tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 17-04-2016

  • Cập nhật : 17/04/2016

Hà Nội: Phân bổ kế hoạch sử dụng đất năm 2016 quận Hà Đông

UBND Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 quận Hà Đông.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Theo đó, với tổng diện tích đất tự nhiên 4.963,95ha, trong năm 2016, quận Hà Đông được phép sử dụng 1.129,18ha cho đất nông nghiệp, 3.324,45ha cho đất phi nông nghiệp như đất ở, trụ sở cơ quan, công trình công cộng, sản xuất kinh doanh, an ninh, quốc phòng, tôn giáo, tín ngưỡng, sông ngòi kênh rạch… Còn lại 510,30ha làm đất dự phòng chưa sử dụng. 

UBND Hà Nội cũng phê duyệt danh mục 28 công trình, dự án đã cắm mốc giới GPMB nhưng chưa có quyết định giao đất; 10 dự án chưa thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2015, chuyển sang thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016; 62 dự án đăng ký mới thực hiện trong kế hoạch năm 2016. 

UBND Hà Nội yêu cầu, trong năm thực hiện, UBND quận Hà Đông có trách nhiệm rà soát, đánh giá khả năng thực hiện các dự án trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016.

Trường hợp cần điều chỉnh hoặc phát sinh yêu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội quan trọng, cấp bách vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, dự án dân sinh bức xúc mà chưa có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 đã được UBND thành phố phê duyệt thì quận tổng hợp, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để trình UBND thành phố trước ngày 31/5/2016.


Sắp khởi công dự án khu nghỉ dưỡng 4 tỷ USD tại Quảng Nam

UBND tỉnh Quảng Nam và Tập đoàn VinaCapital vừa tổ chức họp báo Công bố Lễ khởi công đầu tư xây dựng Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, dự án khu nghỉ dưỡng lớn nhất tại Quảng Nam. 

Dự án có diện tích 985,6 ha, thuộc 3 xã nằm ven biển: Duy Hải, Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên) và xã Bình Dương (huyện Thăng Bình) của tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý thuận lợi, gần sân bay quốc tế Đà Nẵng, gắn liền với 2 di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An được đầu tư bởi Tập đoàn VinaCapital và Tập đoàn Gold Yield Enterprises.

phoi canh mot tieu khu cua du an

Phối cảnh một tiểu khu của dự án

Sau quá trình chuẩn bị đầu tư, dự án sẽ được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 23/4/2016 và dự kiến hoàn thành vào năm 2035. Giai đoạn 1 của dự án sẽ được triển khai  trên diện tích gần 163 ha với mức đầu tư 500 triệu USD, gồm sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn thi đấu quốc tế, khu nghỉ dưỡng 1.000 phòng được thiết kế theo hình thức biệt thự và khách sạn được quản lý bởi các thương hiệu nổi tiếng như Rosewood, New World... khu trung tâm thương mại và các tiện ích đặc biệt khác.

Dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An sẽ được phát triển với mục tiêu xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp, giải trí có thưởng, khu vui chơi cao cấp tiêu chuẩn 5 sao, trung tâm văn hóa, thương mại dịch vụ với những hạng mục: khối khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các hình thức căn hộ dịch vụ; công trình thương mại dịch vụ như cửa hàng bán lẻ, cửa hàng kinh doanh dịch vụ giải trí và chăm sóc sức khỏe, nhà hàng, trung tâm mua sắm, trung tâm hội nghị, triển lãm, thể dục thể thao.

Bên cạnh đó là các công trình nhà ở như biệt thự, nhà liền kề, chung cư bán và cho thuê, các công trình phức hợp thương mại nhà ở bao gồm nhà ở xen kẽ hoặc liền khối với các công trình thương mại dịch vụ; làng văn hóa, thủ công mỹ nghệ, công viên giải trí, bến du thuyền… và các tiện ích khác.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Don Lam, đại diện chủ đầu tư cho biết: Khi đưa vào khai thác từng phần kể từ đầu năm 2019, Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An sẽ tạo ra trên 2.000 việc làm với cam kết đào tạo chuyên môn khách sạn, dịch vụ du lịch theo chuẩn quốc tế cho người lao động địa phương, đồng thời có thể đóng góp nguồn thu đáng kể vào ngân sách của tỉnh Quảng Nam.


Ông Nguyễn Đắc Vinh làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An

Sáng nay, ông Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn được trao quyết định của Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư tỉnh ủy Nghệ An.
ong nguyen dac vinh (thu 2 tu phai sang) vao ong ho duc phoc nhan quyet dinh dieu dong. anh: q.d.

Ông Nguyễn Đắc Vinh (thứ 2 từ phải sang) vào ông Hồ Đức Phớc nhận quyết định điều động. Ảnh: Q.Đ.

Ngày 16/4, tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã triển khai nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác nhân sự.

Theo đó, Bộ Chính trị phân công, điều động ông Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn giữ chức Bí thư tỉnh ủy Nghệ An.

Ông Chính cũng trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Hồ Đức Phớc, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Bí thư tỉnh ủy Nghệ An để giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Phát biểu tại hội nghị, ông Chính nhấn mạnh ông Phớc (53 tuổi), là cán bộ trẻ phát triển tại địa phương trở thành cán bộ chủ chốt của tỉnh. Thay mặt Bộ Chính trị, ông đánh giá cao những đóng góp của ông Hồ Đức Phớc và ông Nguyễn Đắc Vinh.

Trên cương vị công tác mới, ông Phạm Minh Chính mong muốn hai cán bộ này tiếp tục phát huy năng lực, sở trường, sự sáng tạo, nỗ lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trên cương vị công tác mới.

Về phía Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An cần tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ, đoàn kết, ủng hộ hai người trưởng thành, góp phần xây dựng Nghệ An và đất nước phát triển.

Phát biểu tại buổi nhận nhiệm vụ, ông Phớc và ông Vinh hứa sẽ nỗ lực, phấu đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


Hơn 300 người dính bẫy lừa dự án nhà ở Biên Hòa

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố, điều tra Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Thị Chí Sương, Đặng Đức Trung (nguyên là giám đốc, phó giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Cây Cảnh) về tội lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Những người này được cho là đã chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của hơn 300 nạn nhân ở nhiều tỉnh, thành trong dự án khu dân cư 156,8 ha ở xã Tam Phước, TP. Biên Hòa (Đồng Nai).

Theo cơ quan điều tra, năm 2007 Đồng Nai chấp thuận cho Công ty Cổ phần Sài Gòn Cây Cảnh (công ty) lập thủ tục đầu tư khu dân cư ở địa chỉ trên. Một năm sau, Đồng Nai phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500.

Trong khi công ty chưa có quyết định giao đất, giấy phép đầu tư xây dựng, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính… nhưng lãnh đạo công ty đã ký hợp đồng cho các công ty khác ở TP. HCM môi giới, bán nền đất ở dự án. Các công ty này đã bán nền, thu tiền của hơn 300 khách hàng ở TP. HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bến Tre… chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của các nạn nhân.

Công an tỉnh Đồng Nai yêu cầu những ai ký hợp đồng mua bán nền đất dự án với công ty liên hệ Cơ quan CSĐT (PC46) Công an tỉnh Đồng Nai tại 1034 Nguyễn Ái Quốc, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa hoặc điện thoại 0613.899551 gặp điều tra viên Phạm Ngọc Dũng để được giải quyết.


Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025

Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 
canh sat co dong tp. ho chi minh ra quan phong, chong toi pham. (anh: an hieu/ttxvn)

Cảnh sát cơ động TP. Hồ Chí Minh ra quân phòng, chống tội phạm. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)

Mục tiêu của Chiến lược là đến năm 2020 đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm từ 3-5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016. 

Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên trên tổng số án khởi tố...

Khắc phục sơ hở mà tội phạm có thể lợi dụng hoạt động

Nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược là nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của hệ thống chính trị và cộng đồng. Trong đó, gắn việc hoạch định, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội với công tác phòng, chống tội phạm, khắc phục sơ hở, thiếu sót mà tội phạm có thể lợi dụng hoạt động. 

Đặc biệt trong quá trình hoạch định, thực hiện các chính sách kinh tế như góp vốn, cho vay vốn đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư của nước ngoài, chính sách tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp cần công khai, minh bạch, có giám sát chặt chẽ của cơ quan tài chính, kiểm toán để tránh tình trạng tài sản nhà nước bị thất thoát; cần có cơ chế, chính sách quản lý chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại; thị trường vốn; thị trường chứng khoán, bất động sản; đổi mới các chính sách tạm nhập, tái xuất; chính sách về thuế, chính sách quản lý đất đai...

Chiến lược cũng đề ra việc nghiên cứu đổi mới các chính sách xã hội liên quan đến phòng, chống tội phạm như chính sách giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc, chính sách giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi.

Ban hành quy định việc thẩm định về bảo đảm yêu cầu an ninh, trật tự đối với các dự án phát triển kinh tế, xã hội trọng điểm quốc gia. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó, đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong từng thời kỳ; tập trung xây dựng và củng cố phong trào ở các địa bàn trọng điểm, chiến lược, vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, vùng biên giới, biển đảo, khu công nghiệp và các thành phố lớn... 

Thường xuyên cải tiến hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của nhân dân về phòng, chống tội phạm. Chú trọng hình thức tuyên truyền, vận động cá biệt đối với các đối tượng có nguy cơ phạm tội, tái phạm và tại các địa bàn trọng điểm về trật tự, an toàn xã hội. Thành lập trang thông tin điện tử phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự.

Lập hồ sơ quản lý các đối tượng có dấu hiệu hoạt động phạm tội

Theo Chiến lược này, hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ sẽ được đẩy mạnh. Trong đó, chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, thống kê tội phạm, chủ động nắm diễn biến tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm. 

Bên cạnh đó, chủ động rà soát, lập hồ sơ quản lý đối với các đối tượng có dấu hiệu hoạt động phạm tội "đâm thuê, chém mướn," "bảo kê," "xiết nợ," đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức trái phép các hoạt động cờ bạc, cá độ thể thao, các hoạt động chuyển giá, sở hữu chéo, các hoạt động lợi dụng kinh doanh để phạm tội; các đường dây buôn lậu, mua bán và vận chuyển trái phép các chất ma túy lớn. 

Kịp thời lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và cơ sở chữa bệnh bắt buộc; quản lý chặt chẽ những người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, người đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Chú trọng bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã, tập trung số đối tượng nguy hiểm, đặt biệt nguy hiểm. 

Xây dựng, nâng cao chất lượng các hoạt động tuần tra kiểm soát kết hợp với các hoạt động nghiệp vụ chủ động phòng ngừa tội phạm trên các tuyến giao thông, các địa bàn trọng điểm, địa bàn đô thị và giáp ranh

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục