Pou Chen, Feng Tay hay Tae Kwang Vina - những cái tên khá xa lạ này lại đang là những doanh nghiệp đóng vai trò trọng yếu của ngành xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.

Cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được mở ra rất lớn nhưng ngành công nghiệp này ở Việt Nam đang phải đối mặt với khá nhiều cản trở.
Bên cạnh cơ hội, có nhiều điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của ngành CNHT tại Việt Nam. Ảnh: Danh Lam.
Dậm chân tại chỗ
Thừa nhận những cơ hội mà CNHT Việt Nam đang có từ những Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang đàm phán và ký kết, tuy nhiên, bà Trương Thị Chí Bình, Giám đốc Trung tâm Phát triển doanh nghiệp CNHT (SIDEC), Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, ngành CNHT đang gặp rất nhiều khó khăn, cản trở từ chính các cơ hội này. Khó khăn đầu tiên, theo bà Trương Thị Chí Bình, chính là áp lực cạnh tranh từ các nước có cơ cấu xuất khẩu tương đồng với Việt Nam ngay tại thị trường nội địa. Bên cạnh đó, những rào cản phi thuế như tiêu chuẩn chất lượng, hàm lượng xuất xứ cùng với các biện pháp phòng vệ thương mại, cùng với đó là việc tăng chi chí lao động khi gia nhập TPP cũng là những nút thắt mà các DN CNHT của Việt Nam sẽ phải rất chật vật để vượt qua trong thời gian tới.
Về khả năng nội tại của CNHT, nhiều ý kiến cho rằng, dù đã có những chính sách hỗ trợ nhất định, song CNHT Việt Nam gần như vẫn chưa thoát khỏi được vị trí của một “cường quốc về gia công”. Theo đại diện Trung tâm Phát triển DN CNHT, nhiều năm qua ngành CNHT nội địa của nước ta vẫn chưa thực sự phát triển, tỷ lệ cung ứng linh kiện, phụ tùng nội địa cho các nhà lắp ráp còn thấp, vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu…
Không chỉ là những chính sách hỗ trợ từ trong nước, ngay cả khi Việt Nam và Nhật Bản - một cường quốc trong CNHT cùng hợp tác để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp này thì CNHT của Việt Nam vẫn đang bước những bước chân ì ạch. Minh chứng cho điều này ông Atsusuke Kawada, Trưởng văn phòng Đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết, mặc dù có những nỗ lực từ hai phía trong việc xúc tiến đầu tư song phương, tăng cường hỗ trợ các DN vừa và nhỏ của Việt Nam..., tuy nhiên tỷ lệ nội địa hóa của DN Việt vẫn rất thấp. Dẫn kết quả báo cáo điều tra của JETRO về tình hình mua linh phụ kiện tại chỗ của các DN Nhật Bản tại Việt Nam, ông Atsusuke Kawada cho biết, năm 2015 tỷ lệ nội địa hóa là 32,1%, con số này nếu đem so với kết quả điều tra năm 2010 (là 22,4%) thì có mức tăng 10%. Tuy nhiên, nếu so với kết quả điều tra của năm 2014 (là 33,2%) thì gần như dậm chân tại chỗ. Trong tương quan so sánh với tỷ lệ này ở các nước lân cận (Trung Quốc là 64,7%, Thái Lan là 55,5%), có thể thấy Việt Nam đang rất khiêm tốn. Chưa kể, nếu tính thực chất thì tỷ lệ nội địa hóa từ các DN thuần Việt chỉ không quá 13,2%.
Lý giải cho điều này, dưới góc độ DN, ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Công ty VPMS cho rằng do công nghệ phức tạp và khó hoàn vốn, hiện Việt Nam đang thiếu những DN thực hiện một số nguyên công, dẫn đến không thực hiện được đơn hàng hoặc nếu thực hiện được thì với giá thành lại cao hơn so với yêu cầu của các chủ hàng.
Còn ông Nguyễn Xuân Huy thì cho rằng: Hiện nay trình độ gia công của nhiều DN còn lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu của sản phẩm. Nguyên nhân là do các DN thiếu các phần mềm hỗ trợ sản xuất, các thiết bị gia công, đo đạc, phân tích hiện đại cũng như nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu cao của kỹ thuật. “Chi phí đầu tư ban đầu cao trong khi tần suất sử dụng không cao và các đối tượng đào tạo chưa trúng dẫn đến trình độ gia công của chúng ta còn hạn chế, không thực hiện được các đơn hàng có yêu cầu kỹ thuật cao. Do đó, cần hỗ trợ đáp ứng các công đoạn còn thiếu và để làm được việc này, tôi cho rằng DN có thể được trợ giá hoặc hỗ trợ đầu tư. Tuy nhiên, cần xây dựng các chuẩn DN CNHT để tập trung bồi dưỡng các DN gần đạt chuẩn một cách có hiệu quả, tránh việc hỗ trợ tràn lan, đánh đồng”, ông Huy kiến nghị.
Kém hiệu quả bắt đầu từ con người
Là một DN chuyên sản xuất máy bay điều khiển từ xa, Công ty TNHH An Việt Long đã có 13 năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam, nhưng khi chia sẻ về những khó khăn hạn chế của ngành CNHT nói chung, ông Lê Lộc, Giám đốc Công ty cho rằng có rất nhiều khó khăn để Việt Nam trở thành trung tâm ASEAN, những khó khăn đó bao gồm thiếu những người lãnh đạo giỏi, không có quy trình sản xuất tiên tiến, CNHT yếu, vốn lưu động yếu. Trong đó, ông Lộc đặc biệt nhấn mạnh những hạn chế của nhân lực, bao gồm cả nhân lực lãnh đạo và các nhân viên vận hành. Sự mất hiệu quả bắt đầu từ con người, từ quan niệm thiếu chuẩn mực về chất lượng, hiệu quả. Theo ông Lê Lộc, hiện nay nguồn lao động Việt Nam dù có lực lượng dồi dào, cần cù, nhưng lao động có chất lượng cao vẫn còn quá ít, hiệu quả trong công việc còn yếu so với các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước khác, dẫn đến giá cả sản phấm không cạnh tranh được với các nước. Việc thiếu hiệu quả trong sản xuất theo ông Lộc còn là thiếu thông tin cập nhật về tiêu chuẩn, chất lượng, thiếu kỹ thuật bởi kỹ thuật của các DN Việt Nam còn rất yếu. Ông Lộc cũng chia sẻ, cùng một khâu gia công như xi mạ, DN của ông đã từng thuê DN Trung Quốc làm với giá chỉ bằng 1/10 của Việt Nam.
DN FDI nhìn chung đang có nhiều thuận lợi và được hưởng nhiều ưu đãi trong sản xuất kinh doanh hơn so với DN Việt. Một DN FDI khi chuyển cơ sở sản xuất từ quốc gia này sang quốc gia khác, họ chỉ cần 1 năm là có thể hoạt động 100% công suất và hưởng rất nhiều hỗ trợ. Trong khi với DN trong nước, để nhà máy đi vào hoạt động ổn định, trung bình phải mất 5 năm nhưng lại không được nhận ưu đãi như DN FDI.
Chia sẻ câu chuyện này, ông Hoàng Minh Trí, Tổng giám đốc Công ty 4P, (DN tại Hưng Yên chuyên sản xuất, lắp ráp bản mạch điện tử chất lượng quốc tế) cho biết, để giúp DN trong nước có điều kiện tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, về phía Nhà nước cần phải tạo được môi trường kinh doanh bình đẳng giữa DN FDI và DN nội địa. Cụ thể, các cơ quan chức năng cần tháo gỡ những bất cập về chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập và loại bỏ quy định gây khó khăn cho hoạt động của DN, đồng thời ban hành các chính sách khuyến khích DN nội địa tham gia chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách lãi suất phân biệt giữa hoạt động đầu tư sản xuất và kinh doanh thương mại cũng như có chính sách giúp cho DN bảo toàn vốn đầu tư. Về phía các DN, theo ông Trí, để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng, DN CNHT cần thực hiện tốt yếu tố bao gồm tiêu chuẩn hóa sản xuất, đảm bảo dịch vụ tốt, giao hàng đúng hạn, xây dựng mức giá cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Dưới góc độ của một chuyên gia đến từ quốc gia có nền CNHT phát triển mạnh mẽ, ông Viroj Sirithanasart, Chủ tịch Hiệp hội khuôn mẫu và khuôn đúc Thái Lan cho rằng, lĩnh vực khuôn mẫu, khuôn đúc và các sản phẩm CNHT đòi hỏi tiêu chuẩn và độ chính xác cao. Nếu Việt Nam muốn gia tăng tính cạnh tranh trong khu vực thì phải dứt khoát trong việc sử dụng những máy móc công nghệ cao. Bởi những máy móc có giá thành rẻ NK từ Trung Quốc thì chỉ số kỹ thuật không đạt được mức tiêu chuẩn.
Ông Viroj Sirithanasart cũng cảnh báo, nếu Việt Nam còn chậm trễ trong việc tận dụng các cơ hội hợp tác, khi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do sẽ bằng nhau giữa các quốc gia trong khu vực thì các nhà đầu tư Nhật Bản rất có thể sẽ “quay lưng” lại với thị trường Việt Nam và quay sang mua linh phụ kiện từ các nước khác. Do vậy, các DN Việt Nam cần có những bước đột phá, liên kết chứ không thể là những bước tiến nhỏ, lẻ trong tình hình hiện nay.
Pou Chen, Feng Tay hay Tae Kwang Vina - những cái tên khá xa lạ này lại đang là những doanh nghiệp đóng vai trò trọng yếu của ngành xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.
“Để phát triển công nghiệp nhẹ, Đài Loan có ưu đãi rõ ràng về thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu… Nếu cứ bình đẳng thì DN trong nước khó có thể đọ được”.
Ngành điện Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn trong giai đoạn tới đó là: Thiếu nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện dẫn đến Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016 và quy mô tiếp tục tăng lên khoảng 50 triệu tấn năm 2020.
Da giày và dệt may được đánh giá là có cơ hội nhiều nhất từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.
Việt Nam cần thay đổi lại toàn bộ chiến lược ngành chăn nuôi, đó là đề nghị của các chuyên gia, hiệp hội tại thông tin cam kết TPP trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 6/11.
Top 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất VN năm 2015 đứng đầu là Viettel, tiếp theo là Tổng công ty Khí VN, MobiFone, Ngân hàng Công thương, Công ty Honda VN, Vinamilk, Samsung...
Điều kiện khai thác than gặp khó khăn, cộng thêm giá than trên thế giới duy trì ở mức thấp nên Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam chuyển hướng giảm xuất khẩu, tăng lượng nhập khẩu than để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.
Nhiều năm liền, thị phần thức ăn thuỷ sản gần như là sân chơi độc diễn của khối doanh nghiệp FDI, dẫn đến thao túng giá, khiến ngành thuỷ sản ngắc ngoải. Mới đây, Chính phủ có chỉ đạo kiểm tra quá trình "làm giá" đối với khối ngoại sản xuất thức ăn thủy sản để xử lý. Điều này có giúp tháo nút thắt suy giảm xuất khẩu thuỷ sản?
Thua lỗ, lợi nhuận sa sút là tình cảnh mà nhiều doanh nghiệp thủy sản trên sàn niêm yết gặp phải trong 9 tháng đầu năm 2015.
Hàng loạt dự án được cấp phép thời gian gần đây khiến các cơ quan quản lý phải lên tiếng lưu ý về công nghệ cũng như nguy cơ ô nhiễm môi trường,
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự