tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh tối 17-02-2016

  • Cập nhật : 17/02/2016

Bộ Y tế họp khẩn, xác nhận 9.500kg hóa chất nghi gây teo não ở trẻ đã được nhập về Việt Nam

Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp khẩn và xác nhận hóa chất diệt muỗi bị nghi ngờ gây teo não ở Barazil Pyriproxyfen đã nhập khẩu về Việt Nam.

Đã nhập khẩu 9.500kg

Trước đó, có thông tin nghi vấn gây teo não ở trẻ nhỏ không phải dovirus Zika mà là do hóa chất diệt muỗi trị sốt rét, sốt xuất huyết được sử dụng ở Brazil.

Hóa chất Pyriproxyfen vào nguồn cung cấp nước uống từ năm 2014 nhằm diệt ấu trùng muỗi. Đây là hoá chất do công ty Sumitomo Chemical, vốn là công ty con của Monsanto tại Nhật Bản, sản xuất.

Thông tin trên gây hoang mang cho người dân đặc biệt là ở Việt Nam có sử dụng loại hóa chất này để diệt bọ gậy, loăng quăng trong công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Tuy nhiên, tại buổi họp sáng nay 16-2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, đến nay chưa có thông tin chính thức nào về mối liên quan giữa hóa chất trên với hội chứng teo não ở trẻ nhỏ.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì hóa chất này an toàn khuyến cáo sử dụng được trong nước sinh hoạt vì thế đến nay cần phải có nghiên cứu cụ thể, WHO chưa đưa ra khuyến cáo nào do hóa chất sử dụng diệt muỗi mà chỉ khuyến cáo mạnh virus Zika gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ nhỏ.

chua co thong tin chinh thuc nao ve moi lien quan giua pyriproxyfen voi hoi chung teo nao o tre nho

Chưa có thông tin chính thức nào về mối liên quan giữa Pyriproxyfen với hội chứng teo não ở trẻ nhỏ

Nhà chức trách cho hay, hóa chất này Việt Nam cấp phép năm 2010 và chính thức nhập khẩu năm 2013, hiện mới chỉ bán ra thị trường khoảng hơn 2.000 kg mà chỉ sử dụng ở nước thải, nước đọng trong những công trình xây dựng để hạn chế sự phát triển của bọ gậy, lăng quăng.

Theo Cục Môi trường Y tế, đến nay Việt Nam đã nhập khẩu 9.500kg hóa chất này.

Tuy nhiên, GS Long cũng nhấn mạnh nhu cầu sử dụng của hóa chất này ở Việt Nam không lớn, hạn chế sử dụng. Mặt khác, hóa chất này tại nước ta không sử dụng trong nước ăn uống, sinh hoạt. Ông cũng khẳng định, nếu có thông tin chính xác loại hóa chất trên gây teo não, Bộ Y tế sẽ cho ngưng sử dụng ngay.

Tại Brazil có sử dụng hóa chất này trong nước sinh hoạt, nhưng nguồn thông tin và bằng chứng chưa xác định cụ thể. Tổ chức WHO đang điều tra thu thập thêm bằng chứng rõ ràng.

Zika có thể vào Việt Nam

Theo WHO, virus Zika đã được ghi nhận ở 44 quốc gia vùng lãnh thổ trong đó có cả ở Trung Quốc, Thái Lan.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long quan ngại virus Zika lan tràn nhanh trên diện rộng và xuất hiện hội chứng đầu nhỏ, viêm đa rễ thần kinh. Tại Việt Nam Bộ Y tế đã họp và nhận định sự lan tràn của virus Zika sẽ diễn biến phức tạp và khả năng lan vào Việt Nam vẫn có thể xảy ra.

Bộ Y tế nhận định phòng chống dịch gây nguy hiểm và chỉ đạo các cơ quan ban hành hướng dẫn chẩn đoán điều trị kế hoạch phòng chống Zika.

 

nhung nuoc da co zika

Những nước đã có Zika

 

Để phòng chống giám sát bệnh tốt nhất, ông Long cho biết Bộ Y tế sẽ mở rộng diện giám sát để có giám sát phòng chống dịch, phụ nữ từng vùng dịch về đều được khuyến cáo lấy mẫu xét nghiệm virus Zika. Chi phí xét nghiệm dịch sẽ được miễn phí.


Nhà máy bôxit Tân Rai: Ống chứa xút vỡ do “lão hóa” khớp nối

Đó là kết luận về sự cố bục đường ống chứa xút xảy ra ngày 13-2 tại nhà máy bôxit (tổ hợp bôxit - nhôm Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng).

Báo cáo do Công ty TNHH một thành viên Nhôm Lâm Đồng gửi Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam và cơ quan chức năng.

Theo báo cáo trên, khoảng 9g30 ngày 13-2 tại tổ dân phố 23, thị trấn Lộc Thăng, huyện Bảo Lâm, người dân phát hiện đường ống chứa chất xút (chất kiềm ăn mòn) bị bục chảy tràn ra đường tại vị trí băng tải dài vào xã Lộc Phú.

Đây là đường ống chuyển nước dư từ hồ bùn đỏ có chứa chất xút tới nhà máy tuyển quặng. Chất xút có bọt mịn trắng, có độ pH=12 (mức cho phép pH<9) chảy tràn ra đường khoảng 130m.

Lượng nước chứa chất xút được xác định chảy tràn ra ngoài khoảng 14m3. Ngay khi xảy ra sự cố, công nhân nhà máy đã nhanh chóng dùng nước rửa loãng kiềm ở khu vực bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân sự cố được xác định sơ bộ do khớp nối đường ống qua thời gian sử dụng bị lão hóa dẫn tới bục đường ống.

Chất xút chảy xuống đường không tràn vào nhà dân nhưng cũng làm người dân sinh sống quanh khu vực trên lo lắng. UBND huyện Bảo Lâm cho biết đã lập biên bản sự việc, đang hoàn tất các thủ tục để ra quyết định xử phạt hành chính công ty trên.

Được biết, vào năm 2011 nhà máy sản xuất bôxit alumin cũng gây tràn xút ra môi trường và làm chết hàng loạt cá nuôi của 
người dân.


Ban hành văn bản kém chất lượng: Quy trách nhiệm cá nhân, tổ chức

Một điểm mới của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 là đã quy định rất rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Các đại biểu Quốc hội đánh giá Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 là luật cơ bản, luật nền phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Có nhiều điểm mới của Luật được kỳ vọng sẽ đảm bảo tính thống nhất trong công tác xây dựng luật.

Con số hơn 12.000 văn bản có vấn đề, với các lỗi như hết hiệu lực, trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà Bộ Tư pháp đưa ra tại hội nghị tổng kết năm 2015 vừa qua làm dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Những văn bản không đảm bảo chất lượng này là do các cơ quan tham gia xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa làm hết trách nhiệm của mình. Trong đó, có một phần nguyên nhân là năng lực kém của cán bộ làm văn bản.

Theo ông Nguyễn Tiến Sinh, đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình, một điểm mới của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 là đã quy định rất rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ chế xử lý rõ ràng đối với những cá nhân, tổ chức, cơ quan xây dựng, ban hành văn bản kém chất lượng.

dai bieu quoc hoi nguyen tien sinh

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh

“Về trách nhiệm trong ban hành, luật quy định khá chặt chẽ, cơ quan soạn thảo, thẩm tra, thẩm định, thậm chí quy định cá nhân, tổ chức… phù hợp với công ước quốc tế. Nếu chất lượng không cao thì xử lý, điều này để ràng buộc các cơ quan…đến khi văn bản được tổ chức thực hiện”, ông Nguyễn Tiến Sinh nói.

Theo bà Trịnh Thị Thanh Bình, đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, một điểm mới của Luật nữa cũng rất được người dân quan tâm, đó là mở rộng dân chủ, tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Luật đã bổ sung nhiều quy định hợp lý, cụ thể hơn về việc lấy ý kiến để tạo điều kiện cho Nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật một cách thực chất, hiệu quả hơn, trong đó, việc lấy ý kiến người dân được coi là thủ tục bắt buộc trong cả giai đoạn đề nghị xây dựng chính sách và giai đoạn soạn thảo.

“Đây là đạo luật cực kỳ quan trọng vì quy định về công tác xây dựng pháp luật. Trong nội dung quy định mới, tôi rất quan tâm và đánh giá cao đó là xác định rõ nguyên tắc, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên quan điểm công khai minh bạch”, bà Trịnh Thị Thanh Bình nêu ý kiến.

Để tránh xảy ra việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, không hiệu quả, Luật đã quy định thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản quy phạm pháp luật của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đồng thời, bổ sung quy trình hoạch định, phân tích chính sách trước khi soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tách bạch với quy trình soạn thảo văn bản.

Theo ông Y Khút Niê, đại biểu Quốc hội tỉnh Đắc Lắc, để luật được triển khai một cách có hiệu quả, các cơ quan ban ngành có liên quan phải nhanh chóng ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành luật, tránh tình trạng luật có rồi nhưng vẫn chưa văn bản hướng dẫn.

Cùng với đó các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải rà soát lại các văn bản xem còn phù hợp hay không để có hướng xử lý khi luật có hiệu lực. Đồng thời chuẩn bị lực lượng cán bộ pháp chế có chuyên môn sâu và khả năng lập pháp tốt để tham mưu giúp đỡ các cơ quan ban hành văn bản có hiệu quả. Các cấp các ngành, đặc biệt là ngành tư pháp cần hướng dẫn để thực hiện đúng, cấp huyện, xã cũng phải nghiên cứu kĩ để tránh chồng chéo.

Từ nay đến ngày 1/7, để luật được triển khai và nhanh chóng đi vào cuộc sống, rất cần sự chung tay, góp sức của các cơ quan ban ngành liên quan từ Trung ương tới địa phương./.


Xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương thế nào?

xac dinh he so dieu chinh tang them tien luong the nao?

Xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương thế nào?


Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giải đáp cụ thể về hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương.

Hệ số phụ cấp nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại thực hiện theo Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH và hệ số phụ cấp lưu động áp dụng theo Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH có đúng không?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì:

Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương (Hđc) trong công thức số (1) để xác định tiền lương của các loại lao động trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích do các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quyết định nhưng không vượt quá hệ số 1,2 đối với địa bàn thuộc vùng I, không quá hệ số 0,9 đối với địa bàn thuộc vùng II, không quá hệ số 0,7 đối với địa bàn thuộc vùng III và không quá hệ số 0,5 đối với địa bàn thuộc vùng IV.

Địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV được thực hiện theo địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (từ ngày 1/1/2015 đến 31/12/2015 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ; từ ngày 1/1/2016 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ).

Hệ số phụ cấp lương (Hpc) tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích, bao gồm: Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp chức vụ; phụ cấp thu hút và hệ số không ổn định sản xuất (nếu có) quy định tại Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này./.


Ông Nguyễn Xuân Anh: Công trình kém chất lượng thì đừng nhìn mặt lãnh đạo

Ngày 16-2, ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) đã đi động viên cán bộ công nhân viên tại các công trường, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn TP ra quân đầu năm mới 2016.

Tại công trình Cung văn hóa thiếu nhi Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) đã yêu cầu Ban quản lý dự án và đơn vị thi công là liên danh Công ty 319 Miền Trung (Bộ Quốc phòng), Công ty Đại Trung, Công ty Licogi 18 phải đảm bảo tiến độ công trình do TP đề ra là hoàn thành đúng vào tháng 7-2016.

Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đây là công trình có ý nghĩa quan trọng đối với TP nhằm phục vụ các thế hệ thanh thiếu nhi, tương lai của TP.

“Công trình thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo TP đối với thanh thiếu niên. Vì vậy, TP đã tạo điều kiện tốt nhất để xây dựng công trình thật khang trang cho thế hệ trẻ TP có nơi học tập, vui chơi và trau dồi kỹ năng sống. TP đã đầu tư vào đây gần 250 tỉ đồng, là số tiền không hề nhỏ” - ông Nguyễn Xuân Anh nói.

Đặc biệt, ông Nguyễn Xuân Anh yêu cầu đơn vị thi công và ban quản lý dự án phải cố gắng đẩy nhanh tiến độ kịp thời phục vụ thanh thiếu nhi trên địa bàn.

“Tiến độ thì phải đảm bảo nhưng quan trọng nhất là phải đảm bảo chất lượng. TP không chấp nhận một công trình có chất lượng kém, không thể chấp nhận một công trình được đầu tư từ tiền ngân sách mà nứt nẻ sau vài năm sử dụng. Tôi yêu cầu chất lượng phải là số một. Nếu có sự cố gì xảy ra thì các ông không còn mặt mũi nào mà gặp lãnh đạo TP nữa” - ông Anh nhấn mạnh.

bi thu thanh uy da nang kiem tra va dong vien can bo, cong nhan vien cang da nang ra quan dau nam 2016. anh: le phi

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng kiểm tra và động viên cán bộ, công nhân viên cảng Đà Nẵng ra quân đầu năm 2016. Ảnh: LÊ PHI

Theo Ban quản lý dự án, Cung văn hóa thiếu nhi Đà Nẵng được xây dựng tại phường Hòa Cường Bắc (quận Hải Châu) do UBND TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư với số tiền gần 250 tỉ đồng. Công trình được xây dựng trên tổng diện tích đất quy hoạch 33.335 m2 với quy mô ba tầng, gồm các khu đa chức năng, khu vui chơi, giải trí, các phòng học, thư viện, hội trường… Đến thời điểm hiện nay, công trình này đã thi công được 50% khối lượng với chi phí trên 179 tỉ đồng.

Trong khi đó, tại cảng Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh cho rằng cảng là bộ mặt du lịch, kinh tế của TP khi khối lượng hàng hóa, du khách qua cảng ngày càng tăng, đóng góp rất lớn vào ngân sách của TP. Cán bộ, công nhân viên của cảng Đà Nẵng đã quyết liệt ra quân ngay từ ngày mùng 1 tết khi những người khách đang du xuân là sự hy sinh thầm lặng và rất đáng biểu dương.

ong nguyen xuan anh (bi thu thanh uy da nang) kiem tra noi san xuat bia larue bi phao tin don ban cho trung quoc. anh: le phi

Ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) kiểm tra nơi sản xuất bia Larue bị phao tin đồn bán cho Trung Quốc. Ảnh: LÊ PHI

Đặc biệt, tại Nhà máy bia Việt Nam trụ sở Đà Nẵng với nhãn hiệu kia Larue và Tiger. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho hay bia Larue là đơn vị có đóng góp thuế rất lớn cho nguồn thu ngân sách của TP trong thời gian qua. Bên cạnh đó đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân TP, vì vậy cần khuyến khích người dân lựa chọn loại bia này để sử dụng thay cho các loại bia khác.

Đồng thời, ông Nguyễn Xuân Anh cũng đề nghị Nhà máy bia Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng với TP trong các sự kiện, lễ hội cũng như trong các hoạt động anh sinh xã hội, từ thiện vì người nghèo.

Ông Trần Minh Triết (Phó Tổng Giám đốc điều hành Nhà máy bia Việt Nam) cho hay thời gian đã xuất hiện tin đồn thất thiệt về việc nhãn hàng bia Larue phục vụ cho người dân Đà Nẵng, Quảng Nam đã chuyển nhượng cho một công ty nước ngoài khiến việc tiêu thụ bia Larue có sụt giảm. Tuy nhiên, đơn vị vẫn đóng góp cho ngân sách TP Đà Nẵng 1.670 tỉ đồng là đơn vị đóng thuế lớn thứ ba của TP.

nhan vien hang bia larue dang thong tin ve chat luong san pham. anh: le phi

Nhân viên hãng bia Larue đang thông tin về chất lượng sản phẩm. Ảnh: LÊ PHI

Ông Triết khẳng định với ông Nguyễn Xuân Anh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành của TP là nhãn hàng bia Larue không hề có sự chuyển nhượng cho bất kỳ đơn vị nào. Nhãn hàng bia Larue vẫn thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Tập đoàn Heineken quản lý. Việc tung tin đồn vừa qua là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và ác ý.

Theo đó, hiện nay nhà máy bia này đang có công suất 240 triệu lít/năm và hiện nay theo quy hoạch của Bộ Công Thương thì tương lai đến năm 2020 có thể tăng lên 500 triệu lít/năm. Dự kiến năm 2016, kế hoạch sản xuất và doanh thu của đơn vị này sẽ tăng 10% so với năm 2015.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục