tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 23-04-2016

  • Cập nhật : 23/04/2016

Ông Nguyễn Xuân Thắng giữ chức Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia

thuong truc ban bi thu dinh the huynh trao quyet dinh cho giao su-tien sy nguyen xuan thang. (anh: nguyen dan/ttxvn)

Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh trao Quyết định cho giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)

Chiều 22/4, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Bộ Chính trị quyết định giáo sư-tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, nguyên Ủy viênTrung ương Đảng, thôi giữ chức Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, để giữ chức Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021.

Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để giữ chức Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thưĐinh Thế Huynh bày tỏ sự trân trọng về những cống hiến của ông Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khóa XI về những đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc nói chung, đối với công tác đào tạo cán bộ, nghiên cứu lý luận và sự nghiệp của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng.

Chúc mừng ông Tạ Ngọc Tấn đã hoàn thành xuất sắc trọng trách được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh tin tưởng đồng chí sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị mới là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Chúc mừng ông Nguyễn Xuân Thắng đảm nhiệm cương vị Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh tin tưởng với sự tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương và sự phân công của Bộ Chính trị, cùng với kinh nghiệm công tác của mình, ông Nguyễn Xuân Thắng sẽ tiếp tục phát huy năng lực, sở trường và sự năng động, sáng tạo để cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng giao, góp phần vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Là một cán bộ có năng lực, giàu kinh nghiệm, trước khi được phân công làm Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Xuân Thắng từng đảm nhiệm cương vị Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới; Phó Chủ tịch, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII./.


Công nghiệp hóa thất bại đến mức nào?

Lĩnh vực chế biến chế tạo của Việt Nam – ngành công nghiệp tạo năng lực cốt lõi cho phát triển – gần như giậm chân tại chỗ trong 30 năm qua.

Mục tiêu Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã thất bại như lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại kỳ họp Quốc hội vừa qua một lần nữa được nêu bật tại Diễn đàn Sản xuất và Công nghiệp Việt Nam do VCCI tổ chức ngày 21/4 tại Hà Nội.

Nhận diện về sự thất bại của công nghiệp hóa, Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam – khái quát rằng nguyên nhân thất bại chủ yếu do chúng ta chỉ tập trung phát triển xây dựng, chỉ thích khai khoáng, chỉ chú trọng vào gia công, còn lĩnh vực cốt lõi nhất là chế biến chế tạo thì chúng ta không tập trung.

Đó là lý do vì sao thành tích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dù rất tốt, nhưng thực trạng phát triển công nghiệp lại được đánh giá là “rất có vấn đề”.

TS Trần Đình Thiên cho biết, trong 30 năm đổi mới, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP của Việt Nam tăng tới 16%, tức là tăng rất nhiều. Việc dịch chuyển cơ cấu như thế là đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao dịch chuyển cơ cấu tốt như thế mà công nghiệp Việt Nam vẫn yếu.

Trả lời cho câu hỏi này, ông Thiên cho biết, khi phân tích cơ cấu của công nghiệp chế biến, chế tạo - tức lĩnh vực tạo năng lực cốt lõi cho phát triển - thì lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo trong 30 năm mới chỉ tăng được 1,6%.

“Trong thời đại công nghiệp hiện đại, trong thời đại công nghệ cao mà 30 năm mới chỉ tăng 1,6%, thì thử hình dung xem nền công nghiệp Việt Nam có giẫm chân tại chỗ, hay tụt lùi ghê gớm so với khu vực,” ông nói.

“Vì sao lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng 16% mà chế biến chế tạo chỉ tăng 1,6%, là vì ta chỉ phát triển xây dựng, ta chỉ thích khai khoáng, ta chỉ tập trung vào gia công, còn lĩnh vực cốt lõi nhất của tương lai thì chúng ta rất yếu, không tập trung”, ông đánh giá.

Với thực trạng này, Việt Nam được đánh giá là còn cách mấy chục năm nếu muốn đuổi theo các nước trong khu vực như Thái Lan.

Ông Thiên cho rằng, bây giờ Việt Nam đang hội nhập, chúng ta bước vào sân chơi thế giới, lại ở đẳng cấp rất cao, nhưng phải nhìn nhận là thực lực công nghiệp của Việt Nam đang rất thấp. Và chúng ta không thể ở mãi đó được.

Ông đưa ra một số kiến nghị. Thứ nhất, Việt Nam phải xem lợi thế thật sự trong điều kiện hiện tại, trong hội nhập là gì. Xưa nay chúng ta thường kể ra một đống lợi thế, nhưng dường như càng kể ra thì những lợi thế đó càng sắp mất đi: tài nguyên đang khan hiếm dần, lao động giá rẻ đang ít đi, ngay cả vị trí địa lý chiến lược của chúng ta cũng không phỉa dễ mà tạo lập được lợi thế cho mình.

Vị giáo sư này cho rằng phải nhận diện lợi thế thực sự của Việt Nam trong hội nhập, phải có tầm nhìn khác đi, phải vươn tầm lên, từ đó định hình các doanh nghiệp chúng ta. Trong thời đại này, cần tôn trọng sự định vị của các tập đoàn tư nhân, tạo điều kiện vĩ mô thuận lợi để các tập đoàn này phát triển công nghiệp.

Xưa nay Việt Nam cho doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, nhưng những doanh nghiệp này không định hướng vào công nghiệp, nên công nghệ rất ít, chủ yếu tập trung vào ngành khai thá tài nguyên. Đến giờ chúng ta đã thay đổi thái độ đôi chút, nhưng các tập đoàn tư nhân vẫn rất yếu.

Thứ hai, phải xác định đúng cấu trúc doanh nghiệp. Việt Nam hiện có doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI, nhưng trong doanh nghiệp nội địa phải lấy doanh nghiệp tư nhân là lực lượng nền tảng, lực lượng quyết định. Trong công nghiệp, các tập doàn tư nhân phải là trụ cột, còn doanh nghiệp nhà nước có thể là trụ cột, nhưng không nhất thiết.

Việt Nam rất quý các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, mời các nhà đầu tư đến phát triển hộ công nghiệp Việt Nam, nhưng chúng ta quý quá mức cần thiết. Khi các doanh nghiệp Việt Nam yếu, chúng ta dựa nhiều vào doanh nghiệp nước ngoài, nhưng chúng ta vẫn cần phải biết cách phát triển các doanh nghiệp trong nước để có 1 khối doanh nghiệp tốt, nếu không các doanh nghiệp nước ngoài cũng không thể phát triển tốt được.

Thứ ba, để phát triển được công nghiệp, chúng ta không phải chọn hết tất cả các ngành, mà phải liên kết với nước ngoài, phải chọn chuỗi đúng. Một điểm nữa là Việt Nam làm sao để nhà đầu tư chọn mình, để các tập đoàn thế giới lớn thực sự có triển vọng chọn Việt Nam.

Đại diện phía doanh nghiệp, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen - đánh giá công nghiệp của Việt Nam cách quá xa so với thế giới và khu vực, kể cả Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Vậy nguồn lực quốc gia đang dặt ở đâu?

Ông cho biết các tỷ phủ trên sàn chứng khoán của Việt Nam chủ yếu lằm ở lĩnh vực tài chính, bất động sản, chứ không nằm ở lĩnh vực công nghiệp. Phải thừa nhận rằng các doanh nghiệp lớn Việt Nam hiện nay họ làm giàu bằng mọi giá, nhưng lẽ ra họ phải tạo ra giá trị trước, sau đó mới là lợi nhuận, chỉ có như vậy cái giàu của họ mới tỷ lệ thuận với sự phát triển của đất nước, tỷ lệ thuận với đời sống, thu nhập của đại đa số người dân, nền kinh tế mới phát triển bền vững.

Ông Vũ cho rằng “chưa bao giờ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần một điểm tựa từ chính phủ như bây giờ” - điểm tựa chứ không phải sự chống lưng.

Theo ông, muốn kinh tế phát triển thì chính phủ phải là chính phủ phục vụ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển mới tạo ra ngân sách, tạo công ăn việc làm, mới tạo ra nguồn cung cho dân chúng. “Nếu thiếu điều đó, tất cả những cái nói về công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ là viển vông”.


“Phải thực hiện bằng được mục tiêu GDP tăng 6,7%”

Thủ tướng yêu cầu ngành tài chính và kế hoạch đầu tư phải có những giải pháp quyết liệt để đảm bảo tăng trưởng năm nay đạt mục tiêu...
thu tuong nguyen xuan phuc phat bieu tai buoi lam viec. anh: vgp

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP


“GDP quý 1/2016 đạt 5,46%, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại. Bộ Tài chính phải tìm mọi giải pháp, tạo mọi điều kiện để đảm bảo tăng trưởng”. Chỉ đạo được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại buổi làm việc với Bộ Tài chính, chiều 21/4.

Không được chùn bước

Theo người đứng đầu Chính phủ, hiện nay có không ít khó khăn, thách thức đặt ra cho ngành tài chính như vấn đề nợ công, thu chi ngân sách, chống lãng phí… Do đó, Bộ Tài chính phải xác định được “tinh thần là vượt khó đi lên, không được chùn bước”; điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả, góp phần tích cực cho tăng trưởng.

Song song với đó là phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, kết hợp với giữ nợ công, nợ Chính phủ trong ngưỡng an toàn.

Về thu ngân sách, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính thực hiện các giải pháp quyết liệt chống thất thu, tiến tới là tất cả các hoạt động thanh toán đều phải có hóa đơn, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại khi hiện nay, nhiều giao dịch mua bán, chưa thực hiện nghiêm quy định này.

Ngành tài chính cần chấn chỉnh công tác xác định giá tính thuế hải quan, đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trong đó, không để thất thoát trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Những vị trí đất có giá trị phải đấu giá công khai.

Về chi ngân sách, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đưa vấn đề này trở thành “phong trào cách mạng”. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý giá cả, chống đầu cơ trục lợi, gây ra lạm phát tâm lý.

Yêu cầu nữa là phải phối hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, “không để trục trặc trong quá trình điều hành kinh tế vĩ mô”, Thủ tướng nhấn mạnh với ngành tài chính và cả ngành ngân hàng.

Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý Bộ Tài chính nên thí điểm cải tiến dự toán thu chi, tăng cường kỷ luật tài chính, từng bước tái cơ cấu chi ngân sách, bảo đảm an toàn nợ công. Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tạo nguồn hàng cho thị trường vốn. Không để xảy ra tình trạng sốt giá, giữ lạm phát dưới mức 5%. Quan tâm xây dựng mô hình cơ quan chuyên trách quản lý vốn nhà nước.

Thẩm định lại các dự án trọng điểm

Trước đó, trong buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sáng cùng ngày, Thủ tướng cũng yêu cầu cơ quan này phải tập trung hoàn thiện thể chế, gỡ bỏ ngay các rào cản phát triển; đề xuất mô hình tăng trưởng như mô hình đặc khu kinh tế, khu trung chuyển hàng hóa; quan tâm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp…

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan phải có giải pháp để thực hiện bằng được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay. Bộ phải đưa ra giải pháp tạo nguồn cho đầu tư phát triển, mà không chỉ là vay nước ngoài, phát hành trái phiếu.

Đồng thời, kiểm soát và tiết kiệm trong đầu tư công, kể cả chi cho đầu tư phát triển. Phối hợp với các bộ, ngành rà soát lại danh mục các dự án đầu tư công, tập trung cho lĩnh vực y tế, giáo dục.

Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ chi tiêu công, mua sắm công, đảm bảo bình đẳng, công khai trong đấu thầu; nghiên cứu hình thức mua sắm công, đấu thầu quốc gia qua mạng, để góp phần tăng cường công khai, minh bạch.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thẩm định lại các dự án quốc gia quan trọng, trước hết là các dự án có vốn từ 10.000 tỷ đồng trở lên.


Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hiện nay có 5 thứ trưởng

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13 đã phê chuẩn đồng chí Đào Ngọc Dung giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Ngoài Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hiện nay còn có 5 Thứ trưởng.

1. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ông Đào Ngọc Dung sinh ngày 06/06/1962, quê quán tại xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là thạc sỹ Quản lý hành chính công,Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI.

Quá trình công tác:

- Năm 2006-2006, ông là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Tháng 12/2006, ông chuyển công tác về Ban cán sự Đảng ngoài nước và giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng ngoài nước.

- Từ 2007 đến tháng 5/2010, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc.

- 5/2010: Bộ Chính trị phân công, điều động và chỉ định ông Đào Ngọc Dung làm Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái.

- Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lan thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, ông Đào Ngọc Dung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

- Tháng 8/2011, ông được bổ nhiệm, điều đồng làm Bí thư Đảng ủykhối các cơ quan Trung ương.

- Ngày 9/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn ông Đào Ngọc Dung giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH.

2. Thứ trưởng Huỳnh Văn Tí

 

thu truong bo lao dong, thuong binh va xa hoi huynh van ti

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Huỳnh Văn Tí

 

Lĩnh vực phụ trách: Chỉ đạo lĩnh vực dạy nghề; chính sách người có công; chỉnh hình và phục hồi chức năng; công tác thanh tra và theo dõi các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ; Tham gia Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Phụ trách các đơn vị: Tổng cục Dạy nghề (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục); Cục Người có công (bao gồm các đơn vị sự nghiệp điều dưỡng người có công trực thuộc Cục); Thanh tra Bộ; Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định; Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh; Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long; Các Trường dạy nghề thuộc Bộ. Viện Chỉnh hình- Phục hồi chức năng; Trung tâm Kỹ thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng; Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Quy Nhơn; Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng Cần Thơ; Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam; Quỹ Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam;

Theo dõi các địa phương: Các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An , Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

3. Thứ trưởng Phạm Minh Huân

 

thu truong bo lao dong, thuong binh va xa hoi pham minh huan

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân

 

Lĩnh vực phụ trách: Chỉ đạo lĩnh vực lao động - tiền lương; bảo hiểm xã hội; pháp chế; quan hệ lao động và theo dõi các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ; Giúp Bộ trưởng chỉ đạo công tác cải cách hành chính; Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức; Chủ tịch Hội đồng nâng lương, nâng ngạch công chức, viên chức của Bộ.

Phụ trách các đơn vị: Vụ Lao động - Tiền lương; Vụ Bảo hiểm xã hội; Vụ Pháp chế; Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động; Theo dõi địa phương: Các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Binh, Thành phố Hà Nội, Hải Phòng.

4. Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm

 

thu truong bo lao dong, thuong binh va xa hoi nguyen trong dam.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm.

 

Lĩnh vực phụ trách: Chỉ đạo lĩnh vực bảo trợ xã hội; giảm nghèo; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới và và theo dõi các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ; Tham gia Ban Chỉ đạo Tây Bắc.

Phụ trách các đơn vị: Cục Bảo trợ xã hội; Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội; Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo; Vụ Bình đẳng giới; Văn phòng Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam; Ban Quản lý Dự án "Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam"; Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì; Trung tâm PHục hổi chức năng trẻ tàn tật Thụy An; Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật; Trung tâm Bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi; Theo dõi các địa phương: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn.

5. Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp

 

thu truong bo lao dong, thuong binh va xa hoi doan mau diep

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp

 

Lĩnh vực phụ trách: Chỉ đạo lĩnh vực việc làm; xuất khẩu lao động; an toàn lao động; nghiên cứu khoa học; công nghệ thông tin và theo dõi hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ; Chủ tịch Hội đồng khoa học của Bộ; - Tham gia Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

Phụ trách các đơn vị: Cục Việc làm (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Cục Quản lý lao động ngoài nước; Cục An toàn lao động (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Các Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Khu vực I; Khu vực II; Khu vực III; Viện Khoa học Lao động và Xã hội; Trung tâm Thông tin; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội; Trung tâm lao động ngoài nước; Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Sona); Công ty Cổ phần Nhân lực quốc tế Sovilaco; Theo dõi các tỉnh : Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Giai Lai, Đắk Lắk , Đắk Nông, Lâm Đồng.

6. Thứ trưởng Đào Hồng Lan

 

thu truong bo lao dong, thuong binh va xa hoi dao hong lan.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan.

 

Lĩnh vực phụ trách: Chỉ đạo lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em; hợp tác quốc tế; công tác Đảng- Đoàn thể; văn phòng, quốc phòng - an ninh, báo chí, xuất bản và theo dõi hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ; Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Bộ; Chủ tịch Làng trẻ em SOS Việt Nam.

Phụ trách các đơn vị: Văn phòng Bộ (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng); Vụ Hợp tác quốc tế; Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Văn phòng Đảng- Đoàn thể; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Báo Lao động và Xã hội; Tạp chí Lao động và Xã hội; Tạp chí Gia đình và Trẻ em; Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà Xuất bản Lao động Xã hội; Theo dõi địa phương: Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng.


Ông Phạm Ngọc Thưởng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn

chu tich ubnd tinh lang son pham ngoc thuong phat bieu sau khi duoc bau. (anh: dang thai thuan/ttxvn)

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Phạm Ngọc Thưởng phát biểu sau khi được bầu. (Ảnh: Đặng Thái Thuần/TTXVN)

Ngày 22/4, Hội đồng Nhân dân tỉnh Lạng Sơn tổ chức kỳ họp thứ 13, khóa XV nhiệm kỳ 2011-2016.

Tại kỳ họp, các đại biểu đã nghe báo cáo tổng kết hoạt động của Hội đồng Nhân dân tỉnh và làm công tác nhân sự, kiện toàn chức danh chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Tại kỳ họp lần này, ông Phạm Ngọc Thưởng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn với tỷ lệ 78,43% số phiếu tán thành.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện tốt chức năng thay mặt cử tri quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương; thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cử tri với Nhà nước, thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri; các hoạt động khảo sát, kiểm tra, giám sát thường xuyên được cải tiến; các nghị quyết được xây dựng ban hành đúng thẩm quyền, đảm bảo quy trình, thủ tục, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và có tính khả thi góp phần tạo được sự chuyển biến tích cực về mọi mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, góp phần ổn định chính trị và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

Tuy nhiên bên cạnh đó, Hội đồng Nhân dân tỉnh vẫn còn một số nghị quyết có chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu; công tác chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp của các cơ quan chức năng đôi khi chưa đảm bảo thời gian quy định nên ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thẩm tra của các ban Hội đồng Nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Phụ trách Hội đồng Nhân dân tỉnh Lạng Sơn Tô Hùng Khoa cho biết.

Số lượng, phạm vi các cuộc điều tra, giám sát, khảo sát tuy đã tăng lên những chưa bao quát được các lĩnh vực trong đời sống. Hoạt động giám sát qua hình thức chất vấn là một trong các hình thức giám sát quan trọng nhưng còn hạn chế như số lượng câu hỏi chất vấn trong nhiệm kỳ chưa nhiều; hoạt động tiếp xúc cử tri đã có đổi mới xong hình thức còn dơn điệu, nặng về báo cáo, ít đối thoại.

Trong thời gian tới, Hội đồng Nhân dân tỉnh Lạng Sơn tỉnh tiếp tục đổi mới hoạt động tổ chức như tại các kỳ họp, khuyến khích các đại biểu phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm tham gia thảo luận, góp ý thẳng thắn, giảm thời gian trình bày báo cáo tại hội trường; đổi mới mạnh mẽ hoạt động kiểm tra, giám sát, tiếp xúc cử tri của Hội đồng nhân dân theo hướng đi vào thực chất, có chiểu sâu, có trọng tâm trọng điểm; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của thường trực và các ban.

Cùng với đó, Hội đồng Nhân dân tỉnh cũng xác định việc thực hiện chức năng quyết định đối với các vấn đề quan trọng của địa phương cần bám sát vào nhiệm vụ chính trị và điều kiện thực tế; lựa chọn người tiêu biểu, có trình độ, năng lực và tâm huyết đại diện cho ý chí nhân dân để giới thiệu, hiệp thương người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân./.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục