tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 22-01-2016

  • Cập nhật : 22/01/2016

Hội rước pháo Đồng Kỵ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa công nhận, có nhiều lễ hội truyền thống như: rước pháo làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), hát trống quân (Hải Dương), chiêng Mường (Hòa Bình)...

Ngày 19/1, Bộ Văn hóa ban hành quyết định bổ sung 15 di sản vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Trong danh sách này, có nhiều lễ hội, nghề truyền thống của các dân tộc như: lễ hội cầu năm mới, cầu mùa của người Dao (Tịu siằng thun boaù liu) (Bắc Kạn); đền Hát Môn, đền Và (Hà Nội); nghề gốm Phù Lãng, chạm khắc Phù Khê, gò đồng Đại Bái (Bắc Ninh)...Hội pháo làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) cũng được ghi tên trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là lễ hội truyền thống, được tổ chức vào mùng 4 Tết hàng năm để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, điều quân đi đánh giặc. Tâm điểm của lễ hội là tục rước pháo. Theo đó, những "ông pháo" dài 5-6m có sơn son thiếp vàng, gắn tứ linh được vài trăm trai tráng rước qua các trục đường chính của làng Đồng Kỵ.

trong le hoi lang dong ky (bac ninh), vai tram thanh nien trai trang se ruoc 2 "ong phao" lam bang go, dai 5-6m qua cac truc duong chinh ve dinh lang, roi tiep tuc coi tran ruoc 4 ong dam. anh: quy doan.

Trong lễ hội làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), vài trăm thanh niên trai tráng sẽ rước 2 "ông pháo" làm bằng gỗ, dài 5-6m qua các trục đường chính về đình làng, rồi tiếp tục cởi trần rước 4 ông đám. Ảnh: Quý Đoàn.

Tiếp đó là màn rước 4 ông đám - những người tới tuổi 51 ở 4 giáp khác nhau, tượng trưng cho 4 vị tướng xuất quân đánh giặc. Các trai đinh cởi trần có nhiệm vụ giữ ông đám không được ngã trong khi di chuyển quanh sân đình. Lễ hội truyền thống với các tục lệ thú vị, mang lại không khí vui vẻ ngày xuân năm mới này, thu hút được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng dân cư và dư luận.

Danh sách 15 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được bổ sung:

1. Hội đua bò Bảy Núi, An Giang

2. Lễ cầu năm mới, cầu mùa của người Dao (Tịu siằng thun boaù liu), Bắc Kạn

3. Lễ hội làng Diềm, Bắc Ninh

4. Lễ hội làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh

5. Nghề gốm Phù Lãng, Bắc Ninh

6. Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê, Bắc Ninh

7. Nghề gò đồng Đại Bái, Bắc Ninh

8. Kỹ thuật trồng lanh và dệt vải lanh của người Mông, Hà Giang

9. Hát trống quân làng Bùi Xá, Bắc Ninh

10. Hát trống quân, Hải Dương

11. Lễ hội Đền Hát Môn, Hà Nội

12. Lễ hội Đền Và, Hà Nội

13. Nghệ thuật Chiêng Mường ở Hoà Bình, Hoà Bình

14. Mo Mường ở Hoà Bình, Hoà Bình

15. Hát Sấng Cọ (hát Ví Lưu Tam) của người Sán Chay, Thái Nguyên


Viên chức nhập cư Jeju kêu gọi sửa chương trình miễn thị thực

Một viên chức văn phòng nhập cư Jeju kêu gọi sửa lại chương trình miễn thị thực vào đảo này, sau khi hàng chục người Việt Nam bị nghi bỏ trốn lại đảo. 
gioi chuc han quoc bat giu nguoi nuoc ngoai trong mot vu tron trong xe cho phe lieu de len pha tu jeju vao dat lien. anh: jejuilbo

Giới chức Hàn Quốc bắt giữ người nước ngoài trong một vụ trốn trong xe chở phế liệu để lên phà từ Jeju vào đất liền. Ảnh: JejuIlbo

"Hầu hết những người nước ngoài ở lại đây trái phép tìm cách xin việc tại các nhà máy địa phương hoặc công trình xây dựng", Korea Times hôm 18/1 dẫn lời viên chức giấu tên thuộc Văn phòng Nhập cư Jeju nói. "Sau vài năm kinh nghiệm, họ chuyển sang các công ty lớn hơn để nhận lương cao hơn". 

Ông này cho biết các công ty lữ hành được yêu cầu báo cáo về những khách du lịch mất tích cho chính quyền chỉ khi họ có thị thực du lịch. "Nhưng với những người đến mà không có thị thực, các công ty không bắt buộc phải làm vậy. Chương trình miễn thị thực cần được sửa đổi để việc báo cáo này là bắt buộc". 

Giới chức đang quan ngại về việc người nước ngoài lợi dụng chương trình miễn thị thực trên đảo Jeju để ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp. Riêng trong năm ngoái, hơn 4.300 người đến đảo này và mất tích. Gần đây nhất là vụ 59 người Việt biến mất sau khi tới đảo Jeju hôm 12/1. Trong số đó, giới chức đã tìm thấy 27 người và trục xuất về nước, còn lại vẫn mất tích.

Dù hầu hết những người được tìm thấy ở trong nhà nghỉ, ba người đã tìm việc tại cơ sở chế biến thực phẩm ở ấp Hanlim, đảo Jeju. Giới chức nhập cư đang truy tìm một kẻ nghi là trung gian môi giới, được cho là giúp ba người này kiếm được việc để đổi lấy 15.000 - 45.000 USD/người. 

Các viên chức nhập cư nói chủ xưởng thuê ba người mà không biết họ đã bỏ trốn khỏi chương trình tour du lịch và không biết người môi giới đang ở đâu. Giới chức cho biết họ lên kế hoạch tăng cường an ninh tại sân bay và hải cảng của đảo nhằm ngăn những du khách lên đất liền bất hợp pháp. Giới chức cũng có kế hoạch trừng trị cả những kẻ môi giới, hầu hết đến từ Trung Quốc. 


Trung Quốc công bố vị trí của Hải Dương 981 ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ

Trung Quốc tối qua thông báo về kế hoạch tác nghiệp mới của giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
gian khoan hai duong 981. anh: xinhua

Giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Xinhua

Giàn khoan Hải Dương 981 từ ngày 20/1 đến 10/3 sẽ tiến hành tác nghiệp tại giếng Lăng Thủy 25-2-1 có tọa độ 17°06′18″N/110°02′25″E, thông báo của cục Hải sự Trung Quốc cho biết. Khu vực hoạt động cách thành phố Tam Á khoảng 75 hải lý về phía đông nam, cách đường trung tuyến giả định (giữa hai đường cơ sở Việt Nam - Trung Quốc) khoảng 21,4 hải lý về phía đông.

Trước việc Trung Quốc điều giàn khoan Hải Dương 981 đến vùng chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam đã yêu cầu Bắc Kinh không tiến hành hoạt động khoan và sớm rút giàn khoan ra khỏi khu vực. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 18/1 gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nêu rõ quan ngại của Việt Nam về việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến vị trí nêu trên.

"Đây là khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền Trung Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam, Trung Quốc, là khu vực chưa được hai bên phân định. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tiến hành hoạt động khoan và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố.

Ông Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam bảo lưu mọi quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan.Hải Dương 981 là giàn khoan Bắc Kinh từng hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014.

vi tri gian khoan (cham do) theo toa do phia trung quoc dua ra. do hoa: google maps

Vị trí giàn khoan (chấm đỏ) theo tọa độ phía Trung Quốc đưa ra. Đồ họa: Google Maps

Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán phân định xong khu vực trong cửa Vịnh Bắc Bộ và ký Hiệp định phân định vào năm 2000. Khu vực ngoài cửa Vịnh hai bên đang đàm phán phân định.

Trao đổi với VnExpress, tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng ban biên giới chính phủ, từng cho biết, "ở vùng chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đang đàm phán thì hai bên không có quyền đơn phương tiến hành bất cứ hành động nào. Nếu một bên muốn có hành động gì thì cần có sự thoả thuận với bên kia. Khi chưa có thoả thuận thì hoạt động đơn phương là phi pháp, trái với quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và với thỏa thuận của hai bên".(VNexpress)


Hơn 10.000 lao động Việt cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc

Tính từ đầu năm đến hết tháng 11-2015, mới chỉ có hơn 2.000 lao động bất hợp pháp của Việt Nam ở Hàn Quốc về nước. 

Vẫn còn trên 10.000 lao động hết hợp đồng nhưng bỏ trốn, ở lại cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc. Năm địa phương có số lượng lao động bất hợp pháp cao nhất trong cả nước tính đến ngày 30-11-2015 là Nghệ An (1.454 người), tiếp theo là Hà Nội (948 người), Hải Dương (853 người), Thanh Hóa (823 người), Nam Định (733 người)…

Ông Tống Hải Nam, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết như vậy.

Ông Nam cũng cho biết để giảm tỉ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp, phía Chính phủ Hàn Quốc cũng có những chính sách để khuyến khích lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp được hồi hương.

Ở trong nước, Chính phủ cũng có nghị quyết về miễn xử phạt hành chính đối với lao động Việt Nam cư trú làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện hồi hương trong thời gian từ ngày 1-9 đến 31-12-2015.

Về thông tin các công dân Việt Nam thông qua đi du lịch để nhập cư, lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc, ông Tống Hải Nam khẳng định: “Liên quan đến 59 du khách Việt Nam đi du lịch ở đảo Jeju bị mất tích, theo tôi được biết cơ quan chức năng Hàn Quốc đã bắt giữ 28 người, trong đó có 3 người đang ở một cơ sở sản xuất, nhưng họ không nói những người này đang làm việc tại cơ sở đó. Vụ việc này chỉ liên quan đến lĩnh vực du lịch”.


Sắp điều chỉnh viện phí nhiều bệnh viện lớn

Sau hai lần tạm hoãn, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội VN đã thống nhất áp dụng 
viện phí mới ở phần lớn bệnh viện tuyến T.Ư và tuyến tỉnh từ ngày 1-3. 

Thông tin từ Bộ Y tế cho hay, viện phí mới sẽ được kết cấu thêm phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật thủ thuật, tiền lương, tăng từ 2-4 lần ở 1.800 dịch vụ y tế, trong số này cá biệt có một số dịch vụ sẽ tăng giá 
7 lần.

Theo ông Phạm Lương Sơn - trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội VN, với các bệnh viện còn lại (chủ yếu là bệnh viện hạng 3-4, một số bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện trung ương đang đặt trụ sở tại các địa phương ngoài Hà Nội và TP.HCM) thì từ ngày 1-3 áp dụng viện phí mới nhưng chưa đưa lương vào giá dịch vụ, từ 1-7-2016 sẽ áp dụng viện phí bao gồm cả lương cán bộ y tế, tương đương với tất cả các bệnh viện còn lại.

Với việc đưa lương vào giá dịch vụ, viện phí sẽ tăng rất mạnh, ví dụ như giá giường bệnh chưa bao gồm lương là 354.000 đồng/ngày giường, nhưng khi đưa lương vào giá, giá ngày giường bệnh sẽ tăng xấp xỉ 
gấp đôi.

Với bệnh nhân chưa có thẻ, liên bộ Y tế - Tài chính giao UBND các tỉnh thành tùy theo tình hình để quy định thời gian áp dụng giá dịch vụ mới.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục