tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 13-01-2016

  • Cập nhật : 13/01/2016

Ngành nông nghiệp giảm khoảng 100.000ha đất trồng lúa năm nay

anh minh hoa. (anh: ho cau/ttxvn)

Ảnh minh họa. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)


Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết, năm 2016, ngành dự kiến sẽ giảm khoảng 100.000ha gieo trồng lúa để chuyển sang trồng một số cây hàng năm khác; trong đó chủ yếu là ngô, cây thức ăn chăn nuôi.

Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm khoảng 7,6-7,7 triệu ha, năng suất bình quân 57,8 tạ/ha, sản lượng đạt 44,5 triệu tấn.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, ngành sẽ tập trung nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản xuất lúa gạo thông qua tăng cường sử dụng giống lúa chất lượng và giá trị thương mại cao và các biện pháp thâm canh đồng bộ.

Ngành cũng tiếp tục triển khai đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và đề án xây dựng thương hiệu gạo; tập trung chỉ đạo phát triển các loại cây trồng có thị trường tốt như điều, hồ tiêu, chè, sắn, cây ăn quả, rau, hoa… Tuy nhiên, trước mắt, ngành tập trung đối phó với hạn, nắng nóng thực hiện thắng lợi vụ Đông Xuân để tận dụng cơ hội về thị trường.

Cùng với kế hoạch trên, trồng ngô sẽ được mở rộng lên 1,22 triệu ha, tăng 20.000ha so với năm 2015. Tiếp tục đưa các giống ngô mới có năng suất cao, giống ngô chuyển gen vào sản xuất đại trà, kết hợp các biện pháp thâm canh nhằm đạt năng suất bình quân 4,5 tấn/ha, sản lượng 5,5 triệu tấn.

Theo Cục Trồng trọt, Cục sẽ trình Bộ phê duyệt quy hoạch sản xuất ngô toàn quốc đến năm 2020; xây dựng quy hoạch kế hoạch chuyển đổi cụ thể đối với cây ngô trên đất trồng lúa kém hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng địa phương. Đặc biệt gắn vùng sản xuất chuyên canh với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, đảm bảo tính hiệu quả cao hơn so với các cây trồng cũ.

Năm 2015, đã có khoảng 157.000ha đất bị ảnh hưởng bởi hạn hán; trong đó gần 5.000ha bị mất trắng, 36.000ha không thể gieo cấy… Cùng với sự tác động của yếu tố thị trường, nhiều địa phương đã chuyển đổi diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, khó tiêu thụ sang các loại cây trồng có thị trường và đem lại thu nhập cao hơn.

Trong năm 2015, các địa phương đã chuyển đổi khoảng 34.600ha gieo trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, các cây màu và cây làm thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản./.


80% cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá không đủ điều kiện

Còn lại 432 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá không phép.

BS. Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi Cục trưởng Chi cục ATVSTPTP HCM cho biết, trong tổng số 547 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá trên địa bàn, chỉ có 115 cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh.

Còn lại 432 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá không phép. Theo kết quả kiểm tra mới đây của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM, trong tổng số 193 cơ sở sản xuất nước đá thì chỉ có 79 cơ sở sử dụng nước máy (trong đó có, 27 cơ sở chưa xác minh được nguồn nước máy sử dụng), còn lại là 114 cơ sở trực tiếp bơm nước giếng để sản xuất đá (64 cơ sở không thực hiện xét nghiệm nguồn nước).

Đồng thời, kết quả thực hiện nhiều xét nghiệm các mẫu nước đá trên địa bàn cũng cho thấy, có tới 54,5% mẫu bị nhiễm khuẩn (E.coli, Coliforms, Feacal Streptoccoc và Pseudomonas aeruginosa…).


Cảnh báo phá quy hoạch trồng tiêu

canh bao pha quy hoach trong tieu

Cảnh báo phá quy hoạch trồng tiêu


Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) vừa cho biết, hồ tiêu xuất khẩu đang là ngành hàng mang lại lợi nhuận cao nhất trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Trong 5 năm gần đây, giá hồ tiêu xuất khẩu liên tục tăng, trung bình từ 5.637 USD/tấn (2011) lên trên 9.300 USD/tấn cuối năm 2015. VPA cảnh báo, do có lợi nhuận, nếu nông dân ồ ạt chuyển sang trồng tiêu không theo quy hoạch, rất dễ rơi vào cảnh cung vượt cầu khi thị trường thế giới bão hòa, dẫn tới rớt giá.

Theo VPA, giá tiêu liên tục tăng từ đầu năm 2015, khiến hầu hết các hộ dân trồng tiêu đều giữ hàng sau khi thu hoạch, không bán ngay cho các thương lái và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên tiếp diễn trong năm 2016, nguy cơ giá tiêu xuống thấp. Chưa kể, sản lượng tiêu trong năm 2016 thu hoạch được cũng sẽ khó tiêu thụ.


ĐH Hoa Sen chính thức trở thành trường đại học đầu tiên tại Việt Nam được ACBSP Mỹ kiểm định

Theo đó, năm ngành được ACBSP công nhận kiểm định thuộc khoa Kinh tế - Thương mại, bao gồm: marketing, quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, kế toán, tài chính - ngân hàng. 

ACBSP (viết tắt của Accreditation Council for Business Schools and Programs - Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh) là một tổ chức kiểm định chuyên ngành có sứ mệnh đánh giá chất lượng và tính chính trực của chương trình đào tạo có cấp bằng về kinh doanh. 

Tại Mỹ, kiểm định của ACBSP hoặc AACSB là hai tổ chức kiểm định chuyên ngành kinh doanh có giá trị nhất, uy tín nhất. Để được chứng nhận chất lượng, các trường đại học thường phải vượt qua các thủ tục và quy trình kiểm định chặt chẽ, gồm: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, quy trình quản lý, chất lượng đầu ra, dịch vụ hỗ trợ sinh viên…

Theo học một chương trình do ACBSP kiểm định, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, dễ dàng thành công trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Cùng đó sinh viên có cơ hội giao lưu, cọ xát thông qua tham dự kỳ thi chung với sinh viên nhiều trường khác trong cùng hệ thống kiểm định. Đặc biệt, bằng cấp được “bảo chứng” về chất lượng, tạo niềm tin với nhà tuyển dụng, lợi thế cạnh tranh trong quá trình tìm kiếm việc làm, đồng thời là tấm giấy thông hành giúp sinh viên có thể theo học chương trình bậc cao hơn tại các trường đại học uy tín trên khắp thế giới.

TS Nguyễn Thiên Phú, Phó khoa Kinh tế Thương mại, đánh giá: “Khoa chính thức là một ứng cử viên của ACBSP từ năm 2013. Hoạt động kiểm định chất lượng, quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng là một quá trình liên tục, đòi hỏi trường có sự cam kết, tự đánh giá, luôn phát triển và thực hiện cải tổ. Ngoài việc áp dụng các quy trình chuẩn mực và thông lệ được ACBSP khuyến cáo, khoa Kinh tế - Thương mại phải thực hiện và nộp báo cáo tự đánh giá sau mỗi hai năm. Đến năm thứ 10 sau khi được công nhận lần đầu, khoa phải thực hiện báo cáo tự đánh giá và tiếp đoàn đánh giá một lần nữa để được công nhận trong 10 năm kế tiếp". 


Đà Nẵng muốn tận thu cát trắng và cao lanh

Ngày 11-1, UBND TP Đà Nẵng cho biết đã đề nghị Bộ TN&MT xem xét, ủy quyền để UBND TP Đà Nẵng quản lý, cấp phép khai thác hơn 41 ha cát trắng và hơn 12 ha cao lanh, do quá trình thực hiện các dự án trên địa bàn phát hiện được khoáng sản.

UBND TP Đà Nẵng cho rằng việc thu hồi khoáng sản tại các khu vực này là cần thiết, tránh lãng phí tài nguyên.

Trước đó, Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, tháng 2-2015, UBND TP Đà Nẵng đã cấp phép cho Công ty Biên Giới tận thu cát tại mỏ cát trắng ở Khu công nghiệp Hòa Khánh. Sự việc bị “tuýt còi” do cấp phép vượt thẩm quyền và sau đó UBND TP Đà Nẵng phải thu hồi giấy phép đã cấp cho Công ty Biên Giới.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục