tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 13-08-2015

  • Cập nhật : 13/08/2015

TP.HCM: Sắp có khu dân cư hơn 250ha dọc tỉnh lộ 10

tp.hcm: sap co khu dan cu hon 250ha doc tinh lo 10

TP.HCM: Sắp có khu dân cư hơn 250ha dọc tỉnh lộ 10


UBND TP.HCM vừa duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư dọc tuyến tỉnh lộ 10, thuộc một phần phường Bình Trị Đông A, phường Bình Trị Đông B, phường Tân Tạo, quận Bình Tân.

Khu vực quy hoạch có phía Đông Giáp tuyến điện 110Kv và khu dân cư hiện hữu, phía Tây giáp Quốc Lộ 1, phía Nam giáp dự án phía Tây đường Tên Lửa, phía Bắc giáp đường Hương Lộ 2.

Tổng diện tích khu vực quy hoạch 251,95 ha. Tính chất của khu vực quy hoạch là khu dân cư đô thị tập trung, với các chức năng khu dân cư cải tạo, chỉnh trang và xây dựng mới, khu công trình công cộng (hành chính, y tế, giáo dục) và khu cây xanh.

Thời hạn quy hoạch đến năm 2020. Dự báo quy mô dân số trong khu vực quy hoạch 30.300 người.

Toàn khu vực quy hoạch được phân chia thành thành 3 đơn vị ở. Đơn vị ở 1 ở phía Bắc khu quy hoạch giới hạn bởi đường Hương Lộ 2 phía Bắc, Lê Đình Cẩn phía Nam, tuyến điện phía Đông và Quốc lộ 1 phía Tây. Diện tích 113,66ha. Dân số dự kiến 17.850 người.

Đơn vị ở 2 ở phía Nam khu quy hoạch giới hạn bởi Lê Đình Cẩn ở phía Bắc, khu dân cư hiện hữu ở phía Nam, tuyến điện phía Đông và Quốc lộ 1 phía Tây. Diện tích 74,64ha. Dân số dự kiến 6.800 người.

Đơn vị ở 3 ở phía Đông khu quy hoạch giới hạn bởi tỉnh lộ 10 ở phía Bắc, khu dân cư hiện hữu ở phía Nam, khu dân cư hiện hữu ở phía Đông và tuyến điện phía Tây. Diện tích 63,65ha. Dân số dự kiến 5.650 người.


Cả nước có 62 dự án nhà thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội

Trên địa bàn cả nước hiện có 62 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng gần 41.770 căn hộ.

 

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, hiện trên địa bàn cả nước đã có 62 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng gần 41.770 căn hộ.

Trong đó, Hà Nội đã có 24 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 15.468 căn, tổng mức đầu tư hơn 9.300 tỷ đồng.

Thành phố Hà Nội đã tiến hành xem xét, thẩm định 19 dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với tổng số căn hộ dự kiến chuyển đổi từ khoảng 5.000 căn thành 11.750 căn (tăng 6.750 căn) và chấp thuận chủ trương cho phép chuyển đổi 12 dự án; trong đó 5 dự án đã có Quyết định cho phép chuyển đổi.

Tại thành phố Hồ Chí Minh đã có 25 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 15.115 căn, tổng mức đầu tư khoảng 9.080 tỷ đồng.

Hiện Thành phố Hồ Chí Minh đang xem xét 12 dự án, đã cho phép chuyển đổi 8 dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội với quy mô số lượng căn hộ dự kiến chuyển đổi từ 5.195 căn thành 9.664 căn (tăng 4.469 căn) có tổng mức đầu tư khoảng 7.646 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi điều chỉnh, chia nhỏ căn hộ từ nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội, thành phố đã bán được 5.771 căn.

​Không chỉ xin chuyển mục đích sang xây dựng nhà ở xã hội, nhiều dự án nhà ở thương mại cũng chủ đồng đề xuất được thay đổi cơ cấu căn hộ cho phù hợp nhu cầu của thị trường.

Nhiều dự án đã chủ động điều chỉnh các căn hộ lớn thành nhiều căn diện tích nhỏ hơn, nhất là loại nhà dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Do đó, nhiều người dân có khả năng mua được nhà và thanh khoản trên thị trường cũng tốt hơn.

Kết quả điều chỉnh quy mô căn hộ dự án nhà ở thương mại cho thấy, cả nước hiện có 88 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ. Theo đó, số lượng căn hộ ban đầu là 36.113 căn hộ xin điều chỉnh thành 49.199 căn hộ (tăng 13.086 căn hộ)./.


Xây dựng bộ quy tắc đạo đức công vụ

 Bộ quy tắc đạo đức công vụ quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của người công chức, định rõ những điều công chức được làm, những điều không được phép làm và không nên làm. 

Đặc biệt, bộ quy tắc này sẽ đưa ra những trường hợp nào công chức cần tự nguyện, chủ động xin từ chức.

Đó là những nội dung đáng chú ý trong bộ quy tắc đạo đức công vụ sẽ được Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng, theo thông tin được ông Trần Văn Ngợi, viện trưởng Viện khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ), cho biết tại diễn đàn khoa học do Liên hiệp Hội KHKT VN tổ chức sáng 12-8 tại Hà Nội.

Với sự tham gia phản biện của các nhà khoa học thuộc Liên hiệp Hội KHKT VN, Bộ Nội vụ đang xây dựng bản báo cáo chuyên đề “Xây dựng chế độ công chức - công vụ chuyên nghiệp, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng công chức VN trong điều kiện cải cách hành chính”.

Theo ông Ngợi, việc nghiên cứu xây dựng bộ quy tắc đạo đức là một trong những giải pháp đang được Bộ Nội vụ đặt ra để hoàn thiện chế độ công chức - công vụ nhằm nâng cao chất lượng công chức.

Bên cạnh những cải cách hệ thống chính sách tiền lương, thưởng và đãi ngộ vật chất, tinh thần, đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá công chức, viên chức…, Bộ Nội vụ cho biết sẽ đổi mới và tăng cường công tác giáo dục đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp để hình thành các chuẩn mực đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức, đạo đức nghề nghiệp của viên chức.

Trong đó, sẽ chú trọng giáo dục phẩm hạnh, lòng tự trọng, lòng vị tha, tình thương yêu con người, đồng loại.

Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng sẽ xây dựng cơ chế tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự suy thoái phẩm chất, đạo đức, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu cầu của nhân dân và xã hội.


Ra mắt TAND cấp cao tại Hà Nội

Chiều 12-8, TAND tối cao tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm phó chánh án TAND tối cao, trao quyết định bổ nhiệm các thẩm phán cao cấp và ra mắt TAND cấp cao tại Hà Nội.

Tại buổi lễ, lãnh đạo TAND tối cao đã trao hàng loạt quyết định của Chủ tịch nước, Ban Bí thư, chánh án TAND tối cao về việc bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt của TAND tối cao và TAND cấp cao tại Hà Nội.

Cụ thể, bà Nguyễn Thúy Hiền (sinh năm 1960, nguyên thứ trưởng Bộ Tư pháp) được Chủ tịch nước bổ nhiệm làm phó chánh án TAND tối cao, nhiệm kỳ 5 năm.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã phê chuẩn việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thúy Hiền là thẩm phán TAND tối cao.

Quyết định của Ban Bí thư bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Bình (nguyên chánh án TAND TP Hà Nội) làm trợ lý bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình.

Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm 52 thẩm phán cao cấp của 3 TAND cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Quyết định của Chánh án Trương Hòa Bình về việc bổ nhiệm 12 thành viên Ủy ban thẩm phán TAND tối cao tại Hà Nội.

Cũng tại buỗi lễ, TAND cấp cao tại Hà Nội đã ra mắt với chánh án là ông Nguyễn Văn Hà (nguyên chánh án TAND tỉnh Nghệ An), 3 phó chánh án gồm các ông Ngô Tiến Hùng, Trần Văn Quân và bà Nguyễn Thị Thanh Thủy.

TAND cấp cao tại Hà Nội được thành lập theo nghị quyết 957/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ Hà Tĩnh trở ra.

Tòa có 28 thẩm phán cao cấp, có nhiệm vụ phúc thẩm các vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương bị kháng nghị theo quy định của Luật tố tụng


Đà Nẵng làm nhà ga hàng không 3.200 tỷ đón APEC

Khẳng định việc xây nhà ga để kịp phục vụ hội nghị APEC 2017 là rất cấp bách, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng "khích" quân: "Nếu bảo không xong được thì thuê tôi chỉ huy, đảm bảo đúng quý I/2017 tôi bàn giao".

Ngày 12/8, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với chính quyền thành phố Đà Nẵng, các đơn vị liên quan về dự án xây mới nhà ga quốc tế và nâng cấp Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng. Đây là dự án phải gấp rút hoàn thiện để kịp phục vụ cho hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 do Đà Nẵng đăng cai. Hiện lượng khách đến Đà Nẵng tăng mạnh, ước tính năm 2015 đạt 6,5 triệu khách, vượt cả quy hoạch đến năm 2016 là đạt 6 triệu khách. Do đó nếu không cấp bách mở rộng cảng hàng không thì sẽ rơi vào tình trạng quá tải.

bo truong thang yeu cau chu dau tu phai co tien, dam bao chat luong, tien do doi voi du an nha ga moi tai san bay quoc te da nang. anh: nguyen dong.

Bộ trưởng Thăng yêu cầu chủ đầu tư phải có tiền, đảm bảo chất lượng, tiến độ đối với dự án Nhà ga mới tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.

Theo dự kiến, nhà ga sẽ được khởi công trong tháng 12/2015 và khánh thành vào 9/2017, tổng vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết Thủ tướng đã điều chỉnh quy hoạch, đưa ra mốc khởi công dự án khoảng giữa tháng 10 năm nay, hoàn thành ngay trong quý I/2017. "Dù cuối năm 2017 mới diễn ra hội nghị thượng đỉnh APEC, nhưng từ đầu năm đã có hàng trăm hội nghị liên quan. Đây là dự án không chỉ phục vụ cho Đà Nẵng - thành phố trọng điểm của miền Trung, mà còn phục vụ cho kết nối chung của cả nước", ông nói.

Bộ trưởng Thăng đề nghị ngành kế hoạch và đầu tư phê duyệt hai dự án ngay trong tuần này. Theo đó, mở rộng cảng hiện có để nâng năng suất lên 9 triệu lượt khách, và nhà ga hàng không mới với công suất 4 triệu lượt khách, sau này sẽ mở rộng nữa để đảm bảo tính đến 2030 ga hàng không quốc tế Đà Nẵng sẽ đón được 20 triệu khách.

Tư lệnh ngành giao thông đề nghị chủ đầu tư là Công ty cổ phần khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng khẩn trương ký được các hợp đồng tín dụng tài trợ vốn để có tiền thực hiện dự án. Bên cạnh đó công tác giải phóng mặt bằng với sự phối hợp của UBND TP Đà Nẵng và Quân chủng Phòng không không quân (do dự án liên quan đến đất quốc phòng) cần tiến hành ngay.

"Có mặt bằng, có tiền thì mới có tiến độ, chất lượng. Nếu bảo không xong được thì thuê tôi chỉ huy, đảm bảo đúng quý I/2017 tôi bàn giao cho", Bộ trưởng khẳng định và yêu cầu chủ đầu tư không được để chậm tiến độ như từng xảy ra với dự án nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng cũ mà ông từng đổi tổng chỉ huy ngay tại công trường.

 

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục