tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 19-04-2016

  • Cập nhật : 19/04/2016

Đừng để doanh nghiệp nhỏ và vừa thất vọng

Tới đây, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ ra mắt. Thông tin chính thức được phát đi là, các khoản vay với lãi suất ưu đãi từ 5 đến 7% dành cho doanh nghiệp thuộc đối tượng của Quỹ đã sẵn sàng.

Chắc chắn, đây sẽ là sự kiện lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn. Nhất là khi, họ đã chờ đợi thông tin này đã 2 năm nay, ngay khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/04/2013 triển khai hiệu quả các chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhưng sự chờ đợi của các doanh nghiệp cũng đang đặt gánh nặng trách nhiệm lên các cán bộ của Quỹ, vì trong 2 năm qua, đây là khu vực doanh nghiệp phải đối mặt nhiều nhất với khó khăn.

quy phat trien doanh nghiep nho va vua voi so von dieu le 2.000 ty dong se giup cac doanh nghiep nho va vua nang cao nang luc canh tranh tren thuong truong. anh minh hoa. nguon: internet

Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với số vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Khảo sát gần 10.000 doanh nghiệp của Dự án Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 cho thấy, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp đang có xu hướng tỷ lệ thuận với quy mô.

Năm 2015, 32% doanh nghiệp siêu nhỏ, 17% doanh nghiệp nhỏ và 16% doanh nghiệp vừa thu lỗ, trong khi chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp lớn cùng cảnh ngộ.

Trong Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, ngay với các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, thì hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và trên vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đang giảm mạnh trong 2 năm trở lại đây, kéo ROA và ROE chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế giảm xuống. Đặc biệt, ROA của doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ diễn biến phức tạp hơn, trồi sụt rất mạnh, so với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Năm 2014, doanh nghiệp nhỏ phải bỏ ra 100 đồng mới thu về được 3,2 đồng.

Hiện tượng này xuất hiện có thể bởi một số doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ sức tồn tại trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, khó tiếp cận vốn ngân hàng do đã thế chấp hết tài sản đã có và hiện lại không thể dùng hàng tồn kho làm tài sản thế chấp để đảm bảo cho vay. Đặc biệt, cho đến thời điểm này, tìm kiếm nguồn vốn vẫn đang đứng đầu bảng các khó khăn lớn nhất của doan nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn và nhỏ.

Hệ quả là chỉ có khoảng 43% doanh nghiệp siêu nhỏ, 54% doanh nghiệp nhỏ tính tới việc mở rộng quy mô trong hai năm tới, thấp hơn mức 66% của doanh nghiệp vừa và lớn. Đặc biệt, có tới 8% doanh nghiệp siêu nhỏ và 6% doanh nghiệp nhỏ cho biết có thể phải giảm quy mô, thậm chí là đóng cửa dó khó khăn quá. Số này ở doanh nghiệp quy mô vừa và lớn chỉ là 2%.

Lúc này, sự có mặt của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với mô hình là tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với số vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng khẳng định quyết tâm của Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc huy động các nguồn lực thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân. Mục đích hoạt động của Quỹ còn là giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp…

Sự hỗ trợ sẽ không thuần túy là vốn, mà là cải thiện năng lực cạnh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn lên. Nghĩa là một mình Quỹ hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ không thể hoàn tất.

Dự kiến, tham dự lễ ra mắt Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ không chỉ có lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà còn có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong nước và quốc tế, những ngân hàng nhận ủy thác... Nếu có một cam kết hành động chung vì sự lớn lên của doanh nghiệp nhỏ và vừa được đưa ra, thì chắc chắn, doanh nghiệp sẽ an tâm hơn rất nhiều.


Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án đường Mường Nhé - Pắc Ma

Bộ trưởng Bộ Giao thông vừa ký quyết định phê duyệt bổ sung Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án đường Mường Nhé - Pắc Ma đoạn Km43 - Km 81+113,33 tỉnh Lai Châu.
mot doan duong qua huyen muong nhe, lai cai

Một đoạn đường qua huyện Mường Nhé, Lai Cai

Cụ thể, Bộ Giao thông duyệt bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án đường Mường Nhé - Pắc Ma đoạn Km43 - Km 81+113,33 tỉnh Lai Châu, như sau:

TT

Tên gói thầu

Giá gói thầu ước tính (triệu đồng)

Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu

Loại hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng

1

Gói thầu số 14: Khảo sát, thiết kế phần bổ sung kiên cố rãnh dọc và lắp đặt hệ thống an toàn giao thông.

130

Chỉ định thầu rút gọn

Quý II năm 2016

Trọn gói

01 tháng

2

Gói thầu số 15: Kiên cố rãnh dọc và lắp đặt hệ thống an toàn giao thông.

10.700

Đấu thầu rộng rãi, 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ

Quý II năm 2016

Theo đơn giá cố định

04 tháng

3

Gói thầu số 16: Tư vấn giám sát thi công xây dựng kiên cố rãnh dọc và lắp đặt hệ thống an toàn giao thông.

270

Chỉ định thầu rút gọn

Quý II năm 2016

Trọn gói

Theo tiến độ thực hiện gói thầu số 15

- Dự án đường Mường Nhé - Pắc Ma đoạn Km43 - Km 81+113,33 tỉnh Lai Châu do Sở GTVT Lai Châu làm chủ đầu tư; Tổng mức đầu tư: 587,6 tỷ đồng.

- Nguồn vốn: Trái phiếu Chính phủ.

- Giá các gói thầu là tạm tính , đề nghị Sở GTVT Lai Châu có trách nhiệm triển khai các thủ tục để phê duyệt xác định chính xác dự toán các gói thầu theo quy định trước khi triển khai các bước tiếp theo làm cơ sở lựa chọn nhà thầu.


Các tỉnh, thành phía Nam sẽ xây dựng dữ liệu chung để thu hút đầu tư

Các đại biểu dự Hội nghị sơ kết 2 năm (2014-2015) chương trình hợp tác xúc tiến đầu tư các tỉnh thành phía Nam đề xuất, nên xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung để tạo hiệu ứng tốt hơn cho công tác xúc tiến thương mại-đầu tư trong thời gian tới.

Trong hai năm, các Trung tâm xúc tiến trong khu vực đã tổ chức và tham gia khoảng 30 Hội nghị kết nối, khoảng 40 hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề thuế, hải quan, lao động, giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính, vv.....; tổ chức và cử cán bộ tham dự 106 khoá tập huấn liên quan đến kỹ năng trong kinh doanh, tiếp thị, kỹ năng xúc tiến đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư....; tổ chức và phối hợp tổ chức 75 Diễn đàn/Hội nghị về thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng, những thông tin mới về yêu cầu của thị trường quốc tế. Các Diễn đàn / Hội Nghị mang tầm vóc khu vực như Diễn đàn xuất khẩu, Diễn đàn doanh nghiệp Việt – Nhật, Diễn đàn xúc tiến đầu tư khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ....

..

Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, các Trung tâm đã tổ chức thực hiện 317 chương trình xúc tiến nội địa như: 163 Phiên chợ hàng Việt về các khu chế xuất – khu công nghiệp và vùng ngoại thành, nông thôn, hơn 150 Chuyến hàng về nông thôn, Tuần hàng Việt, và nhiều đợt Bán hàng Bình ổn thị trường phục vụ tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cho công nhân, bà con nông dân ở cả khu vực vùng sâu, vùng xa…Kết quả hoạt động thiết thực trên đã hỗ trợ rất nhiều cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, người sản xuất, tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, trong thời gian qua, chương trình hợp tác xúc tiến thương mại- đầu tư của các địa phương trong vùng chưa thật sự đi vào chiều sâu, các địa phương chưa hiểu biết nhiều về nhau. Vì thế công tác xúc tiến rất rời rạc, mạnh ai nấy làm mà chưa có sự phối hợp.

Ví như, khi đi xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, các vị Đại Sứ, Thám tán thương mại than thở về việc, có khi trong tháng phải bố trí, tổ chức đến 15 cuộc xúc tiến thượng mại-đầu tư cho nhiều địa phương trong nước. Các vị này cho biết, không phải họ nề hà mà vì tổ chức dày đặc, chồng chéo như thế thì không thể mời được quan chức hay doanh nghiệp sở tại tham dự, các cuộc xúc tiến sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Trước những hạn chế đó, ông Khoa đề nghị 21 tỉnh thành không chỉ liên kết với nhau qua website mà còn phải xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung theo hướng giới thiệu tiềm năng thế mạnh đặc thù của mình, trên cơ sở đó cùng quảng bá lẫn nhau. Trong xúc tiến nước ngoài các địa phương cũng cần có sự phối hợp, có thể kết hợp cùng thực hiện các cuộc xúc tiến, vừa giảm bớt chi phí, vừa thu hút được đối tác tham gia.


Doanh nghiệp toàn quyền giảm khai thác, đóng cửa mỏ

Quý I/2016, giá dầu thanh toán bình quân chỉ đạt 39,8 USD/thùng, giảm 20,2 USD/thùng so với giá dự toán. Với diễn biến như vậy, phải tính đến khả năng hạn chế khai thác, tạm dừng khai thác, thậm chí đóng mỏ. Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, việc này hoàn toàn do doanh nghiệp quyết định.

Với tình hình giá dầu xuống rất thấp trong thời gian dài, nhiều người cho rằng, nên hạn chế khai thác, thậm chí đóng cửa một số mỏ có giá thành khai thác cao. Ông nghĩ gì về quan điểm này?

Theo tôi được biết, trong quy trình khai thác dầu thô, sau khi đã khoan thăm dò, phát hiện có mỏ dầu, tiến hành đầu tư khai thác, nếu chỉ vì trong thời điểm nào đó giá thành khai thác cao hơn giá bán mà đóng mỏ, thì sau này, khi giá dầu tăng trở lại, doanh nghiệp phải đầu tư khoan lại có khi chi phí tốn kém hơn so với việc duy trì khai thác.

..

Do vậy, doanh nghiệp phải tính toán, cân nhắc dựa trên bài toán kinh tế: giá dầu đến ngưỡng nào thì giảm sản lượng, giữ nguyên sản lượng, tăng sản lượng và ngưỡng nào thì đóng cửa mỏ. Vì thế, nhiều khi giá bán dưới giá thành nếu ở mức lỗ chấp nhận được, thấp hơn chi phí phải bỏ ra trong tương lai để khôi phục lại mỏ, thì vẫn nên cố giữ sản lượng khai thác.

Nghĩa là doanh nghiệp có toàn quyền trong hoạt động khai thác?

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số chuyên gia kinh tế tính toán, giá dầu thô giao dịch từ mức bao nhiêu thì lãi, bao nhiêu thì hòa vốn và bao nhiêu thì lỗ và khi nào phải tính đến chuyện hạn chế khai thác, thậm chí đóng mỏ, tạm dừng khai thác. Đây là vấn đề rất lớn, nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương và nhiều bộ, ngành hữu quan phải tính toán, cân nhắc đề xuất với Chính phủ vì liên quan đến nguồn thu ngân sách nhà nước, đặc biệt là ngân sách Trung ương. Lý do là, nếu giảm sản lượng khai thác so với kế hoạch thì lấy tiền đâu để bù vào số hụt thu ngân sách nhà nước năm nay.

Hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên nói chung, dầu khí nói riêng, vẫn có sự điều hành của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, nhưng phải tôn trọng quy trình, kỹ thuật, công nghệ khai thác và đặc biệt là quyết định của nhà thầu trên cơ sở Luật Dầu khí; hợp đồng khai thác, thăm dò dầu khí; các văn bản đã được Chính phủ Việt Nam và chính phủ nước có nhà thầu đang thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam ký kết.

Tôi xin nhấn mạnh rằng, Tổng cục Thuế hay Bộ Tài chính không có quyền đề nghị đóng cửa mỏ hay có những động thái nào can thiệp bằng biện pháp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp. Các cơ quan này chỉ có trách nhiệm giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, còn doanh nghiệp khai thác bao nhiêu, căn cứ vào các chính sách thuế hiện hành, cơ quan thuế thực hiện đúng nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.

Có thông tin cho rằng, do giá dầu thanh toán thấp hơn giá thành khai thác, doanh nghiệp bị lỗ, nên đề nghị được bù lỗ?

Trong hợp tác kinh doanh bao giờ cũng phải tuân theo nguyên tắc lời ăn - lỗ chịu, theo đó, nếu bán dưới giá thành thì nhà thầu phải tự bỏ tiền ra để bù chi phí, trên thế giới không chính phủ nào lấy tiền ngân sách bù lỗ do giá dầu xuống.

Hoạt động khai thác dầu khí liên quan đến một lực lượng lao động rất đông đảo cả trực tiếp lẫn gián tiếp; liên quan đến một loạt ngành nghề, dịch vụ ăn theo (dịch vụ khoan, dịch vụ cung cấp lao động, tư vấn, thiết kế…), nên giá dầu tác động rất nhiều chiều, có cả tác động trực tiếp đến số thu ngân sách từ bán dầu thô và tác động gián tiếp đến số thu ngân sách từ nhiều ngành, dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác dầu khí.

Mặc dù vậy, Chính phủ Việt Nam không bao giờ bỏ tiền thuế của dân ra bù lỗ cho các nhà thầu do giá thành khai thác thấp hơn giá bán, nhằm cố gắng phát triển ngành công nghiệp này. Thậm chí, nếu mỏ nào đó bị thiên tai, hỏa hoạn, thì Nhà nước cũng không bỏ tiền thuế của dân ra để hỗ trợ, mà đã có bảo hiểm bồi thường thiệt hại.

Giá dầu thô xuất khẩu thấp, trong khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lại phải nhập khẩu dầu thô để tinh chế. Vậy vì sao không bán toàn bộ dầu thô khai thác được cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để tăng hiệu quả, thưa ông?

Hiện tại, một phần dầu thô khai thác trên thềm lục địa được dùng để xuất khẩu, một phần bán cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tinh luyện thành xăng dầu thành phẩm. Tuy nhiên, sản lượng dầu thô bán cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất không đáp ứng công suất hoạt động của Nhà máy, nên hàng năm vẫn phải nhập khẩu dầu thô về tinh chế, dẫn tới câu chuyện vừa xuất khẩu dầu thô, vừa nhập khẩu dầu thô.

Câu chuyện này còn do nhiều mỏ dầu có chất lượng sản phẩm rất cao, nên xuất khẩu nguồn dầu thô này và nhập khẩu loại dầu thô có chất lượng phù hợp để tinh luyện thành xăng dầu thành phẩm sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc này cũng tương tự như trong ngành than khoáng sản: thay vì sử dụng toàn bộ sản lượng than chất lượng cao, chúng ta xuất khẩu một phần, đồng thời nhập khẩu loại than có chất lượng phù hợp để sử dụng sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục