tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 15-06-2016

  • Cập nhật : 15/06/2016

Đầu tư 100 triệu USD xây trường đua ngựa tại Phú Yên

Công ty Golden Turf Club Pty Ltd vừa tổ chức lễ đón nhận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Trường đua ngựa Phú Yên. Sự kiện có sự chứng kiến của ông Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên; ông Nguyễn Chí Hiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên; ông Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên.

Dự án Trường đua ngựa Phú Yên có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, được triển khai trên diện tích hơn 134 ha tại xã An Phú (TP. Tuy Hòa) và xã An Chấn (huyện Tuy An).

Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng một sân vận động đạt chuẩn cao cấp, có khán đài, đường đua ngựa, đua chó ở bên trong và khu du lịch cao cấp phục vụ cho trường đua.

ong phan dinh phung trao giay chung nhan chu truong dau tu cho lanh dao cong ty golden turf club pty ltd.

Ông Phan Đình Phùng trao giấy chứng nhận chủ trương đầu tư cho lãnh đạo Công ty Golden Turf Club Pty Ltd.

Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần phát triển du lịch và nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Dự án cũng sẽ tạo việc làm cho lao động địa phương, tăng nguồn thu ngân sách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Đình Phùng đề nghị nhà đầu tư tập trung phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư xây dựng dự án theo tiến độ đã cam kết: hoàn thành giai đoạn I trong năm 2017, đưa toàn bộ dự án đi vào hoạt động vào năm 2019.

Các ngành chức năng và địa phương liên quan chủ động phối hợp để xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giúp nhà đầu tư hoàn tất các thủ tục triển khai dự án.(BĐT)


Bộ Giao thông yêu cầu Vinalines minh bạch việc thanh lý tàu cũ

Bộ GTVT vừa chính thức lên tiếng về đề xuất xin thanh lý 6 chiếc tàu biển kinh doanh không hiệu quả của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
tau vinalines star se duoc ban thanh ly som

Tàu Vinalines Star sẽ được bán thanh lý sớm

Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu HĐTV Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tưvào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan để triển khai thực hiện theo đúng thẩm quyền quy định.

Vinalines đồng thời phải phân tích, so sánh chi tiết các phương án để lựa chọn phương án khả thi nhất.

“Quá trình triển khai việc thanh lý, nhượng bán tài sản phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, hạn chế thấp nhất thiệt hại tài sản, vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường yêu cầu.

Trước đó, vào đầu tháng 6/2016, Vinlines xin bán thanh lý 6 tàu với tổng trọng tải hơn 220.000 DWT để cắt lỗ.

6 tàu biển đang được Vinalines xin phép Bộ GTVT thanh lý trong thời gian tới có 5 tàu hàng khô gồm: Vinalines Global, đóng năm 1994, trọng tải 73.350 DWT; Vinalines Trader, đóng năm 1997, trọng tải  69.614 DWT; Vinalines Fortuna đóng năm 1991, trọng tải 26.369 DWT; Vinalines Star đóng năm 1993, trọng tải 26.456 DWT; Vinalines Ocean đóng năm 1993, trọng tải 26.456 DWT và 1 tàu container là Vinalines Ruby đóng năm 2012, trọng tải 25.794 DWT.

Tổng trọng tải của các tàu bị đem ra thanh lý lên tới 221.583 DWT, chiếm hơn 10% tổng trọng tải đội tàu của Vinalines (ước khoảng 2 triệu DWT).

Lý do Vinalines đem bán thanh lý một lượng lớn tàu biển là thị trường vận tải biển thế giới đang trong giai đoạn đặc biệt khó khăn với chỉ số tàu hàng khô – BDI trong những tháng đầu năm 2016 chỉ còn 291 điểm bằng 1/5 so với thời kỳ đỉnh cao (2007 – 2008). Bên cạnh đó, các tàu hàng khô nói trên đều là tàu già, tình trạng kỹ thuật kém, không đảm bảo an toàn và hiệu quả khai thác.

“Nếu tiếp tục khai thác trong điều kiện thị trường hiện tại thì trong vòng 3 năm tới, Vinalines sẽ thua lỗ, không thể trả được nợ gốc và lãi vay mua tàu”, quyền Tổng giám đốc Vinalines Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết.


Chính phủ “bật đèn xanh”, siêu tổng công ty ACV tự tin đàm phán bán cổ phần

Việc có thêm tư vấn tài chính và pháp lý sẽ khiến Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - Công ty cổ phần (ACV) tự tin trong quá trình đàm phán với đối tác chiến lược nước ngoài là Aéroports de Paris.

Công tác lựa chọn tư vấn pháp lý và tư vấn tài chính hỗ trợ quá trình đàm phán với đối chiến lược nước ngoài của ACV đã tiến thêm những bước dài.

Cụ thể, vào giữa tuần qua, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã đồng ý để liên bộ Tài chính – Giao thông - Vận tải được vận dụng quy định về lựa chọn tư vấn định giá tại Nghị định số 116/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần để lựa chọn tổ chức tư vấn bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược ACV.

acv co the duoc phep tien hanh chi dinh thau to chuc tu van ban co phan cho nha dau tu chien luoc.

ACV có thể được phép tiến hành chỉ định thầu tổ chức tư vấn bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.

Khi Chính phủ “bật đèn xanh”, ACV sẽ được phép tiến hành chỉ định thầu, rút ngắn đáng kể thời gian lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho việc đàm phán bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược đang vào giai đoạn gấp rút.

Trước đó, Bộ Giao thông - Vận tải đã đề xuất chỉ định thầu cho Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) là đơn vị đã tư vấn cổ phần hóa ACV tiếp tục tư vấn tài chính bán chiến lược. Gói thầu chỉ khoảng 2,9 tỷ đồng, thời gian thực hiện là 6 tháng thì riêng để xin được vận dụng quy định tại Nghị định số 116/2015/NĐ-CP đã “ngốn” của ACV hơn 4 tháng.

Được biết, đầu tháng 6/2016, Bộ Giao thông - Vận tải đã phê duyệt kết quả đấu thầu Gói thầu “Lựa chọn tổ chức tư vấn luật để tiến hành đàm phán với nhà đầu tư chiến lược về mua/bán cổ phần của Công ty mẹ - ACV”. Theo đó, nhà thầuđược chọn để trao gói thầu này là Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn YKVN, với giá trúng thầu là 6 tỷ đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Thời gian thực hiện hợp đồng được chốt là ngay sau khi hợp đồng được ký kết và theo kế hoạch đàm phán với nhà đầu tư chiến lược, sẽ phải hoàn thành trước ngày 31/12/2016.

Được biết, YKVN là công ty luật Việt Nam có phạm vi hoạt động tư vấn đa dạng ở cả trong nước và quốc tế. Với hai văn phòng hoạt động trong một hệ thống thống nhất tại Hà Nội và TP.HCM, YKVN gần đây mở thêm văn phòng tại Singapore để mở rộng hoạt động tư vấn trong các giao dịch quốc tế.

“Với việc sắp có đủ hai công cụ tư vấn, ACV sẽ có thêm tự tin cần thiết trong quá trình đàm phán về giá cũng như pháp lý với Aéroports de Paris”, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Hồng Trường nói.

Hiện Tổ đàm phán ACV và Tập đoàn ADP đã tiến hành 3 phiên họp chính thức và đi đến thống nhất là, các bên sẽ cố gắng hoàn tất giao dịch trong năm 2016.

“Tập đoàn ADP đề xuất đến tháng 9/2016, quá trình đàm phán cần đạt được những thống nhất cơ bản về điều khoản đầu tư nhằm tạo một trong những tiền đề cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp vào tháng 9/2016”, ông Trường cho biết.

Cần phải nói thêm rằng, ADP là đối tác “dạm ngõ” sớm nhất, khi đúng 48 giờ sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa ACV, tập đoàn này đã gửi thư tới Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải xác nhận quyết tâm trở thành cổ đông chiến lược.

Nhà đầu tư ngoại này chào giá mua chiến lược bằng giá đấu giá thành công thấp nhất trong đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của ACV, tức là không thấp hơn 13.100 đồng/cổ phần.

Là tập đoàn toàn cầu trong ngành công nghiệp hàng không, ADP có vốn chủ sở hữu tại thời điểm ngày 31/12/2014 là 4,81 tỷ USD, đang trực tiếp vận hành 37 cảng hàng không trên toàn thế giới thông qua công ty con là Công ty Quản lý Airports de Paris (ADPM), trong đó có những cảng hàng không lớn nhất châu Âu như Paris - Charles de Gaulle và Paris - Orly. Năm 2014, các cảng hàng không tại châu Âu, châu Á, Nam Mỹ do ADP vận hành có tổng doanh thu lên tới 3,377 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế đạt 0,486 tỷ USD.

Trong khi đó, chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần tư từ cuối tháng 3/2016, ACV có vốn điều lệ 21.000,771 tỷ đồng, tương ứng hơn 2,177 tỷ cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trong đó, cổ phần Nhà nước nắm giữ là gần 2,077 tỷ cổ phần (chiếm 95,4% tỷ lệ nắm giữ), cổ đông khác là trên 100,23 triệu cổ phần (chiếm 4,6%). Trước đó, Nhà nước nắm 75% vốn, nhà đầu tư chiến lược nắm 20% vốn và nhà đầu tư thông thường nắm 3,47% vốn.

Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông lần đầu, ACV đã đưa ra một số chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch kinh doanh năm 2016. Cụ thể, sản lượng hành khách dự kiến đạt hơn 73 triệu lượt, tăng 12,4% so với kết quả năm 2015. Trong đó, hành khách quốc nội chiếm gần 53 triệu lượt. Số chuyến hạ cất cánh thương mại đạt gần 516.000 lượt chuyến bay. Năm nay, ACV dự kiến đạt doanh thu gần 12.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 2.000 tỷ đồng.


VAFI đề nghị cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khuyên con rời khỏi vị trí lãnh đạo tại Sabeco

Trong văn bản 868/VAFI ngày 13/6, gửi nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chất vấn về việc điều động ông Vũ Quang Hải (28 tuổi, con trai nguyên Bộ trưởng Hoàng) về làm thành viên HĐQT đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hồi đầu năm 2015, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã mạnh dạn đề nghị nguyên Bộ trưởng Hoàng “khuyên con tự nguyện rời khỏi vị trí đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco”.

Văn bản do Phó chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải ký cho thấy, năm 2011 khi mới 25 tuổi, không có thành tích kinh doanh gì nhưng ông Vũ Quang Hải được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư tài chính dầu khí (PVFI), do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nắm giữ trên 51% vốn điều lệ.

PVFI dưới sự lãnh đạo của ông Vũ Quang Hải liên tục bị thua lỗ. Cụ thể, năm 2011 lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng, qua 2 năm PVFI lỗ trên 220 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của công ty là 300 tỷ đồng. Sau hai năm làm lãnh đạo tại PVFI, ông Hải được điều động về Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương).

Thời điểm này, theo VAFI, PVFI đã gần như tê liệt hoạt động, dù là công ty đại chúng nhưng mọi thông tin về PVFI đều bị bưng bít. Sau chỉ khoảng 1 năm về Cục Xúc tiến Thương mại với chức danh Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, ông Hải lại được Bộ Công thương giới thiệu về Sabeco với vai trò đại diện phần vốn nhà nước tại đây và đã “yên ấm” với vị trí Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Sabeco.

VAFI cũng khá thẳng thắn khi đưa ra hàng loạt câu hỏi về việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải khi mới 25 tuổi làm Tổng giám đốc PVFI là đúng hay sai? Ai chịu trách nhiệm gánh hậu quả làm mất vốn nhà nước và vốn của 4.700 cổ đông là người lao động trong ngành dầu khí? Cũng như đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý để bổ nhiệm ông Hải giữ chức Phó vụ trưởng tại Bộ Công thương và sau đó nhanh chóng được tiếp tục bổ nhiệm làm thành viên HĐQT và Phó tổng giám đốc của Sabeco, doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hơn 12.000 tỷ đồng. “Vũ Quang Hải mới chỉ làm công chức được một năm, và để PVFI lỗ hai năm liên tiếp (theo quy định sẽ bị cắt chức) nhưng lại được đề bạt và thăng chức vượt cấp như vậy có lợi cho nhà nước hay không”, văn bản của VAFI nêu.

“Nếu như Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chuyển giao Sabeco về cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) theo đúng quy định thì sẽ không có chuyện bổ nhiệm con ruột và thư ký riêng vào các vị trí quyền lực nhất tại Sabeco”, VAFI đặt câu hỏi.

Trước đó tại văn bản 864/HHĐTTC, ngày 16/5/2016, gửi tới tân Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, VAFI cũng cho rằng, việc bổ nhiệm ông Võ Thanh Hà - vốn là Chánh văn phòng Bộ Công thương và trước đó là Thư ký Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng -  vào vị trí Chủ tịch HĐQT Sabeco là điều hết sức nguy hiểm vì ông Hà chỉ giỏi nghiệp vụ thư ký, không có kinh nghiệm và thành tích quản trị doanh nghiệp. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục