Trồng xoài sạch xuất khẩu
Thị trường sách giáo khoa, dụng cụ học tập bắt đầu sôi động
Thị trường lúa gạo trầm lắng
Tạm ngừng nhập khẩu lạc từ Senegal do phát hiện gần 1000 tấn nhiễm mọt

Trao đổi với chúng tôi, TS Cấn Văn Lực cho biết, việc sửa đổi Thông tư 36 theo hướng nâng hệ số rủi ro các khoản vay bất động sản từ 150% lên 200% thay vì 250% là hợp lý.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới công bố ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Quy định mới đã tăng hệ số rủi ro cho vay bất động sản, giảm nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên các quy định trên có lộ trình thực hiện.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, đã có những chia sẻ với chúng tôi xung quanh một số điểm sửa đổi tại Thông tư mới này của NHNN.
- Ông đánh giá thế nào về việc NHNN quy định hệ số rủi ro các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản được nâng từ mức 150% lên 200% thay vì 250% như dự thảo ban đầu và có lộ trình thực hiện?
- Việc kiểm soát cho vay kinh doanh bất động sản trong tình hình hiện nay là hợp lý. Chính phủ và NHNN cũng đều thấy rằng cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn việc cho vay bất động sản bởi vì có dấu hiệu hơi nóng ở một số phân khúc như phân khúc cao cấp, resort, biệt thự nghỉ dưỡng.
Tôi cho rằng, việc đẩy hệ số rủi ro lên mức 200% cũng phù hợp trong bối cảnh sắp tới phải kiểm soát cho vay bất động sản. Tuy nhiên, kiểm soát trên có lộ trình khi quy định trên chỉ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 để cho hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp bất động sản có gần một năm để điều chỉnh.
Ngoài ra, tôi sẽ đề nghị NHNN làm thêm 2 việc. Thứ nhất, mức 200% là trọng số rủi ro tối đa. Thứ hai, NHNN phải phân bất động sản thành 4 nhóm với các mức độ rủi ro khác nhau, như ít rủi ro hơn thì 160%, 170% chứ không phải tất cả đều 200%.
- Tín dụng bất động sản thường chiếm khoảng 8-9% trong tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khoảng 18% trong hai năm vừa qua. Nếu nâng hệ số rủi ro lên mức 200% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ ảnh hưởng ra sao?
- Các ngân hàng sẽ không bị ảnh hưởng. Họ phải có động thái cân nhắc giảm mức cho vay bất động sản và lựa chọn các dự án kỹ lưỡng hơn.
- Thông tư 06 ra đời với việc giữ nguyên tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn được cho vay trung và dài hạn mức 60% trong năm 2016 sẽ có tác động như thế nào tới mặt bằng lãi suất?
Thay vì 250%, hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản được điều chỉnh từ 150% lên 200%. Ảnh minh hoạ: Anh Tuấn.
- Thực tế là các ngân hàng đã giảm mức cho vay trung và dài hạn ở mức 10% trong vòng 2 tuần trở lại đây. Vì vậy, Thông tư 06 ra đời sẽ càng củng cố cơ sở cho việc các ngân hàng sẽ giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn trong thời gian sắp tới.
- Quy định mới tại Thông tư 06 đã tăng tỷ lệ mua, đầu tư tráiphiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%, của ngân hàng thương mại nhà nước từ 15% lên 25%. Ông đánh giá như thế nào về việc trên?
- Điều này giúp các ngân hàng tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi và Chính phủ phát hành thành công nhiều đối với trái phiếu trung và dài hạn. Từ đó Chính phủ có thể giảm lãi suất phát hành trái phiếu, đặc biệt kỳ hạn 3-5 năm, đồng nghĩa với việc lãi suất trung và dài hạn mới có thể giảm về mức 10% như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Xin cảm ơn ông!
Theo số liệu từ Vụ Tín dụng (NHNN), tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 8/5 đạt mức 3,69%, cho thấy dư nợ tín dụng đã giảm trở lại khi so với mức tăng trưởng 4% vào thời điểm cuối tháng 4.
Tính từ đầu năm 2016 đến nay, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công 147.044 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm hiện tại ở mức 6,18%/năm, thấp hơn lãi suất huy động ở các ngân hàng. Vì vậy, một số chuyên gia đánh giá các ngân hàng sẽ sớm giảm lãi suất huy động nhằm giảm chi phí vốn trong thời gian tới.
Trồng xoài sạch xuất khẩu
Thị trường sách giáo khoa, dụng cụ học tập bắt đầu sôi động
Thị trường lúa gạo trầm lắng
Tạm ngừng nhập khẩu lạc từ Senegal do phát hiện gần 1000 tấn nhiễm mọt
Việt Nam hoan nghênh phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc
Artermia: Từ đồng muối ra cảng biển
Formosa chôn 100 tấn chất thải ở trang trại sếp công ty môi trường
Doanh nghiệp bột giặt lãi hàng chục tỷ đồng mỗi tháng
70 nhà máy điện tham gia thị trường phát điện
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh
Hành động vô nhân đạo của Trung Quốc đe dọa tính mạng ngư dân Việt
Mua hóa chất độc hại, bao nhiêu cũng có
Sợ gì mà không kiện thuế?
Phạt 6 công ty kinh doanh đa cấp 270 triệu đồng
ĐBSCL chủ động hội nhập và phát triển bền vững
Xem xét, xử lý kỷ luật nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng
Trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác Kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), ngày 11/7, tại Hậu Giang đã diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề “Hậu Giang – tiềm năng đầu tư và phát triển” với hàng loạt dự án nông nghiệp được Hậu Giang "trải thảm" mời gọi đầu tư.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khi trả lời phỏng vấn của Dân trí chiều qua (11/7), sau khi Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) công bố kết quả kiểm tra 4/7 doanh nghiệp (DN) kinh doanh bán hàng đa cấp (BHĐC).
Hỗ trợ 560 triệu USD cho Đồng bằng sông Cửu Long
Cảnh báo lợi dụng phân luồng để buôn lậu, gian lận thương mại
Sẽ tổ chức đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước
Cấm sửa lệnh LO, lệnh ATC để chặn khả năng làm giá
Nâng mức huy động vốn đầu tư cho Đà Nẵng
Không giải quyết mâu thuẫn, nông nghiệp khó khá lên
“Nên phát hành trái phiếu miễn thuế”
Hải quan TP.HCM tập trung thực hiện 4 nhóm giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định phê chuẩn nhân sự 5 tỉnh gồm Quảng Bình, Bình Định, Trà Vinh, Cà Mau và Long An.
Da giày “thấp thỏm” thoát khó
EVN đã hoàn thành mục tiêu chống lũ cho 4 dự án thủy điện
Quy định mới về việc cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng
Phát huy tối đa các thế mạnh vùng
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự