Phiên 11/8, các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đồng loạt giảm mạnh sau khi Trung Quốc phá giá nội tệ.

Nới room khối ngoại và đà phục hồi của kinh tế Việt Nam sẽ giúp chứng khoán Việt Nam mở rộng đà tăng tốt nhất Đông Nam Á.
Đó là nhận định của 2 quỹ đầu tư gồm Asia Frontier Capital và Coeli Asset Management được Bloomberg dẫn lại.
Kể từ đầu năm, VN Index tăng 11% lên cao nhất 5 năm so với chỉ số MSCI Đông Nam Á – chỉ số giảm 12% cùng kỳ. Ngay cả khi VN Index tăng điểm, chứng khoán Việt Nam vẫn rẻ hơn so với của khu vực Đông Nam Á. Tính đến ngày 6/8, khối ngoại đã mua ròng 223, 1 triệu USD trên thị trường chứng khoán, hướng đến năm mua ròng thứ 10 liên tiếp.
Trong khi giá hàng hóa lao dốc và viễn cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tác động xấu đến cổ phiếu các nước trong khu vực từ Indonesia đến Thái Lan, thì các quỹ đầu tư thị trường sơ khai vẫn lạc quan về triển vọng của thị trường Việt Nam. Điều này là do kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh nhất 2 năm và Việt Nam chuẩn bị nới lỏng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
“Chúng tôi nhìn chung rất lạc quan vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi tiếp tục mua cổ phiếu Việt Nam bởi chúng tôi nhìn thấy những dữ liệu kinh tế tích cực từ Việt Nam và hiện cổ phiếu Việt Nam cũng đang khá rẻ”, Thomas Hugger, giám đốc điều hành quỹ Asia Frontier Capital tại Hong Kong nhận định.
Thực tế, P/E của chứng khoán Việt Nam là 12 lần, trong khi của chỉ số MSCI Đông Nam Á là 14,7 lần.
Hơn nữa, Việt Nam đang hướng đến trở thành thị trường mới nổi theo xếp hạng của MSCI, từ xếp hạng thị trường sơ khai hiện tại, đặc biệt sau quyết định nới room khối ngoại. Theo nghị quyết ban hành ngày 26/6, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ được nâng lên tối đa 100% từ 49% hiện tại trong một số lĩnh vực nhất định, trừ một số lĩnh vực trong đó khối ngân hàng giới hạn ở 30%. Nghị định dự kiến có hiệu lực từ 1/9 tới.
“Nới room khối ngoại là một bước ngoặt lớn đối với sự phát triển của thị trường vốn của Việt Nam. Bước quan trọng tiếp theo trong mở cửa thị trường là giảm dần sở hữu Nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên sàn”, James Bannan, giám đốc quỹ đầu tư Coeli tại Thụy Điển nhận định. Bannan cho biết thêm, ông sẽ mua thêm cổ phiếu Việt Nam.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Phiên 11/8, các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đồng loạt giảm mạnh sau khi Trung Quốc phá giá nội tệ.
Về tổng thể, TTCK sẽ chịu tác động do rủi ro tỷ giá đối với các NĐT nước ngoài tăng, tác động trực tiếp đến dòng vốn đổ vào thị trường. Tuy nhiên mức tác động tiêu cực nhìn chung sẽ không lớn.
“Chúng tôi tiếp tục mua cổ phiếu ở Việt Nam vì nền kinh tế đang phát đi những số liệu khả quan và ở thời điểm này giá cổ phiếu đang rẻ”...
Với 483 tỉ USD trong tay và nhiệm vụ “giải cứu” thị trường, hãng Tài chính Chứng khoán Trung Quốc nhanh chóng trở thành nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường chứng khoán Đại lục.
Ngay tuần này, Pearson có thể thông báo bán 50% cổ phần hãng xuất bản tạp chí The Economist giá 400 triệu bảng.
Giới đầu tư thế giới đang rời bỏ Mỹ, rút hàng tỉ USD ra khỏi chứng khoán nước này và đổ xô đến châu Âu, Nhật Bản - những nơi mà tài sản của họ có thể phát triển nhanh hơn.
Nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 11/8.
Nếu không thận trọng quan sát thị trường, nhà đầu tư cá nhân có thể bị thiệt hại nặng dưới những chiêu trò của "đội lái".
Ông Lê Anh Tuấn cho rằng, việc hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chưa có báo cáo tài chính bằng tiếng Anh là một rào cản và không công bằng đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Hơn 51,4% vốn Vinaconex 3 đã được VCG chuyển nhượng cho 2 cá nhân và một tổ chức. Tổ chức này là CTCP Thương mại đầu tư bất động sản An Phát, một doanh nghiệp mới đây đã nộp hồ sơ niêm yết trên HoSE.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự