vì vậy, nó đòi hỏi định giá món nợ trên tỷ lệ chiết khấu là vấn đề vô cùng quan trọng. Chỉ có những người thật sự nhiệt tâm phục vụ cho quyền lợi công ty, chứ không phải cho nhóm lợi ích nào mới có thể mua bán nợ được.
Thực tế, khi được hỏi, các NHTM không sợ “cầm đèn chạy trước ô tô” vì bản thân các NH cũng xác định việc tự xử lý nợ vẫn tốt hơn là bán nợ. Đơn cử, thời gian qua các NH chỉ đẩy nợ xấu nhất cho VAMC và giữ lại một số khoản nợ nào đó mà NH cảm thấy chưa đến nỗi mất hy vọng sẽ thu hồi được nợ qua AMC. Có một thực tế, hiện tại giới NH quan ngại, để AMC đạt được kết quả cao, những công ty này phải có nguồn vốn rất lớn.
Đồng thời, trước đây, việc mua bán nợ mới chỉ là giao dịch giữa AMC và chính NH mẹ của nó, còn giao dịch mua bán nợ thực sự giữa các TCTD với nhau gần như không có. Nay, dự thảo mở ra quy định AMC được bán cho TCTD khác thì đòi hỏi phải có công ty định giá độc lập các khoản nợ.
Theo đó, trong thời gian chờ đợi các chính sách được thông qua, thị trường mong chờ công ty định giá độc lập các khoản nợ sớm được hình thành để giúp cho 2 bên mua và bán nợ có cơ sở để định giá, qua đó cục nợ mới được giải phóng.
Hiện nay, Công ty mua bán nợ DATC của Bộ Tài chính chủ yếu xử lý nợ khu vực DN. Trong khi đó hàng chục công ty AMC trong các NHTM thì mới chỉ dừng lại ở việc xử lý nội bộ khi nợ xấu của TCTD đó phát sinh trong quá trình cho vay. Nay dự thảo mới về điều kiện kinh doanh hoạt động mua bán nợ có thể hướng đến sàn giao dịch nợ, theo đó nợ xấu đối với NH này nhưng chưa xấu với NH khác có thể bán lại cho nhau. Ngoài ra các AMC có thể là tư vấn, môi giới mua bán nợ.
Ngoài những dự báo tích cực cho mặt hàng xuất khẩu như dệt may, thuỷ sản, Logistics và ngành sữa...Chuyên gia dự báo ngành Thép, mía đường và Bất động sản sẽ gặp khó trong năm 2016.
Để phấn đấu đạt mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngày càng lớn, trong đó huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu giữ vai trò quan trọng.
Tháng 6/2009, Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) phối hợp với Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đã ban hành Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. Trên cơ sở những thay đổi quan trọng của Bộ các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả của IADI, bài viết có một số kiến nghị đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Sau hơn một tháng đầu áp dụng tỷ giá trung tâm giữa VNĐ và USD, thị trường ngoại tệ ghi nhận tỷ giá USD đã có sự biến động nhẹ và linh hoạt cho cả hai chiều mua vào - bán ra và tỷ giá trung tâm tăng nhanh hơn so với các tỷ giá khác. Theo đánh giá của các chuyên gia về tài chính - ngân hàng, chính sách tỷ giá mới có tác động hai mặt đối với nền kinh tế, cũng như đối với các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp (DN) FDI đang gia tăng đầu tư vào Việt Nam, vì Việt Nam có nguồn nhân công giá rẻ, cũng như lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do đem lại ngày càng rõ nét.…
Không có gì là mãi mãi, và chỉ có sự thay đổi là không đổi. Chính vì vậy, Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Thông tư 36) cũng cần được sửa đổi trong bối cảnh mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Người dân đang từ bỏ nắm giữ USD khi tỷ giá ổn định và dần mở theo thị trường. Còn đầu cơ cũng phải tính lại khi 'chợ đen' ngày càng teo, giá mua bán USD thấp hơn cả ngân hàng. Sự phức tạp và khó lường của tỷ giá dường như đã được kìm tỏa sau cuộc chiến suốt nhiệm kỳ qua.
Hàng loạt các diễn biến lạ và chuyển biến mang tính bước ngoặt trên thị trường tài chính tiền tệ đang khiến giới đầu tư và nhiều chuyên gia thận trọng quan sát và lạc quan chờ đợi chu kỳ kinh tế mới?
Trong bối cảnh giá dầu giảm giúp hạ nhiệt áp lực lạm phát, chính sách tiền tệ nới lỏng chính là điều mà châu Á cần đến để thúc đẩy kinh tế khi mà xuất khẩu suy giảm.
Giá dầu lao dốc, kinh tế Trung Quốc giảm tốc, lợi nhuận doanh nghiệp suy yếu... là những "cơn gió ngược" khiến bức tranh kinh tế vĩ mô 2016 trở nên u ám. Tuy nhiên nhà đầu tư vẫn có thể kiếm tiền nếu đọc và làm theo 7 chiến thuật dưới đây.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự