Như thường lệ, BizLIVE chọn lọc những hoạt động ngân hàng nổi bật trong năm 2017, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về lĩnh vực này.

Mọi con mắt của giới đầu tư Bitcoin đang đổ dồn về những sự kiện quan trọng trong tháng 12.
"Bong bóng Bitcoin”, tờ The Economist đã bình luận như thế về sự lên giá của Bitcoin sau khi đồng tiền này vượt ngưỡng 11.000 USD/đồng vào cuối tháng 11.2017. Đà tăng giá không dừng ở đó khi đến nay Bitcoin đã phá vỡ mốc 17.000 USD/đồng.
Mọi con mắt của giới đầu tư Bitcoin đang đổ dồn về những sự kiện quan trọng trong tháng 12. Theo đó, sàn giao dịch hàng hóa CBOE sẽ đưa hợp đồng tương lai của Bitcoin vào giao dịch từ ngày 11.12. Thông báo từ trước đó nhưng sàn CME lại giao dịch chậm hơn, vào ngày 18.12 tới.
CBOE và CME đều là những sàn giao dịch hàng hóa lớn tại Mỹ và trên thế giới. Trong khi đó, hợp đồng tương lai là một công cụ tài chính phổ biến, với mục đích bảo hiểm cho sự lên xuống của giá cả hàng hóa. Người bán và người mua hợp đồng thống nhất trao đổi tài sản với mức giá được chốt ở thời điểm hiện tại, nhưng sẽ chuyển nhượng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Vốn là công cụ để bảo hiểm, nhưng với dân tài chính, đây cũng là công cụ để kiếm tiền từ sự thay đổi kỳ vọng vào tương lai.
Tương tự như vậy, các hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư đánh cược vào giá Bitcoin cả lúc thị trường đi lên lẫn đi xuống. Người tham gia thị trường thậm chí còn không cần sở hữu một đồng Bitcoin nào. Tính pháp lý vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nhưng việc đưa Bitcoin lên sàn giao dịch chính thức là bước tiến mới đáng kể, giúp gia tăng số lượng nhà đầu tư tham gia cũng như dòng tiền đổ vào loại tài sản mới mẻ này.
Những nhà tài phiệt ở phố Wall chưa dừng ở đó. Tin tức giới đầu tư tung ra cho thấy sàn Nasdaq đang xem xét triển khai hợp đồng giao dịch Bitcoin trong nửa đầu năm 2018. Thậm chí một quỹ đầu tư ETF về Bitcoin tiếp tục được vận động để thành lập, cho dù Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã từ chối trong thời gian gần đây.
Tất nhiên, khi giao dịch trên các sàn chính thức và lâu đời, mức biến động giá sẽ được can thiệp. Chẳng hạn, CME cho biết giá sẽ không được biến động quá 20% so với giá đóng cửa ngày hôm trước, cho dù tăng hay giảm. Nhưng đó là chuyện của tương lai. Còn với Bitcoin hiện tại, sự biến động giá có thể nói đang ở mức không tưởng. Theo Coindesk, giá Bitcoin ngày 8.12 có lúc vượt mốc 17.139 USD/đồng, tăng gấp 2,4 so với 1 tháng trước. Giá Bitcoin đầu tháng 12 cũng chỉ hơn 9.900 USD/đồng, một bước nhảy vọt so với mức giá gần 2.500 USD/đồng vào đầu tháng 7.
Thật khó mà tưởng tượng nổi một đồng tiền, chính xác hơn là một loại hàng hóa, mới ra đời cách đây chưa tới 10 năm đã có giá trị vốn hóa thị trường lớn hơn nhiều công ty lớn gộp lại. Đà tăng giá khủng khiếp đã đẩy giá trị thị trường của Bitcoin tính đến ngày 8.12 có thời điểm lên gần 280 tỉ USD (theo coinmarketcap), cao hơn so với hãng công nghệ Apple hay quy mô GDP của nền kinh tế Việt Nam.
Trái ngược với đà tăng “điên rồ” của Bitcoin, những đồng tiền phổ biến khác cũng có xu hướng lên theo, nhưng không mạnh. Chẳng hạn, đồng Ethereum chỉ tăng gần gấp đôi kể từ cuối tháng 9 cùng đà đi lên của Bitcoin. Sự “nhúng tay” của giới tài phiệt phố Wall cũng được cho là một trong những yếu tố thúc đẩy thị trường Bitcoin bùng nổ.
Có người thích thú với chuỗi tăng giá của Bitcoin, có người lao vào mua, có người tiếc rẻ, nhưng có lẽ phần lớn dấy lên sự nghi ngại. Bản thân giống như một loại hàng hóa, câu hỏi đặt ra là liệu Bitcoin có thực sự thiết yếu và khan hiếm đến như vậy?
Theo The Economist, việc niêm yết giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa đã thúc đẩy nhu cầu đối với Bitcoin, nhưng đó không phải là nhân tố chính, mà chính sự tăng giá “điên rồ” của nó. “Sự nhiệt tình mua vào này vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân”, tờ The Economist bình luận.
Bitcoin giống như những loại tiền tệ mật mã khác (cryptocurrency), hấp dẫn vì tính hữu hạn trong bối cảnh có những mối lo ngại về giá trị các loại tiền tệ chính thức trong thời kỳ nới lỏng định lượng. Có thể thấy, giá Bitcoin bắt đầu tăng mạnh kể từ sự kiện Venezuela và Zimbabwe gần đây, cũng như tính ẩn danh của nó. Dù vậy, trên thực tế, người ta ca ngợi Blockchain, công nghệ tạo ra Bitcoin và nhiều đồng tiền khác, chứ không chỉ đơn thuần bản thân là Bitcoin.
Dù sao đi nữa, đà tăng hay giảm giá bất ổn của Bitcoin cũng đưa đến một rào cản quan trọng trong việc duy trì lợi thế của đồng tiền này như một phương tiện thanh toán, vốn cần sự ổn định về mức giá để cân đối giữa các loại tiền tệ khác nhau trong nền kinh tế thế giới.
Đáng lưu ý hơn, Bitcoin cũng đã xuất hiện những dấu hiệu bong bóng tài sản. Rõ ràng, chẳng ai muốn bán một loại tiền mà chúng được kỳ vọng sẽ tăng giá vào hôm sau. Dòng tiền cứ đổ vào liên tục để đẩy giá lên cao. Joseph Stiglitz, Giáo sư Đại học Columbia, làm tư vấn dưới thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton và đạt giải Nobel kinh tế, cho biết: “Đó là bong bóng mà mọi người đều hào hứng, nhưng rồi nó sẽ đi xuống”.
Vậy một câu hỏi được đặt ra: khi nào bong bóng Bitcoin sẽ vỡ? Cũng cần nhớ rằng, Bitcoin không chỉ có những đợt tăng giá, mà còn có những đợt giảm giá mạnh mẽ. Nhưng giới mộ điệu Bitcoin thì cho rằng, khi Bitcoin lên sàn chính thức, giá sẽ ít biến động và dần đi vào khuôn khổ. Thị trường cũng đã bắt đầu nói nhiều về chuyện phân bổ một phần tài sản chấp nhận rủi ro cao để đặt cược vào Bitcoin. Chắc chắn sẽ có không ít người muốn thử.
Thiên Phong
Theo Nhipcaudautu.vn
Như thường lệ, BizLIVE chọn lọc những hoạt động ngân hàng nổi bật trong năm 2017, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về lĩnh vực này.
Tính đến cuối năm 2016, sau gần 30 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua năm 1987, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) vào Việt Nam có xu hướng tăng lên, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế ở Việt Nam. Để có cái nhìn khái quát về quá trình thu hút FDI từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến nay 1987, bài viết phân tích những khía cạnh cơ bản trong việc thu hút FDI theo quy mô vốn đầu tư, theo ngành kinh tế và theo đối tác đầu tư…
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vấn đề mà các ngân hàng thương mại đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được nghiên cứu đưa ra phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng.
Bởi yếu tố minh bạch bảo mật và tính giới hạn số lượng, Bitcoin đang hấp dẫn được giới đầu tư và thổi lên quả “bong bóng” tỷ đô trên thị trường.
Dù từng thể hiện kỳ vọng trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam nhưng các khoản đầu tư từ Mỹ vẫn còn rất khiêm tốn.
Hai ba năm trở lại đây, các động thái điều hành lãi suất USD của Fed được thế giới, trong đó có Việt Nam theo dõi chặt chẽ, bởi các động thái này thường gây những biến động lên tỷ giá các đồng nội tệ của mình.
Các sàn giao dịch luôn muốn cung cấp cho nhà đầu tư bất kỳ thứ gì mà họ có thể giao dịch, và nhu cầu đối với bitcoin đã tăng đột biến so với chỉ 1 năm trước. Đó là lý do để bitcoin "bước lên sân khấu chính".
Làn sóng thứ hai của vốn ngoại vào ngân hàng Việt bắt đầu hình thành sau hai thập kỷ...
Sản lượng vàng trên thế giới đến chủ yếu từ Nga, Trung Quốc và BRICS - nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi. Vì vậy, không khó hiểu khi các nước này có quyền kiểm soát giá vàng quốc tế và không còn phụ thuộc vào những giao dịch vàng "trên giấy" tại London.
Theo báo cáo nghiên cứu của ANZ, từ năm 2014 trở lại đây cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng đồng nghĩa với tín dụng tăng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự