tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 13-07-2016

  • Cập nhật : 13/07/2016

70 nhà máy điện tham gia thị trường phát điện

Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), tính đến nay, đã có 70 nhà máy điện với tổng công suất 15.549MW trực tiếp tham gia thị trường điện (chiếm 43% tổng công suất toàn hệ thống).

Thống kê từ EVN cho thấy, sản lượng toàn hệ thống trong tháng 6/2016 đạt 16,13 tỷ kWh, lũy kế 6 tháng năm 2016 sản lượng toàn hệ thống đạt 88,51 tỷ kWh, tăng 12,51% so với cùng kỳ năm 2015.

Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN trong tháng 6/2016 ước đạt 15,65 tỷ kWh. Lũy kế 6 tháng năm 2016 đạt 84,75 tỷ kWh, tăng 10,75% so với cùng kỳ. Trong tổng sản lượng điện sản xuất và mua 6 tháng, thủy điện chiếm 28,3%, tua-bin khí chiếm 29,36%, nhiệt điện dầu chiếm 1,24%, điện mua Trung Quốc chiếm 1,38% và đặc biệt, nhiệt điện than đạt sản lượng huy động cao, chiếm 39,87% (trong đó Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Duyên Hải 1 được khai thác vượt sản lượng so với kế hoạch, góp phần đáng kể đảm bảo cấp điện miền Nam).

Về công tác vận hành thị trường điện, EVN cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, thị trường điện vận hành an toàn, ổn định, tuân thủ đúng quy định về chào giá, quy định về thị trường điện, không xảy ra tình huống can thiệp thị trường điện. 

Đáng chú ý, tính đến nay, đã có 70 nhà máy điện với tổng công suất 15.549MW trực tiếp tham gia thị trường điện (chiếm 43% tổng công suất toàn hệ thống).

Về lưới điện, trong 6 tháng đầu năm 2016 đã hoàn thành đóng điện 110 công trình lưới điện 110-500kV (bao gồm 05 công trình 500kV, 17 công trình 220kV và 88 công trình 110kV) và khởi công xây dựng 72 công trình lưới điện 110-500kV (bao gồm 01 công trình 500kV, 07 công trình 220kV và 64 công trình 110kV). Trong đó, đã hoàn thành các dự án đảm bảo cấp điện miền Nam (đường dây 500kV Duyên Hải - Mỹ Tho, trạm biến áp 500kV Pleiku 2 nâng cao năng lực truyền tải Trung - Nam) và các dự án đảm bảo cung cấp điện cho TP. Hà Nội (trạm biến áp 220kV Sơn Tây, trạm biến áp 110kV Sân bay Nội Bài...).

Theo EVN, trong tháng 7, dự kiến phụ tải của hệ thống điện bình quân là 531 triệu kWh/ngày, công suất cực đại khoảng 28.690 MW, công suất khả dụng từ 30.800 - 32.200 MW (chưa tính nhiệt điện chạy dầu). Qua tính toán cân bằng cung - cầu điện năng, hệ thống điện đáp ứng đủ công suất cho nhu cầu phụ tải.

Mục tiêu vận hành hệ thống điện trong tháng sẽ là khai thác các hồ thuỷ điện theo kế hoạch điều tiết, đảm bảo yêu cầu cấp nước hạ du của các địa phương; các hồ thuỷ điện trên lưu vực sông Hồng và sông Đồng Nai sẽ tăng cường khai thác khi lưu lượng nước về tăng. Các tổ máy nhiệt điện than và tua bin khí khai thác cao, đặc biệt là nhiệt điện miền Trung và Miền Nam.


Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh

Chiều 11/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về Kỳ họp thứ IV và thứ V của Ủy ban. Toàn văn Thông báo như sau:
pho chu tich uy ban nhan dan tinh hau giang trinh xuan thanh. (anh: huynh su/ttxvn)

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)

 

Trong thời gian qua, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ IV và thứ V. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Tại 2 kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận các nội dung sau:

1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Sau khi xem xét, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận đồng chí Trịnh Xuân Thanh có khuyết điểm, vi phạm sau:

a. Trong thời gian từ năm 2007-2013, trên các cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), mặc dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ, nhưng đồng chí Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng Công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế; đã để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013), nhiều tổ chức, cá nhân trong Tổng Công ty bị kỷ luật và xử lý hình sự. Những vi phạm, thua lỗ nêu trên là nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Với cương vị là người đứng đầu, đồng chí Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên. Tuy nhiên, đồng chí Trịnh Xuân Thanh chưa nghiêm túc, thành khẩn tự giác nhận trách nhiệm, khuyết điểm, vi phạm của bản thân.

b. Khi thuyên chuyển vào Hậu Giang công tác, với cương vị là Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, đồng chí đã dùng biển số xe công gắn vào xe ôtô tư nhân để sử dụng là trái quy định, gây phản cảm, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc làm đó của đồng chí là thiếu gương mẫu, vi phạm Quy định số 101- QĐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.”

c. Đồng chí Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm ở Tổng Công ty PVC, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đánh giá chưa hoàn thành nhiệm vụ và cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty. Như vậy, đồng chí không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo Kết luận 146-KL/TW, ngày 4/10/2013 của Bộ Chính trị khóa XI. Nhưng, đồng chí vẫn đề nghị, để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu.

d. Qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, quy hoạch, giới thiệu bầu cử ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang đối với đồng chí Trịnh Xuân Thanh, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan có khuyết điểm, đã vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cán bộ.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư:

- Chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Ban Thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý các tập thể, cá nhân có liên quan về các khuyết điểm, vi phạm. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành tổng kết, rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình về công tác cán bộ.

- Hội đồng Bầu cử quốc gia xem xét, không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với đồng chí Trịnh Xuân Thanh.

đ. Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định và yêu cầu:

- Tiến hành quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với đồng chí Trịnh Xuân Thanh.

- Tiếp tục kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xem xét việc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Tổng Công ty PVC.

- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và đồng chí Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015.

- Đề nghị Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của ngành Công an rà soát, thu hồi biển số xe công (biển xanh) đã được cấp và sử dụng trái quy định.

- Yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm khắc đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm.

2. Kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2010-2015 và một số cá nhân

a, Đối với tập thể Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố:

Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2010-2015 đã thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân thành phố thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy về chủ trương nghiên cứu phương án bố trí các đài phun nước, kết hợp ánh sáng, kỹ xảo nghệ thuật (Dự án nhạc nước), thực hiện không đúng các quy định về quản lý đầu tư xây dựng đối với Dự án.

b. Đối với cá nhân:

Các đồng chí: Dương Anh Điền, nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố; Lê Khắc Nam, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố; Đoàn Duy Linh, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố có các khuyết điểm, vi phạm: Vi phạm Quy định số 51-QĐ/TW, ngày 19/4/2007 của Ban Bí thư khóa X, Quy chế làm việc của Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Quy chế làm việc của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2011-2016 trong việc quyết định phê duyệt đầu tư Dự án nhạc nước; thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện và vi phạm các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chi phí, quản lý hợp đồng, lựa chọn nhà thầu.

Những khuyết điểm, vi phạm của tập thể và cá nhân nêu trên dẫn đến Dự án nhạc nước còn dở dang, đến nay chưa thể nghiệm thu, thanh quyết toán, bàn giao, đưa vào sử dụng theo đúng mục tiêu, yêu cầu đã được phê duyệt, làm thất thoát, lãng phí cho ngân sách Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương.

Căn cứ Quy định số 263-QĐ/TW, ngày 8/10/2014 và Quy định số 181- QĐ/TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, vi phạm của các đồng chí nêu trên đến mức phải xem xét áp dụng hình thức kỷ luật.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc đối với Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân thành phố và tiến hành quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với các đồng chí Dương Anh Điền, Lê Khắc Nam, Đoàn Duy Linh.

3. Giải quyết tố cáo đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông

Qua xem xét, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ trương thu hồi Dự án, giao cho các ngành tham mưu đề xuất kinh phí bồi hoàn cho chủ đầu tư, trong khi dự án chưa hoàn thành để kéo dài, nhiều lần thay đổi chủ đầu tư, không mang lại hiệu quả, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.

Đối với đồng chí Hà Trung Ký, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (nguyên Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh) có vi phạm (như đã nêu tại Kết luận số 1084/KL-UBND, ngày 28/5/2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông), nhưng chưa được Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2005-2010 chỉ đạo xử lý là có khuyết điểm.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiến hành kiểm điểm trách nhiệm đối với đồng chí Hà Trung Ký theo quy trình, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Đảng

Kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật.

Xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra các Đảng ủy: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Thực hiện giám sát chuyên đề đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân và một số cá nhân; Đảng ủy Tổng cục Chính trị và đồng chí Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục Trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân. Tham gia ý kiến với Đoàn giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Ban Bí thư, Bộ Chính trị.

Thông qua các nội dung kiểm tra, giám sát nêu trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm của tập thể và cá nhân và yêu cầu có biện pháp, giải pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.(PLO)


Hành động vô nhân đạo của Trung Quốc đe dọa tính mạng ngư dân Việt

Hội Nghề cá Việt Nam cực lực lên án và phản đối hành động vô nhân đạo của phía Trung Quốc đã đe dọa trực tiếp đến tính mạng, gây thiệt hại lớn đến tài sản của ngư dân trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Chiều nay (11-7), Hội Nghề cá Việt Nam đã có thông báo phản đối về việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.

Cụ thể, vào khoảng 11 giờ ngày 9-7, tàu cá QNg 90479 TS của ông Võ Văn Lựu và tàu cá QNg 95001 TS của ông Huỳnh Văn Khanh (chủ tàu kiêm thuyền trưởng, đều ngụ xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa.

Lúc này hai tàu của ông Lưu và ông Khanh cách đảo Bom Bay 30 hải lý về phía đông, trong đó tàu của ông Lựu có năm thuyền viên đang đánh bắt thì bị hai tàu của Trung Quốc mang số hiệu là 46102 và 35103 rượt đuổi.

ngu dan quang ngai buc xuc truoc hanh dong ngang nguoc, phi phap cua trung quoc tren vung bien hoang sa thuoc viet nam. anh: luan ngu

Ngư dân Quảng Ngãi bức xúc trước hành động ngang ngược, phi pháp của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Ảnh: LUẬN NGỮ

Theo nhận định của ngư dân, hai tàu này là tàu của cảnh sát biển Trung Quốc có màu sơn trắng đục, cờ sọc màu xanh, đỏ và vàng. Sau khi hai tàu của Trung Quốc khống chế được tàu của ông Võ Văn Lựu và tấn công ông Lựu, đồng thời dồn toàn bộ năm thuyền viên còn lại trên tàu về phía trước mũi tàu.

Sau đó những người trên hai tàu của Trung Quốc tiếp tục dùng tàu của ông Võ Văn Lựu rượt đuổi tàu của ông Huỳnh Văn Khanh. Quá trình rượt đuổi, đến 14 giờ cùng ngày thì phía Trung Quốc làm tàu của ông Lựu bị chìm xuống biển.

Từ phía xa, lúc này tàu của ông Huỳnh Văn Khanh cách nơi tàu ông Lựu chìm nhưng không dám quay trở lại cứu vì sợ phía Trung Quốc bắt tiếp và làm chìm. Đến khoảng tối cùng ngày, khi phía Trung Quốc rời khỏi khu vực tàu ông Lựu bị chìm thì ông Khanh mới quay lại vớt toàn bộ năm thuyền viên lên tàu.

Hội Nghề cá Việt Nam cực lực lên án và phản đối hành động vô nhân đạo của phía Trung Quốc đã đe dọa trực tiếp đến tính mạng, gây thiệt hại lớn đến tài sản của ngư dân khi đang khai thác hải sản trên biển thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam cần có biện pháp phản đối mạnh hành động của tàu Trung Quốc, yêu cầu bồi thường cho ngư dân bị phía Trung Quốc làm chìm.

Đồng thời Hội Nghề cá Việt Nam cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam trong các hoạt động trên biển. Kiên quyết, kịp thời ngăn chặn và xử lý những hành động tương tự để ngư dân Việt Nam yên tâm vươn khơi sản xuất


Mua hóa chất độc hại, bao nhiêu cũng có

Theo quy định, những loại hóa chất cực độc, có thể gây bỏng, thậm chí tử vong cần được kiểm soát chặt chẽ, song lại có thể dễ dàng mua bán ở Hà Nội. Người bán không quan tâm mục đích, chỉ cần đọc đúng tên thì bao nhiêu cũng có.

Mua bán dễ dàng

Tại phố Hàng Hòm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), có thể tìm được bất cứ loại hoá chất nào kể cả các chất cực độc như lưu huỳnh, axit sunfuric, axit nitric… Thậm chí, cả phenol - chất được coi là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở biển miền Trung cũng được bày bán công khai.

Trong vai người mua hàng, PV được một người bán giới thiệu phenol có giá 130.000 đồng/1kg, mua nhiều giá sẽ “mềm” hơn. Họ cũng không hề hỏi khác, mua chất độc này nhằm mục đích gì mà chỉ giới thiệu đây là chất cực độc, rất nóng. Khi PV ngỏ ý muốn mua số lượng ít hơn, người bán gắt gỏng “ai cắt ra được cái đấy, mùi quá kinh luôn”.

Cũng tại cửa hàng này, axit sunfuric, loại chất có thể gây bỏng nặng thậm chí tử vong được bán với giá 50 nghìn đồng/lọ. Khi hỏi về mức độ nguy hiểm, người bán trả lời ngắn gọn: “Mày mua lần đầu à, axit nào chả bỏng, để cẩn thận vào”.

Tại các cửa hàng gần đó, những hoá chất khác không kém phần nguy hiểm như axit nitric, lưu huỳnh… cũng không khó để mua. Các chất này ngoài dùng trong công nghiệp thì cũng là nguyên liệu để chế tạo chất nổ. Đặc biệt, hóa chất kali nitrat hoặc axit nitric vốn dùng để chế tạo thuốc nổ, pháo, mìn cũng được bày bán công khai, muốn mua bao nhiêu cũng có, giá 100.000 đồng/1kg hoặc 40.000/ 1lít.

Theo quy định của Luật Hoá chất, việc mua bán hóa chất độc phải có phiếu kiểm soát, có xác nhận của bên mua, bên bán và bao gồm các thông tin về tên hóa chất, số lượng hóa chất, mục đích sử dụng...

Đặc biệt, phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc phải được lưu giữ tại bên bán, bên mua ít nhất 5 năm và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Tuy nhiên, các cửa hàng hoá chất tại Hà Nội gần như “ngoài vùng phủ sóng” của luật. Chỉ cần đọc tên là người bán sẽ mang ra đúng loại cần mua với số lượng bao nhiêu cũng có.

Cực độc, có thể gây ung thư

Tại chợ Đồng Xuân, những người bán hàng thường rỉ tai nhau về một loại thuốc có thể chống chuột, kiến, gián... Chỉ cần để một viên vào giữa hàng hoá thì không động vật nào có thể phá hoại lương thực, thực phẩm. Trong vai một người buôn gạo, PV ngỏ ý muốn mua loại thuốc trên thì được một người bốc vác thuê tại đây đon đả mời chào. Người này ra giá sẽ đặt thuốc chống côn trùng với giá 20.000 đồng/bao hàng song PV từ chối, nói muốn mua thuốc về tự dùng.

Rất nhanh, người phụ nữ đưa ra một lọ thuốc in toàn chữ Trung Quốc và bốc mùi rất khó chịu.

PV Tiền Phong đem loại thuốc trên về nhờ một cán bộ Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam thẩm định. Ông này cho biết, đây là nhôm photphua (AIP), một loại thuốc thuộc nhóm cực độc, công dụng chính là khử trùng kho bảo quản. Chất này khi bay hơi sẽ ảnh hưởng hệ thần kinh tới mức gây tử vong cho côn trùng. Chất này có thể gây ung thư cho người và đặc biệt nguy hiểm tới thai nhi dưới 3 tháng tuổi. Loại thuốc này tuyệt đối không được để lẫn với lương thực, thực phẩm.

Tại chợ đầu mối Long Biên, từ lâu cũng to nhỏ thông tin có tình trạng người bán hàng dùng hoá chất nhằm làm hoa quả của mình tươi lâu hơn. Tuy nhiên, những người bán hàng ở đây khá kín tiếng khi nói về nguồn gốc của các loại thuốc bảo quản này. Nhờ một vài mối quan hệ, PV cũng có được một chai thuốc không nhãn mác, có mùi khó chịu được cho là giúp bảo quản trái cây tươi rất lâu.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục