tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 12-12-2015

  • Cập nhật : 12/12/2015

Ông Nguyễn Thành Phong làm Chủ tịch UBND TP.HCM

Sáng 11/12, HĐND Tp.HCM lần thứ 20 khóa VIII đã tiến hành bầu các nhân sự cấp cao. Ông Nguyễn Thành Phong làm chủ tịch UBND với tỷ lệ phiếu bầu 85,1%.

Lúc 8h30, 83 đại biểu HĐND Tp.HCM đã tiến hành bỏ phiếu bầu Chủ tịch UBND Tp.HCM thay ông Lê Hoàng Quân, 2 Phó chủ tịch và 5 ủy viên UBND thành phố. Ông Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành Ủy Tp.HCM được giới thiệu giữ chức danh Chủ tịch UBND TP.

Ngoài ra, HĐND TP.HCM cũng giới thiệu ông Lê Văn Khoa - Giám đốc Sở Công thương và bà Nguyễn Thị Thu - Chủ tịch Liên đoàn lao động TP, ứng cử Phó chủ tịch UBND TP.

Theo đó, ông Nguyễn Thành Phong đã được HĐND thành phố bầu làm Chủ tịch mới, thay ông Lê Hoàng Quân đã làm Chủ tịch UBND Tp.HCM suốt 2 nhiệm kỳ từ 2006 đến nay. Trong tổng số 83 phiếu thu về, có 80 phiếu bầu ông Phong làm chủ tịch, đạt tỷ lệ 85,10%.

HDND Thành phố cũng đã thông qua nghị quyết xác nhận kết quả bầu cử. Thành phố sẽ báo cáo thủ tướng phê duyệt kết quả bầu cử này.

ong nguyen thanh phong

Ông Nguyễn Thành Phong

Trước đó tại đại hội đại biểu Đảng bộ Tp.HCM khóa 10, nhiệm kỳ 2015 - 2020 diễn ra vào giữa tháng 10/2015, ông Nguyễn Thành Phong cũng được bầu tái cử Phó bí thư Thành ủy Tp.HCM.

Được biết, ông Nguyễn Thành Phong sinh ngày 18/7/1962, tại xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông Phong đã từng giữ các chức vụ: Chủ tịch Hội Sinh viên Tp.HCM, Phó Bí thư rồi Bí thư Thành Đoàn T.HCM. Năm 2002, ông Phong được bầu giữ chức vụ Bí thư rồi Bí thư thường trực Trung ương Đoàn TNCS HCM.

Vào năm 2007, ông được điều động quay trở lại Tp.HCM, giữ chức vụ Bí thư Quận 2. Đến năm 2009, theo sự phân công của trung ương, ông Phong quay về tỉnh Bến Tre, giữ nhiệm vụ Phó Bí thư rồi sau đó là Bí thư Tỉnh Bến Tre vào năm 2010.

Đến năm 2013, ông Phong được bầu kiêm thêm chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre. Vào tháng 3/2015, ông Phong được điều động quay trở lại Tp.HCM, tham gia vào Ban chấp hành Đảng bộ Tp.HCM, giử chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Tp.HCM nhiệm kỳ 2010 – 2015.

Phó chủ tịch mới là ông Lê Văn Khoa. Ông Lê Văn Khoa sinh năm 1961, là thành ủy viên, vốn giữ chức Phó giám đốc Sở Công Thương Tp.HCM trong nhiều năm, phụ trách các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại. Ông Khoa được UBND Tp.HCM bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Công thương vào ngày 27/1/2014.

 

Và bà Nguyễn Thị Thu, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Tp.HCM, cũng được HĐND thành phố bầu làm Phó chủ tịch nhiệm kỳ mới.

Được biết, bà Nguyễn Thị Thu sinh ngày 25/7/1966, vào Đảng năm 1985, có trình độ cử nhân kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh, cử nhân lý luận chính trị.

Bà đã từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó giám đốc Cty thương mại quận 5, Bí thư Quận đoàn, Bí thư Đảng ủy phường 12, Trưởng phòng Kinh tế, Trưởng ban Dân vận Quận ủy  quận 5; Phó Bí thư, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè.

Hội đồng nhân dân cũng bầu ra 5 ủy viên Ủy ban nhân dân nhiệm kỳ mới là ông Sử Ngọc Anh, ông Bùi Xuân Cường, ông Lê Đông Phong, ông Võ Văn Hoan và bà Phan Thị Thắng.

Trao đổi với báo giới bên lề hội nghị, đại biểu HĐND Nguyễn Tấn Tài (quận 10), cho rằng ông Phong từ Bí thư Thành đoàn rồi Bí thư Trung ương Đoàn, tiếp theo làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, là tiến sĩ kinh tế, từng làm giảng viên đại học; bà Thu là Chủ tịch Liên đoàn Lao động, là người đứng đầu giai cấp công nhân của thành phố; Hoặc ông Khoa từ một Bí thư Huyện ủy lên Giám đốc Sở Công Thương với chương trình bình ổn giá ấn tượng.... đều là những cán bộ có đầy đủ uy tín, phẩm chất mới được giới thiệu ra nắm giữ các chức vụ quan trọng.

"Chúng tôi kỳ vọng vào tài năng, uy tín và đạo đức lãnh đạo của thế hệ tiếp theo để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó", ông Tài nói.

Đại biểu Võ Văn Sen trong khi đó nhấn mạnh rằng thành phố luôn tin tưởng vào lớp lãnh đạo vừa trẻ, tài năng và đầy tâm huyết này. Từ đó với vai trò quan trọng Đảng và Nhà nước giao phó, lãnh đạo mới sẽ đưa Tp. HCM trở thành đầu tàu kinh tế cả nước, cạnh tranh mạnh và trở thành trung tâm tài chính, văn hóa và du lịch trong giai đoạn mới.

Ông Sen cũng kỳ vọng rằng trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, thành phố sẽ thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế đề ra. Trong đó, vấn đề dân sinh, chống ngập và kẹt xe phải được giải quyết một cách đồng bộ, để tạo một môi trường sống tốt cho người dân...

"Chúng tôi tin rằng với những kinh nghiệm thực tiễn, sức trẻ thì những lãnh đạo mới của Tp.HCM sẽ đạt được những mục tiêu phát triển đề ra cho nhiệm kỳ tới. Đây là một thành công trong việc đào tạo các thế hệ lãnh đạo kế thừa của Đảng và Nhà nước ta", ông Sen nói.

Sau khi công bố kết quả, ông Nguyễn Thành Phong, tân chủ tịch Tp.HCM đã gửi lời cảm ơn đến HDND đã tín nhiệm bầu và giao phó để tiếp tục phát huy những thành quả mà Thành phố đã đạt được.

"Tôi nhận nhiệm vụ trong thời điểm đất nước hội nhập sâu rộng, cạnh tranh gay gắt, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Từ đó đòi hỏi những năng lực quản lý điều hành cao hơn, yêu cầu đặt ra khó khăn hơn nhưng tôi sẽ cố gắng đưa kinh tế thành phố phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn năng lực, cải thiện môi trường đầu tư. Trước mắt thực hiện những vấn đề bức xúc của nhân dân Thành phố như bệnh viện quá tải, chống ngập, hạ tầng giao thông, kẹt xe, an toàn xã hội... để xây dựng Tp.HCM là nơi có chất lượng sống tốt, nghĩa tình" - ông Phong nói.


Ông Bùi Văn Hải giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang

ong bui van hai giu chuc chu tich hdnd tinh bac giang

Ông Bùi Văn Hải giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang


Sáng 11/12, HĐND tỉnh Bắc Giang thông qua Nghị quyết về công tác cán bộ. Theo đó, ông Bùi Văn Hải, Bí thư Tỉnh ủy, được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2011-2016.

HĐND tỉnh Bắc Giang cũng thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Thân Văn Khoa, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch HĐND với ông Nguyễn Mạnh Cường và Trưởng Ban pháp chế HĐND với ông Vũ Văn Chính do nghỉ hưu.

HĐND miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang của ông Bùi Văn Hạnh và bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Hạnh.

Cũng trong sáng nay, HĐND tỉnh Bắc Giang cũng đã bầu 2 chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2011-2016, đó là bà Nguyễn Thị Thu Hà - Giám đốc Sở Tài chính và ông Lê Ánh Dương - Bí thư Huyện ủy Tân Yên.


14 người bị tăng án trong vụ lừa đảo 679 tỷ đồng ở miền Tây

27 bi cao nghe hdxx tuyen an, trinh thi hong phuong duoc ngoi vi ly do suc khoe. anh: viet tuong

27 bị cáo nghe HĐXX tuyên án, Trịnh Thị Hồng Phượng được ngồi vì lý do sức khỏe. Ảnh: Việt Tường


HĐXX phúc thẩm xác định, cấp sơ thẩm tuyên án nhẹ đối với nhiều bị cáo trong “đại án” ở miền Tây. 679 tỷ đồng các ngân hàng bị chiếm đoạt, Phượng và Mẫn không phải bồi thường.

Sáng 11/12, TAND cấp cao tại TP HCM tuyên Lâm Minh Mẫn 14 năm tù, Trịnh Thị Hồng Phượng 12 năm tù vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hai bị cáo cùng 35 tuổi này là nguyên Kế toán trưởng và Phó giám đốc Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam (Công ty Phương Nam, Sóc Trăng).

Liên quan vụ án, 22 bị cáo nguyên là lãnh đạo và cán bộ 5 ngân hàng(có chi nhánh ở Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu) mỗi người lĩnh từ 2 đến 7 năm tù vì tội Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong đó, 14 người bị tăng từ 1 đến 3 năm tù so với án sơ thẩm.

Ngoài ra, HĐXX đã kiến nghị Chánh án TAND tối cao xem xét giám đốc thẩm hủy một phần án sơ thẩm liên quan đến trách nhiệm hình sự của Mẫn, Phượng, để xét xử lại theo hướng tăng hình phạt.

Đề nghị này cũng được cấp phúc thẩm áp dụng đối với ông Nguyễn Thế Thắng, Nguyễn Văn Xem (nguyên Giám đốc, Phó giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng) và thuộc cấp Trần Văn Nhã vì HĐXX cho rằng, án sơ thẩm tuyên 3 bị cáo này mỗi người từ 5 đến 7 năm tù là nhẹ, chưa tương xứng với hành vi, hậu quả mà họ gây ra.

"Đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an và VKSND tối cao xem xét trách nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với số tiền trên 242 tỷ đồng mà ngân hàng này không thu hồi được", chủ tọa đọc bản án trước tòa.

Đối với tài sản 5 ngân hàng bị chiếm đoạt, HĐXX xác định lại là trên 679 tỷ đồng. Theo cấp phúc thẩm, số tiền này do cha con Chủ tịch HĐQT Công ty Phương Nam trước đây là ông Lâm Ngọc Khuân lừa đảo nhà băng để chiếm đoạt. Phượng với Mẫn tuy có vai trò giúp sức để chủ doanh nghiệp lừa đảo nhưng chưa chứng minh được họ hưởng lợi từ số tiền này. Vì vậy, hai bị cáo không phải hoàn trả cho các ngân hàng như bản án sơ thẩm đã buộc.

"Số tiền này sẽ được giải quyết trong vụ án Lâm Ngọc Khuân và đồng bọn", chủ tọa - thẩm phán Lê Thành Văn tuyên.

Theo chủ tọa, đúng ra HĐXX ra lệnh bắt giam ngay đối với tất cả các bị cáo đang tại ngoại. Tuy nhiên, do mỗi người có hoàn cảnh khác nhau nên HĐXX cho họ về nhà, thu xếp thời gian để tự nguyện thi hành án sớm nhất.

Theo hồ sơ tố tụng, Công ty Phương Nam có vốn điều lệ 295 tỷ đồng do ông Lâm Ngọc Khuân làm Chủ tịch HĐQT. Phó giám đốc công ty là Trịnh Thị Hồng Phượng (35 tuổi), Lâm Minh Mẫn (35 tuổi) là Kế toán trưởng.

Từ khi thành lập đến tháng 9/2012, Công ty Phương Nam kinh doanh thua lỗ trên 996 tỷ đồng. Để đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp đã lập 19 báo cáo tài chính gian dối về kết quả kinh doanh với nội dung năm nào cũng có lãi.

Từ những hồ sơ này, khi quan hệ tín dụng với 8 ngân hàng, Phương Nam đã vay từ năm 2008 đến 2012 lên đến trên 16.169 tỷ đồng. Ngày 30/11/2011, ông Khuân và vợ xuất cảnh sang Mỹ với lý do trị bệnh nhằm bỏ trốn. Lâm Ngọc Hân (con ông Khuân, Việt kiều Mỹ) thay cha làm giám đốc công ty và xuất cảnh trở lại Mỹ ngày 11/7/2012. Lúc này, dư nợ của Phương Nam tại các ngân hàng lên đến 1.679 tỷ đồng.

Theo cơ quan công tố, biết công ty kinh doanh thua lỗ nhưng Mẫn và Phượng vẫn lập hồ sơ khống theo chỉ đạo của Khuân. Trong 19 báo cáo tài chính thể hiện kết quả kinh doanh có lãi do Mẫn trình, ông Khuân ký duyệt 13 bản, Hân 4 bản, Phượng 2 bản.

Trong vụ án này có 25 bị cáo là cán bộ của 5 ngân hàng có chi nhánh tại Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang. Họ bị cho là bỏ qua hàng loạt các quy định trong việc cho vay khi giao dịch với Phương Nam, khiến các ngân hàng bị thiệt hại trên 784 tỷ đồng.

Bốn tháng trước, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên Mẫn 14 năm tù, Phượng 12 năm tù vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 25 bị cáo còn lại mỗi người lĩnh 2 đến 7 năm tù vì tội Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được vinh danh là lãnh đạo thế giới vì hòa bình

Diễn đàn toàn cầu Boston hôm qua (9/12) đã vinh danh Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là các lãnh đạo vì hòa bình, an ninh và phát triển.

Giải thưởng này được trao cho các cá nhân có những đóng góp to lớn vào việc gìn giữ hòa bình và an ninh không chỉ trong phạm vi quốc gia của họ mà còn trên thế giới. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được vinh danh ở hạng mục Lãnh đạo thế giới về an ninh mạng, được trao cho các cá nhân có nhiều đóng góp vào sự phát triển của an ninh mạng.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là một trong những nhà lãnh đạo đã ca ngợi sáng kiến an ninh mạng của Boston Global Forum (BGF). Trong tuyên bố mới đây ngày 19/11/2015, ông nói: “Chính phủ Việt Nam hoan nghênh Ngày Toàn cầu vì Hòa bình và An ninh Internet với chủ đề “Vì một môi trường Internet tinh khiết và trong sạch” và đánh giá cao sáng kiến xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trên Internet do các chính khách, giáo sư của Diễn đàn Toàn cầu Boston khởi xướng” và ông kêu gọi công dân Việt Nam hướng tới một Internet trong sạch và tinh khiết.

thu tuong nguyen tan dung cung ba angela merkel va ong shinzo abe duoc vinh danh la lanh dao the gioi vi hoa binh, an ninh va phat trien.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng bà Angela Merkel và ông Shinzo Abe được vinh danh là Lãnh đạo thế giới vì hòa bình, an ninh và phát triển.

Những người đoạt giải được lựa chọn từ một hội đồng các học giả uy tín và các quan chức quốc tế với các ứng viên bao gồm các chính trị gia, lãnh đạo nhà nước, người điều hành truyền thông và học giả.

Diễn đàn toàn cầu Boston sẽ tuyên bố các giải thưởng trên vào Ngày an ninh mạng Quốc tế, được tổ chức vào lúc 10h sáng ngày 12/12/2015 tạiĐại học Harvard, Mỹ. Một tuyên bố chính thức sẽ xuất hiện vào lúc 10h sáng ngày 11/12 (giờ địa phương).

Diễn đàn toàn cầu Boston (Boston Global Forum – BGF) là một tổ chức phi lợi nhuận, được đặt tại thành phố Boston, Mỹ. Boston Global Forum được thành lập gần 3 năm trước bởi cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ và cũng là Cựu Thống đốc bang Masachusetts, Michael Dukakis, hiện là Giáo sư tại Đại học Harvard; người đã tạo ra sự thần kỳ Massachusetts.

Diễn đàn là nơi quy tụ những nhà tư tưởng, những nhà chính trị, văn hóa, giáo sư ưu tú trên khắp thế giới như thượng nghị sĩ Michael Dukakis, các giáo sư trường ĐH Harvard và MIT như Thomas E. Patterson, giáo sư John Quelch … nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất giải quyết các vấn đề cấp thiết có tầm ảnh hưởng lớn tới thế giới.

Mục tiêu của BGF là trở thành một diễn đàn đặc biệt, mang tính hành động cao chứ không chỉ là đưa ra giải pháp. Nhiệm vụ trọng tâm của Diễn đàn toàn cầu Boston là thúc đẩy sự hợp tác, cùng thảo luận và tìm ra những giải pháp có ý nghĩa, sáng tạo và mang tính thực tiễn để giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết đang được thế giới quan tâm.

Hàng năm, Diễn đàn sẽ chọn ra một vấn đề duy nhất và giải quyết vấn đề này thông qua các hình thức thảo luận trực tuyến và hội thảo thường niên vào tháng 10 tại Boston.


Hà Nội dừng chuyển hơn 1.400 hộ dân về Bắc Từ Liêm

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri quận Cấu Giấy, trong đó khẳng định, tạm dừng thực hiện việc chuyển 10 tổ dân phố phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) về phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Trả lời cử tri quận cầu Giấy về nội dung cử tri 10 tổ dân phố phường Nghĩa Tân không đồng tình với việc điều chuyển 10 tổ dân phố về phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, UBND thành phố Hà Nội cho rằng, về địa giới hành chính, 10 tổ dân phố gồm 1.449 hộ dân, trên diện tích 11, 4 ha thuộc phường Cô Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm giáp với khu vực phía bắc phường Nghĩa Tân, quận cầu Giấy.

Tuy nhiên, ngay từ khi thành lập thị trấn Nghĩa Tân từ năm 1992, UBND huyện Từ Liêm đã có quyết định giao cho UBND thị trấn Nghĩa Tân quản lý các tổ dân phố nói trên.

Đến năm 2007, UBND thành phố có quyết định tạm giao UBND quận cầu Giấy, UBND phường Nghĩa Tân thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước toàn diện 10 tổ dân phố thuộc địa giới hành chính xã cổ Nhuế huyện Từ Liêm.

UBND quận Cầu Giấy và UBND phường Nghĩa Tân đã thực hiện quản lý nhà nước đối với khu vực trên liên tục từ thời điểm đó đến nay.

Cũng theo UBND thành phố Hà Nội, tháng 4-2015 thành phố có văn bản giải quyết vướng mắc địa giới hành chính và quản lý dân cư ngoài địa giới hành chính của một số quận, trong đó thống nhất chuyển giao 10 tổ dân phố kể trên về phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm quản lý theo địa giới hành chính.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thành phố, UBND quận cầu Giấy đã hướng dẫn UBND phường Nghĩa Tân thực hiện thông tin, phổ biến chủ trương tới nhân dân khu vực. Tuy nhiên, trong cuộc tiếp xúc cử tri của HĐND quận ngày 20-5-2015, cử tri phường Nghĩa Tân bày tỏ nguyện vọng tha thiết được ổn định cuộc sống, tiếp tục sinh hoạt với sự quản lý thống nhất quản lý về hành chính, địa giới, dân cư của UBND phường Nghĩa Tân, quận cầu Giấy.

Cũng theo UBND thành phố Hà Nội, sau kiến nghị của cử tri, UBND quận cầu Giấy đã có văn bản báo cáo ý kiến của cử tri về địa giới hành chính phường Nghĩa Tân, phường Mai Dịch, quận Gầu Giấy gửi Thường trực HĐND thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ xem xét, điều chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập khu vực 10 tổ dân phố nói trên về phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.

Theo UBND thành phố Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, ngày 26-6-2015, UBND Thành phố đã có văn bản về việc tạm dừng thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã.

Theo đó, Sở Nội vụ tạm dừng việc tham mưu cho UBND Thành phố triển khai các đề án liên quan đến thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính được cấp có thâm quyên ban hành và có hiệu lực thi hành.

Vì vậy, vấn đề địa giới hành chính và quản lý nhà nước đối với khu vực 10 tổ dân phố kể trên giữa phường Nghĩa Tân, quận cầu Giấy và phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm tạm thời giữ nguyên hiện trạng như cũ.

Trước đó, ngày 11-6, Tuổi Trẻ đã có bài phản ánh việc chuyển 10 tổ dân phố từ quận Cầu Giấy về quận Bắc Từ Liêm, hơn 1.400 hộ dân phải làm lại “sổ đỏ”, hộ khẩu, trong đó có nội dung người dân 10 tổ dân phố không đồng tình với chủ trương trên.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục