Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13 đã phê chuẩn ông Trương Minh Tuấn làm Bộ trưởng Bộ TT&TT. Các lãnh đạo Bộ TT&TT hiện nay có Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cùng 4 Thứ trưởng gồm: Nguyễn Minh Hồng, Nguyễn Thành Hưng, Phạm Hồng Hải, Phan Tâm.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 23-04-2016
- Cập nhật : 23/04/2016
Hà Nội sẽ xây tuyến nối từ đường 35 đến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài
UBND Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ đường 35 đến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt), huyện Mê Linh (giai đoạn I), huyện Mê Linh.
Cụ thể, UBND Hà Nội phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán của gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán. Giá gói thầu là 725,2 triệu đồng, trong đó dự phòng phí 65,9 triệu đồng; từ nguồn ngân sách thành phố.
Hình thức lựa chọn và phương thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước; 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu vào quý 2/2016. Thời gian thực hiện hợp đồng là 60 ngày.
Đối với các gói thầu cho các công việc thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác có giá trị nhỏ (dưới 500 triệu đồng), đơn giản như: Tư vân lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, Tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công – dự toán, giao Chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn, chỉ định các đơn vị thực hiện theo quy định.
UBND Hà Nội giao UBND huyện Mê Linh tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu theo đúng kế hoạch, tiến độ được duyệt; Tuân thủ Luạt Đấu thầu nấm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện đúng, đủ trong việc đăng tài thông tin đấu thầu. Trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư cập nhật giá gói thầu theo quy định tại Điều 35 Luật Đấu thầu.
Đồng thời thực hiện lập trình thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán công trình và triển khai thực hiện dự án đảm bảo chất lượng và tuân thủ đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ đạo, đôn đốc, giám sát chặt chẽ các nhà thầu trong quá trình thực hiện các gói thầu để hoàn thành dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ; không để xảy ra lãng phí, thất thoát vốn đầu tư…
Lai Châu lại xin xây sân bay 8.000 tỷ đồng
Ngày 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Lai Châu và đại diện nhiều Bộ, ngành, ngân hàng, doanh nghiệp trước thềm Hội nghị Xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Lai Châu lần thứ nhất (diễn ra vào ngày 23/4).
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Khắc Chử, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu đã đề cập tới nhiều vấn đề “nóng” của tỉnh trong đó có việc “xin” Thủ tướng sớm cho xây dựng sân bay ở tỉnh này.
Trong báo cáo làm việc với Đoàn công tác của Thủ tướng, UBND tỉnh Lai Châu đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm ở đây như Đường nối cao tốc Hà Nội – Lào Cai với thành phố Lai Châu, đặc biệt sân bay Lai Châu.
Trao đổi riêng với PV, ông Chử cho hay hiện chưa có tổng mức đầu tư cho dự án này, nhưng dự kiến khoảng 8.000 tỷ đồng cho 2 giai đoạn trong đó giai đoạn I hết khoảng 4.000 tỷ đồng.
Ông Chử thông tin thêm, trong đề án hiện nay đang báo cáo, đó là sân bay lưỡng dụng vừa phục vụ dân dụng, vừa phục vụ quốc phòng.
Nói về ý nghĩa của sân bay này với việc phát triển kinh tế ở Lai Châu, ông Chử cho hay: “Sân bay sẽ giúp phát triển ngành du lịch của tỉnh, đặc biệt có ý nghĩa trong việc cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra”.
“Về lâu dài thì cần, nhưng chưa phải lúc này”
Khi được hỏi về vấn đề này, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) – ông Trần Bắc Hà nêu quan điểm: “Về việc xây dựng sân bay, theo tôi chắc phải xem lại bởi Sapa – Lào Cai là sân bay cấp 4E, theo nguyên tắc là xã hội hóa và theo thông lệ điểm sân bay cự ly đường bộ khoảng dưới 300 km.
Theo ông Hà, từ Lai Châu tới sân bay Điện Biên khoảng 4 tiếng đồng hồ còn về Lào Cai chỉ khoảng 2 tiếng. Có sân bay là có khách, nhưng với các điểm du lịch ở Lai Châu, đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng cho một sân bay về lâu dài thì cần, nhưng hiện tại tôi nghĩ chưa phải trọng điểm tập trung.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho rằng, dự án trên có khả năng đầu tư, nhưng cần sự phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải.
“Nếu phụ thuộc vào ngân sách thì khó xây dựng được sân bay vì ngân sách nhà nước giờ cũng khó. Nếu xã hội hóa được dự án thì tốt. Việc xây dựng cũng cần có lộ trình”, ông Trường nói thêm.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin, Bộ Giao thông vận tải đang nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải hàng không trong đó có sân bay Lai Châu.
“Đây được xác định là sân bay chuyên dụng phục vụ cho trực thăng và tàu bay điện nhỏ. Theo quy định việc này Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý, sử dụng và khai thác nên đề nghị Bộ Giao thông vận tải có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị Bộ Quốc phòng sớm xem xét, kết luận về nội dung này”, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Quốc phòng có báo cáo về sự cần thiết của việc xây dựng sân bay dành cho các loại máy bay nhỏ ở Lai Châu.
Thủ tướng dẫn lời ông Mai Tiến Dũng gọi là sân bay chứ nó chỉ “nhỏ như sân vận động thôi, có gì đâu!”. “Trước sau gì cũng phải làm, nhưng lộ trình như thế nào Bộ Quốc phòng cân nhắc”, Thủ tướng phát biểu.
Sân bay Lai Châu là dự án từng được Bộ Giao thông Vận tải giao cho Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) phối hợp với các bên liên quan để thực hiện đầu tư đường băng trước, sau đó sẽ tính toán đầu tư dần các hạng mục khác theo nhiều hình thức.
Bộ Giao thông vận tải cho rằng, dự án này là cần thiết và có vốn không lớn, cố gắng đến năm 2018 sẽ đưa vào khai thác.
Hà Nội duyệt quy hoạch khu biệt thự, nhà vườn rộng 8,6ha tại huyện Thanh Trì
24.000 tỷ đồng xây khu công viên phần mềm trọng điểm thành phố Hà Nội
Công ty đổ đất “khủng bố” doanh nghiệp Nhật khởi kiện ra Trọng tài quốc tế
Toà án nhân dân huyện Đức Hoà (Long An) mới ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại “tranh chấp tiền phí bảo trì cơ sở hạ tầng, phí sử dụng các tiện ích công cộng” giữa CTCP Đầu tư Tân Đức và Công ty TNHH Tango Candy.
Tân Đức là công ty con của Tập đoàn Tân Tạo địa chỉ tại khu công nghiệp Tân Đức (Đức Hoà, Long An), người đại diện pháp luật là ông Bret Thomas Beachler, Tổng giám đốc và bị đơn là Công ty TNHH Tango Candy, người đại diện theo pháp luật là ông Tango Hirosuke, Tổng giám đốc.
Tại quyết định này, toà án nhân dân huyện Đức Hoà nêu: Xét thấy ngày 19/4/2016, ông Phạm Văn Song, đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn CTCP Đầu tư Tân Đức có đơn xin rút đơn khởi kiện, lý do là để nộp hồ sơ khởi kiện tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam chi nhánh TP.HCM.
"Trong vụ án này tính đến thời điểm Tân Đức rút đơn khởi kiện thì chưa có yêu cầu phản tố của bị đơn. Việc rút đơn kiện của nguyên đơn là hoàn toàn tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội nên được toà án chấp nhận", văn bản nêu rõ.
Được biết, về mức án phí, Tân Đức và Tango Candy đều không phải chịu, toà án hoàn lại cho Tân Đức tiền tạm ứng án phí đã nộp.
Trước đó, Tân Đức cũng từng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Uỷ ban Chứng khoán nhà nước về vụ việc đổ đất, lập hàng rào trước cửa doanh nghiệp Nhật và cho rằng, cơ quan chức năng cần đánh giá khách quan để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt và về sự nghiêm minh của pháp luật.
Ngày 19/3/2016, do bất đồng về phương án thu phí duy tu cơ sở hạ tầng, Tân Đức đã lập hàng rào chắn, đổ đất chặn cửa Tango Candy.
Sau khi bị dư luận lên án và với sự vận động của UBND tỉnh Long An, Tân Đức đã dọn khối đất đá đi, đồng thời gửi đơn khởi kiện Tango Candy ra toà án nhân dân huyện Đức Hoà trên cơ sở hợp đồng hai bên đã ký.
Trước đó, từ năm 2007, Công ty TNHH Tango Candy có 100% vốn từ Nhật Bản đã ký hợp đồng với Tân Đức về việc thuê lại đất Lô 8, đường 5, Khu công nghiệp Tân Đức. Theo Tân Đức, đây là khu đất xây dựng nhà xưởng nằm trên vị trí trung tâm, đẹp nhất của khu nhưng vẫn được công ty cho áp dụng mức phí duy tu cơ sở hạ tầng bằng với các doanh nghiệp khác, hoàn toàn không bị tính hệ số để tính phí.
Thời điểm bắt đầu thu phí là từ năm 2013 đến nay, Công ty Tân Đức cho biết đã nhiều lần gửi văn bản đến Tango yêu cầu thực hiện trách nhiệm nhưng bên thuê đất vẫn không thanh toán. Sau đó, Tango Candy có cam kết sẽ nộp đủ phí nhưng công ty này vẫn không nộp và huy động thêm 7 doanh nghiệp khác cùng phản đối.
"Phía Tango Candy đã coi thường pháp luật, cố tình lấp liếm, phản ánh sai sự thật để phục vụ cho việc vi phạm hợp đồng", đại diện Công ty Tân Đức từng cho biết.
Trong khi đó, ông Tango Hirosuke, Tổng giám đốc Tango Candy lại thông tin rằng: "Khi chúng tôi đặt chân đến đây vào năm 2007 thì trên hợp đồng không ghi cụ thể con số phí duy tu cơ sở hạ tầng.
Đến năm 2013 thì họ bắt đầu thu với mức phí rất cao, chúng tôi không đồng ý vì các khu công nghiệp xung quanh chỉ thu với mức phí duy tu từ 6.000 đến 8.000 đồng một m2, còn khu này là trên 10.000 đồng".