tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh tối 18-02-2016

  • Cập nhật : 18/02/2016

Vì sao người ta đổ xô đi mua vàng ngày mùng 10 tháng Giêng?

vi sao nguoi ta do xo di mua vang ngay mung 10 thang gieng?

Vì sao người ta đổ xô đi mua vàng ngày mùng 10 tháng Giêng?


Ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch được coi là ngày vía Thần Tài. Theo quan niệm dân gian, mua vàng vào ngày vía Thần Tài sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong năm mới.

Hàng năm, sau Tết Nguyên đán, nhiều người lại háo hức chờ đón ngày 10 tháng Giêng hay còn được gọi là ngày vía Thần tài. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng…có thờ Thần Tài, đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới làm ăn thịnh vượng.

Đáng chú ý, cảnh người dân xếp thành hàng dài chật cứng trên những con phố kim tiền đã trở thành hình ảnh quen thuộc. Vậy ý nghĩa của ngày Thần tài là gì và tại sao lại có tâm lý “mua vàng cầu may” dịp đầu năm của người Việt?

Theo truyền thuyết, ngày vía Thần tài được xuất phát từ tích Thần Tài. Chuyện kể rằng dưới trần gian không có Thần Tài, chỉ có Thần Tài trên trời, vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc.

Trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian. Khi Thần tài vào nhà nào xin ăn thì nhà đó giàu có, buôn may bán đắt… Đến ngày mồng 10 tháng Giêng thì Thần Tài bay về trời, để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người chọn ngày này là ngày vía Thần Tài để thờ cúng vật phẩm và mua vàng để cầu tài lộc may mắn, công việc hanh thông, đắc tài đắc lộc, sung túc cả năm.

Mua vàng cầu may dịp đầu năm mới là một nét văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Mua vàng vừa để tích trữ tài sản vừa giàu ý nghĩa văn hóa tâm linh, cầu may đầu năm cho cả năm được no đủ sung túc. Đó là một hoạt động vừa ý nghĩa vừa thiết thực mang lại lợi ích cho người dân.

Đây cũng là một hình thức tiết kiệm tránh lãng phí sau thời điểm ăn Tết của người Việt bấy lâu vẫn duy trì để có của ăn, của để dành, từ đó thúc đẩy tinh thần hăng say lao động sản xuất của mỗi người.

Với nhiều người, việc mua vàng ngày vía Thần Tài mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt là cầu may mắn, tài lộc rủng rỉnh cả năm. Vì thế, dù số lượng vàng lớn, nhỏ khác nhau, người dân vẫn chen chân mua vàng vào ngày này.

Theo thông tin từ các doanh nghiệp vàng, do năm ngoái lượng khách mua vàng tăng đột biến, tình trạng "cháy" vàng lẻ đã diễn ra nên năm nay số lượng sản phẩm vàng chuẩn bị bán trong ngày Vía Thần Tài đều tăng gấp đôi, gấp ba để phục vụ khách.


Người thu nhập thấp “mơ” mua nhà, trả góp lãi suất 0,5 - 1% như nhiều nước

nguoi thu nhap thap “mo” mua nha, tra gop lai suat 0,5 - 1% nhu nhieu nuoc

Người thu nhập thấp “mơ” mua nhà, trả góp lãi suất 0,5 - 1% như nhiều nước


Để giúp người thu nhập thấp chạm đến ước mơ “an cư”, ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đề xuất cần nghiên cứu thay đổi phương thức đầu tư nhà ở xã hội hoàn toàn theo cơ chế thị trường và nhà nước tập trung hỗ trợ trực tiếp cho người mua. Trong đó, người thu nhập thấp khi mua nhà, trả góp nên được hưởng lãi suất thấp (0,5-1%) như hiện đang áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Theo số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị dự báo đến năm 2020 là 1 triệu căn trong khi hiện nay mới chỉ đáp ứng hơn 10.000 căn/năm. Tại các khu công nghiệp, hiện mới có 20% người lao động có chỗ ở ổn định.

Yêu cầu dự báo đến năm 2020 cần 33,6 triệu m2 nhà ở cho 4,2 triệu người. (Hiện đang triển khai 59 dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp với quy mô 66.950 căn hộ đáp ứng khoảng 30-40 vạn người).

Do khoảng cách giữa cung và cầu còn rất lớn nên tại đô thị đang có 284.000 hộ đang sống trong nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ, số nhà ở dưới 30m2 (dưới 7m2/người) là 1.131.000 căn hộ, công nhân khu công nghiệp đa số đều phải ở thuê nhà trọ của tư nhân trong điều kiện hầu hết chật hẹp, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo. Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của người lao động.

Theo ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, để có thể đẩy mạnh phát triển nhà ở đáp ứng yêu cầu của hàng triệu người lao động thu nhập thấp tại đô thị và khu công nghiệp cần có các cơ chế chính sách ổn định, lâu dài, từng bước triển khai giải pháp tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, thời gian qua, quá trình triển khai nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị còn nhiều vấn đề bất cập. Cụ thể, các thủ tục quy trình được cấp phép nhà ở xã hội còn rất phức tạp, kéo dài, lợi nhuận lại không cao, nhà đầu tư mất tính tự chủ. Vì vậy chưa hấp dẫn các nhà đầu tư, tỷ trọng nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư còn rất ít.

Mặt khác, giá thành khi bán vốn dĩ theo quy định phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định bởi lẽ nhà đầu tư luôn có ý muốn tăng cao giá thành xây dựng, giá phân bổ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, kinh phí xây dựng hạ tầng, chi phí khác… dẫn đến cơ chế “xin – cho”, thủ tục phức tạp kéo dài. Chưa kể, nhà đầu tư luôn muốn có giá thành có lợi nhuận cao nhất, trong khi quy định chỉ được lãi suất 10%.

Vì vậy, ông Hùng cho rằng cơ quan quản lý nhà nước phải có những quy định chi tiết định mức kinh tế kỹ thuật nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cũng như của đối tượng được mua nhà.

Ngoài ra, sự chênh lệnh giá với nhà ở thương mại do được hưởng ưu đãi dẫn đến dễ nảy sinh tiêu cực trong phân phối, không đúng đối tượng đòi hỏi sự kiểm tra giám sát nghiêm ngặt cũng như tình trạng mua đi bán lại mặc dù có quy định sau 5 năm mới được quyền chuyển nhượng nhưng trong thực tế họ lách luật bằng giấy viết tay, cho ở nhờ…

Vì vậy, ông Trần Ngọc Hùng đề xuất cần nghiên cứu thay đổi phương thức đầu tư nhà ở xã hội hoàn toàn theo cơ chế thị trường và nhà nước tập trung hỗ trợ trực tiếp cho người mua; Nhà nước không miễn giảm bất cứ một khoản nào.

Doanh nghiệp hoàn toàn đầu tư dự án như nhà ở thương mại nhưng phải dành tỷ lệ % (20-50% tùy từng dự án) theo quy hoạch để xây dựng nhà ở giá rẻ với diện tích 25 - 45m2 căn hộ, vật liệu xây dựng thông thường, chất lượng đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Toàn bộ khoản thu được (mà trước đây được miễn giảm) nhà nước đưa vào quỹ phát triển nhà ở xã hội (cùng với các khoản tài chính do ngân sách nhà nước cấp) để trực tiếp hỗ trợ cho người thu nhập thấp (thông qua hình thức trả góp đến 20 năm lãi suất thấp do Ngân hàng chính sách hoặc quỹ phát triển nhà tổ chức cho vay hoặc bù lỗ lãi suất cho Ngân hàng thương mại. Người thu nhập thấp khi mua nhà, trả góp được hưởng lãi suất thấp (0,5-1%) như hiện đang áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.


“Thụt” két gần 52 tỷ đồng, cựu giám đốc cafe Trung nguyên hầu tòa

cac bi cao truoc vanh mong ngua.

Các bị cáo trước vành móng ngựa.


Hàng nghìn thùng cafe trị giá gần 52 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (Tập đoàn Trung Nguyên) đã bị 'hô biến'.

Người thực hiện hành vi làm biến mất hàng nghìn thùng cafe này là Vũ Huy Phong (SN 1970, trú phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) cùng đồng bọn.

Theo hồ sơ vụ án: Liên tục nhận được báo cáo của Chi nhánh Hà Nội với nội dung “hàng ế ẩm và tồn kho”, Tập đoàn Trung Nguyên buộc phải kiểm kê hàng hóa tại Chi nhánh này.

Quá trình đối chiếu sổ sách kế toán và lượng cà phê thực tế tại kho hàng từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2012, Tập đoàn Trung Nguyên phát hiện bị thiếu hụt hàng nghìn thùng cà phê, tương ứng với 51,880 tỷ đồng nên đã có đơn đề nghị cơ quan Công an vào cuộc điều tra nhằm làm rõ số hàng trên đã bị thất thoát như thế nào.

Kết quả điều tra cho thấy, với cương vị là Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Vũ Huy Phong hàng tháng vẫn đều đặn chỉ đạo các nhân viên lập báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh gửi về công ty “mẹ” tại TP HCM cùng nội dung:

“Hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, nhưng do hàng hóa tiêu thụ chậm nên cà phê tồn đọng tại kho”.

Tuy nhiên, suốt quãng thời gian trên, Phong đã chỉ đạo Đặng Vũ Kiên (SN 1982, ở phố Khương Trung, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, nguyên cán bộ quản lý kho) xuất hàng cho một nhà phân phối cà phê Trung Nguyên tại Hà Nội, rồi chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp.

Trong khi đó, theo quy định của Tập đoàn Trung Nguyên, lúc bán hàng cho nhà phân phối, bên mua phải giao tiền trước, tương ứng với số lượng hàng hóa định lấy. Trên cơ sở này, bộ phận kế toán sẽ ra phiếu xuất hàng và Chi nhánh có nghĩa vụ mở kho, đồng thời giao đúng số lượng, chủng loại hàng hóa ghi trên phiếu.

Mặc dù quy trình rõ ràng như vậy song với sự tham lam, Phong vẫn bất chấp, chỉ đạo Kiên xuất hàng trái nguyên tắc với cam kết: “Sẽ đốc thúc nhà phân phối trả nợ phiếu xuất kho”.

Sau mỗi lần lệnh cho cấp dưới xuất hàng, Phong đều cử lái xe riêng đến nhận tiền của nhà phân phối và giao lại cho Phong. Bằng thủ đoạn này, nguyên Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Tập đoàn Trung Nguyên đã chiếm đoạt hơn 25,6 tỷ đồng của công ty mẹ.

Với trách nhiệm quản lý kho hàng của Tập đoàn Trung Nguyên, Kiên biết rõ lệnh của cấp trên là trái quy định của Công ty nhưng từ sự nể nang ban đầu, Kiên đã tự biến mình thành người giúp sức rất tích cực cho Phong.

Ngoài hành vi trên, Tập đoàn Trung Nguyên còn phát hiện lượng hàng hóa thiếu hụt tại kho của Chi nhánh Hà Nội không rõ lý do tương ứng với hơn 12,9 tỷ đồng. Vì thế, theo tập đoàn cà phê hàng đầu Việt Nam và cơ quan chức năng, Kiên phải chịu trách nhiệm về số tiền này.

Trong một diễn biến khác, lợi dụng vị trí Trưởng phòng Bán hàng kênh siêu thị của Chi nhánh Hà Nội, Nguyễn Hồng Phong (SN 1977, trú phố Nguyễn Trường Tộ, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội) đã móc ngoặc với đối tượng bên ngoài giả tạo việc một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu lấy cà phê để bảo nhân viên quản lý kho xuất hàng.

Bằng thủ đoạn gian dối này, từ tháng 12/2011 đến tháng 5/2012, Nguyễn Hồng Phong đã “bán chui” hàng trăm thùng hàng cà phê của Công ty để bỏ túi hơn 7 tỷ đồng, sau đó đã khắc phục trả lại cho Công ty hơn 1,6 tỷ đồng.

Với hành vi phạm tội của mình, Vũ Huy Phong, Đặng Vũ Kiên vừa bị đưa ra xét xử ngay thềm năm mới về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; còn bị cáo Nguyễn Hồng Phong xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sau một ngày xét xử, do lời khai của bị cáo Huy Phong và đồng bọn có nhiều mâu thuẫn, không trùng với lời khai tại cơ quan điều tra và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án nên Hội đồng xét xử đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung một số vấn đề cần làm sáng tỏ


Ngân hàng Nhà nước đốc thúc cho vay xây dựng nông thôn mới

thuc hien cuoc van dong xay dung nong thon moi, nhieu ho dan da hien hang tram m2 dat lam duong giao thong. (anh: quoc dat/ttxvn)

Thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, nhiều hộ dân đã hiến hàng trăm m2 đất làm đường giao thông. (Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN)


Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 691/NHNN-TD yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai nhiệm vụ của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tham mưu cho Ủy ban Nhân dân, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, thành phố trong việc triển khai Đề án xây dựng nông thôn mới tại địa phương; phối hợp với các Sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị-xã hội triển khai, tuyên truyền cơ chế, chính sách và các chương trình tín dụng góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Cùng với đó là chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; nắm bắt kịp thời tình hình cho vayphục vụ xây dựng nông thôn mới của các tổ chức tín dụng và thực hiện hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng vay vốn trên địa bàn.

Văn bản trên cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố chủ động cung cấp số liệu đầu tư tín dụng xây dựng nông thôn mới tại tất cả các xã trên địa bàn cho Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, thành phố; tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố khi tổng hợp, đánh giá về nguồn vốn tín dụng phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Định kỳ 6 tháng một lần, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải báo cáo tình hình cho vay phục vụ xây dựng nông thôn mới theo các nội dung: báo cáo số liệu cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; đánh giá kết quả đạt được, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố đề xuất giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới./.


Thu ngân sách từ dầu thô tiếp tục khó khăn

thu ngan sach tu dau tho tiep tuc kho khan

Thu ngân sách từ dầu thô tiếp tục khó khăn


Theo báo cáo đánh giá kinh tế tháng 1/2016 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (GSTCQG), tăng trưởng ngắn hạn đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại từ quý 4-2015.

Do đó, Uỷ ban GSTCQG dự báo năm 2016 mức cải thiện về tăng trưởng sẽ không cao như năm 2015.

Điểm mặt các yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng GDP năm 2016, Ủy ban GSTCQG kể đến hiệp định thương mại được ký kết, đầu tư khu vực tư nhân và nước ngoài khả quan hơn, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện nhờ triển khai các Luật mới ban hành và sửa đổi.

Tuy nhiên, các thách thức đối với tăng trưởng là không nhỏ: xu hướng tăng chậm lại của khu vực nông sản- thủy sản và xuất khẩu nông sản; khu vực doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước còn hạn chế; cổ phần hóa DNNN và tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm.

Bước vào năm 2016, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách tỷ giá trung tâm. Tuy nhiên, theo cơ quan giám sát tài chính quốc gia, áp lực lên tỷ giá trong năm 2016 là khá lớn do khả năng tăng giá của đồng USD khi nền kinh tế Mỹ khởi sắc, trong khi đồng NDT nhiều khả năng tiếp tục phá giá để duy trì xuất khẩu và việc làm của nền kinh tế Trung Quốc.

Bên cạnh đó, giá dầu giảm sâu tác động mạnh đến thu ngân sách. Theo Ủy ban GSTCQG, thu ngân sách Nhà nước từ dầu tiếp tục khó khăn. Tính 15 ngày đầu năm 2016, thu từ dầu thô đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, giảm 48,6% so với cùng kỳ 2015.

Do độ trễ trong thanh toán, giá dầu của Việt Nam bình quân tháng 1-2016 ở mức 40 USD/thùng, tuy nhiên việc giá dầu tiếp tục giảm sâu, xuống dưới 30 USD/thùng và dự báo có thể xuống thấp hơn nữa đã và đang tạo áp lực lên thu từ dầu thô ngay từ những ngày đầu năm.

“Dự kiến, với giá dầu xây dựng dự toán 60 USD/thùng, nhiều khả năng thu ngân sách từ dầu năm 2016 cũng sẽ không đạt dự toán như năm 2015” - Ủy ban GSTCQG nhận định.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục