tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 29-05-2016

  • Cập nhật : 29/05/2016

Doanh nghiệp “sợ” chống hàng giả, hàng nhái: Nghịch lý có thật

Bản thân các doanh nghiệp bị làm giả, làm nhái hàng hóa lại hờ hững, e ngại, không hợp tác chống hàng giả đang là một nghịch lý có thật.

Doanh nghiệp “ngán”  chống hàng giả?

“Lẽ ra, khi công an bắt được đối tượng làm giả sản phẩm của mình doanh nghiệp phải vui, nhưng họ lại chạy đến vò đầu bứt tai nói rằng “thế thì chết doanh nghiệp”, rằng công bố ra doanh nghiệp sẽ bị giảm doanh thu. Thế thì chống hàng giả, hàng nhái sao được!”, ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) đã công khai nghịch lý này ngay tại Hội nghị Chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và vai trò doanh nghiệp diễn ra giữa tuần này.

Có doanh nghiệp được thông báo, hàng của họ bị làm giả trong dịp gần Tết, nhưng lại xin chúng tôi đừng công bố danh tính, vì sợ người tiêu dùng bị “ám”, nên hàng thật sẽ dính vạ lây mà nằm lưu kho. “Vậy thì tuyên chiến với hàng giả để làm gì, nếu không vì lợi ích của doanh nghiệp, của người tiêu dùng”, một đại diện Ban Chỉ đạo 389 cũng bức xúc nói.

..

Theo ông Nguyễn Trọng Tín, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), một những nguyên nhân khiến công tác chống hàng giả, gian lận thương mại chưa đạt kết quả cao là do “ý thức của cộng đồng về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế”. Bên cạnh đó, còn do nguồn lực kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực của quản lý thị trường phục vụ công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... còn quá mỏng.

“Quan trọng hơn, không ít những doanh nghiệp, chủ thể bị xâm phạm lại chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình với cộng đồng, chưa tích cực hợp tác với lực lượng chức năng”, ông Tín nhận xét thêm.

Hạn chế về tâm lý sợ hàng giả ảnh hưởng đến doanh thu, thương hiệu, mất uy tín của doanh nghiệp, phần nào đã lý giải vì sao cuộc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái vẫn còn gian nan và mỗi năm vẫn có hơn 25.000 vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ…

Phải “cùng chung chiến hào”!

Theo ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương, để chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các địa phương - đóng vai trò quyết định. Hơn thế, cần làm rõ vai trò doanh nghiệp trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm.

“Cần phải quan tâm xem doanh nghiệp đã ý thức và đầu tư đúng mức độ vào công tác chống hàng giả, quyền xâm phạm sở hữu trí tuệ hay chưa? Doanh nghiệp đã đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác chống hàng giả? Sự phối hợp với các đơn vị thực thi đã thực sự hiệu quả?”, ông Hải nói.

Phó cục trưởng Cục cảnh sát Kinh tế (Bộ Công an), ông Hoàng Văn Trực, cũng nhấn mạnh, đối với các doanh nghiệp, hãy chủ động tự bảo vệ mình, bằng cách khai báo, để các cơ quan nắm được về các loại hàng hóa của doanh nghiệp bị các đơn vị khác giả nhãn hiệu, thương hiệu.

Ông Lê Thế Bảo cho rằng, không thể chống hàng giả, hàng nhái nếu doanh nghiệp không tích cực hợp tác. “Các doanh nghiệp cần phối hợp với các đơn vị thực thi chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Đồng thời, cần phải ủng hộ các lực lượng thực thi trong vấn đề này”, ông Bảo nhấn mạnh.

Bày tỏ sự sẵn sàng phối hợp vối cơ quan chức năng, nhưng ông Nguyễn Anh Ngọc, Trưởng phòng Nhãn hiệu và xử lý vi phạm (Công ty cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip) cũng đề xuất, việc xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ hiệu quả hơn nhiều, nếu có thể điều tra để tìm ra được đơn vị sản xuất, hoặc đầu mối nhập khẩu hàng giả. Tuy nhiên, đây là công việc rất khó khăn và nguy hiểm. Doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của lực lượng công an trong việc điều tra và xử lý đối với các trường hợp nêu trên.

Theo ông Trần Nam, Phó giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Viglacera, khi phát hiện sản phẩm của mình bị làm giả, Công ty dù đã phối hợp với lực lượng quản lý thị trường nhưng vẫn không thể xử lý dứt điểm.

“Chế tài xử lý quá nhẹ khiến người bán hàng giả, hàng nhái không sợ, người ta cứ ngang nhiên tiếp tay cho các hành vi phạm pháp. Chúng tôi đề nghị phải có chế tài mạnh hơn nữa để chống hàng giả và để doanh nghiệp có lòng tin về công cuộc này”, ông Nam đề xuất. Còn Nguyễn Đức Hiệp, Ủy viên HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam cho biết, để đối phó với vấn nạn này, Tổng công ty Thép Việt Nam đã thành lập Tổ chống hàng giả để điều tra và tiếp nhận thông tin; phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để xử lý khi phát hiện ra đối tượng sản xuất, mua bán  hàng giả, xây dựng quy trình xử lý khi phát hiện ra hàng giả để có thể phản ứng kịp thời, tham gia vào Hiệp hội VATAP, thiết lập mối quan hệ với các cơ quản quản lý nhà nước trong việc chống hàng giả để phối hợp kịp thời khi xử lý.(BĐT)


Thành lập Ủy ban quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp lần thứ 6 của Ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế hải quan một cửa quốc gia.
anh minh hoa: internet

Ảnh minh họa: Internet

Phó Thủ tướng đồng ý Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; trong đó có bổ sung thành viên, nhiệm vụ hoạt động.

Các Bộ, cơ quan sớm rà soát để quyết định cử Lãnh đạo Bộ, đơn vị tham gia vào Ban Chỉ đạo; đơn vị đầu mối thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia để phối hợp, làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo; có văn bản gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2016.

Căn cứ Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 và ý kiến của các Ủy viên Ban Chỉ đạo, Bộ Tài chính hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016 - 2020, trong đó bổ sung việc ban hành cẩm nang về Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN để thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội; kinh phí hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ của các Bộ, ngành, đơn vị triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.

Phó Thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế đặc thù trong việc lập, phê duyệt các dự án công nghệ thông tin thực hiện Cơ chế một của quốc gia của các Bộ, ngành, đơn vị. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan liên quan xử lý, trình cấp có thẩm quyền quyết định. 


Thủ tướng bổ nhiệm 2 Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
ong tran dinh lieu, pho tong giam doc bao hiem xa hoi viet nam

Ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Cụ thể, tại Quyết định 888/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Trần Đình Liệu, Trưởng ban Thu, Bảo hiểm xã hội Việt Nam giữ chức Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Tại Quyết định 889/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam giữ chức Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.


Bình Định: Thu hồi Dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng suối nước nóng Hội Vân

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - Hồ Quốc Dũng vừa ban hành văn bản thu hồi chủ trương đầu tư Dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe suối nước nóng Hội Vân tại thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) do Công ty TNHH Thương mại Khoáng sản Tấn Phát làm chủ đầu tư.

Lý do thu hồi dự án là kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư đến nay (hơn 12 tháng), nhưng Công ty NHH Thương mại Khoáng sản Tấn Phát không triển khai thực hiện đầu tư xây dựng dự án theo thời gian quy định.

du khach tham quan khu du lich suoi nuoc nong hoi van.

Du khách tham quan Khu Du lịch suối nước nóng Hội Vân.

UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kêu gọi nhà đầu tư có năng lực để thực hiện dự án nêu trên, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Được biết, Dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe suối nước nóng Hội Vân có tổng vốn đầu tư đăng ký ban đầu khoảng 100 tỉ đồng, gồm các khu cắm trại, vui chơi giải trí, khu dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khu nghỉ dưỡng..


Thống đốc chỉ đạo giám sát chặt tín dụng giao thông, bất động sản

Thống đốc NHNN vừa ban hành chỉ thị về giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm. Đáng lưu ý, trong Chỉ thị này, Thống đốc đặc biệt nhấn mạnh về kiểm soát tăng trưởng tín dụng, nhất là tín dụng trong lĩnh vực giao thông, bất động sản.

Dè chừng vốn rót cho bất động sản và dự án BOT, BT giao thông

Ngày 27/5/2016, Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng cuối năm 2016.

 Tại Chỉ thị này, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ; điều tiết chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn với thời hạn, khối lượng và lãi suất hợp lý để hỗ trợ thanh khoản và nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng nhưng đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Đặc biệt, Thống đốc yêu cầu các đơn vị chức năng theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống cũng như từng tổ chức tín dụng; có biện pháp xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng vi phạm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo thông báo của NHNN. Tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệpnhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khởi sự doanh nghiệp. Rà soát để chỉnh sửa, hoàn thiện khung pháp lý về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cho phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan và điều kiện thực tế hoạt động của tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả

Đồng thời, theo dõi, giám sát chặt chẽ và cảnh báo tổ chức tín dụng (TCTD) có quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng trung, dài hạn, tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.

Về tỷ giá, Thống đốc chỉ đạo tiếp tục công bố tỷ giá trung tâm hằng ngày phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện các giải pháp nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ phù hợp với mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thị trường ngoại hối, đảm bảo phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chống đô la hóa của Chính phủ.

Về nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống, Thống đốc yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng;; Chủ động triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu gắn với việc triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Trong đó tập trung xây dựng Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; thực hiện phân loại các khoản nợ đã mua từ tổ chức tín dụng để có biện pháp xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Sớm có cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường mua, bán nợ và khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu, bảo đảm quyền lợi của chủ nợ; và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Quốc hội và chuẩn bị tốt nội dung phục vụ các kỳ họp Quốc hội khóa XIV, chủ động truyền thông, tăng cường tính kết nối truyền thông trên toàn hệ thống ngân hàng để hỗ trợ thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng.

Nhắc nhở kỷ luật ngân hàng

Trong Chỉ thị mới ban hành, NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng trên cơ sở chỉ đạo và các giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, ổn định lãi suất huy động, có điều kiện giảm lãi suất cho vay; chú trọng quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro chênh lệch kỳ hạn và loại tiền, đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, các TCTD cần rà soát và cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay; thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động; Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được NHNN thông báo, kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ.  

Chỉ thị nhắc nhở các TCTD tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông theo chỉ đạo của NHNN tại một số văn bản ban hành trong năm 2015. Hướng tín dụng lĩnh vực bất động sản vào dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu thực của người dân theo chủ trương của Chính phủ.

Thống đốc cũng yêu cầu các NHTM rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới chính sách, quy trình, quy chế nội bộ về cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và các dự án thu hồi vốn thời gian dài nhằm đảm bảo kiểm soát rủi ro đối với các lĩnh vực này.

Cũng trong Chỉ thị, Thống đốc tiếp tục nhắc nhở các TCTD chấp hành nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật về lãi suất huy động và cho vay, phí cho vay, các quy định về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá và giao dịch trên thị trường ngoại tệ, quản lý ngoại hối...  


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục