Việt Nam - Campuchia ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN
Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 6
“Thương mại quốc tế góp phần giải phóng tiềm năng của Việt Nam”
Trung Quốc sắp mở đường bay phi pháp từ Bắc Kinh đến Hoàng Sa

Tuy không giàu có về thực chất nhưng khát vọng Việt Nam đến năm 2035 là hãy để Việt Nam thành miền đất đáng sống.
Đó là thông điệp được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đưa ra trong Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ.
Theo Phó Thủ tướng, ngay từ năm 1986 khi Việt Nam đưa ra đường lối đổi mới, Việt Nam đã vươn lên trở từ nước nghèo thành nước có thu nhập trung bình. Từ một vùng đất vốn chỉ được nhắc đến là với hai từ “chiến tranh”, Việt nam đã trở thành đất nước an bình.
Nhiều thay đổi đã đến với Việt Nam sau 30 năm đổi mới, từ một nước thiếu đói đã trở thành một quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo; một nền kinh tế bao cấp kiệt quệ sau chiến tranh đã trở thành một nền kinh tế năng động, một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức cho phát triển trong giai đoạn tới, đã đặt ra cho Việt Nam nhiều vấn đề lớn: Việt Nam nên và cần làm gì để nắm bắt thời cơ, vượt lên thử thách, phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, thoát bẫy thu nhập trung bình, đảm bảo công bằng xã hội, gìn giữ môi trường sinh thái.
“Làm thế nào để trở thành miền đất đáng sống, tuy có thể Việt Nam không giàu có nhất về vật chất. Câu hỏi được đặt ra là tiền đề để xây dựng báo cáo Việt Nam 2015. Đây là sáng kiến của chủ tịch Ngân hàng thế giới và Thủ tướng Việt Nam”, Phó Thủ tướng cho biết.
Mục tiêu hướng tới của Báo cáo Việt Nam 2035 là đưa ra các bước để Việt Nam trở thành một nước thu nhập trung bình cao trong vòng 2 thập kỷ tới. Theo đó, Việt Nam cần xây dựng khu vực tư nhân có tính cạnh tranh, thực hiện quá trình đô thị hóa một cách hiệu quả, khuyến khích sáng tạo và tận dụng các cơ hội thương mại mới nhằm thực hiện cải cách trên quy mô lớn.
Mục tiêu đầy tham vọng mà Báo cáo hướng đến là Việt Nam duy trì mức tăng trưởng tối thiểu là 7% mỗi năm, để nâng mức thu nhập trung bình lên trên 7.000 USD vào năm 2035 – khoảng 18.000 USD nếu tính theo sức mua tương đương – so với 2.052 USD năm 2014 – tức là khoảng 5.370 USD theo sức mua tương đương.
Ông Jim Young Kim, Chủ tịch của Ngân hàng Thế giới cho rằng tăng năng suất lao động nhanh, bảo vệ môi trường và đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh tế sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh. Đồng thời, phá bỏ rào cản đổi với thiệt thòi, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho nhóm trung lưu đô thị đang già nhanh sẽ giúp Việt Nam giữ vững được thành tích ấn tượng về bình đẳng và hòa nhập xã hội.
Còn theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, nước ta đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển. Thời cơ và thuận lợi rất lớn, nhưng thách thức và khó khăn cũng không hề nhỏ. Do đó, để đạt được khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, Bộ trưởng cho rằng lựa chọn duy nhất là phải thực hiện cải cách.
“Nếu không cải cách thì chúng ta không khai thác được cơ hội, cũng không thể vượt qua thách thức và nguy cơ tụt hậu xa hơn, rơi vào bẫy thu nhập trung bình sẽ khó có thể tránh khỏi. Chúng tôi tin những thế hệ người Việt hiện nay và tương lai chắc chắn có đủ ý chí, bản lĩnh và năng lực để thực hiện thành công công cuộc đổi mới”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Việt Nam - Campuchia ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN
Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 6
“Thương mại quốc tế góp phần giải phóng tiềm năng của Việt Nam”
Trung Quốc sắp mở đường bay phi pháp từ Bắc Kinh đến Hoàng Sa
Hơn 2.500 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng đô thị hai bờ sông Cầu
BIDV triển khai gói 2000 tỷ đồng cho vay ưu đãi mua ô tô
SCB hợp tác chiến lược với Công ty Simple SolutionS
Hà Nội: Cho phép thành lập Trường THCS và THPT TH School
Đại học Quốc gia TPHCM tăng 54 bậc, vào tốp 150 của châu Á
Thu dầu thô 5 tháng chưa đạt 30% kế hoạch
VN sản xuất được sữa tươi Organic
Kiến nghị Thủ tướng không làm thủy điện Đrăng Phôk
Doanh nghiệp TP.HCM nợ BHXH 3.000 tỉ đồng
Đà Nẵng sẽ ưu tiên đột phá với kinh tế tư nhân
Dự án Gang thép Thái Nguyên: Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương tự chịu trách nhiệm
Việt Nam đề nghị Trung Quốc không làm phức tạp tình hình Biển Đông
Quảng Ngãi hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp (DN), nhưng chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Vì thế, khi hội nhập kinh tế quốc tế, các DN trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức...
Cẩn trọng với dây điện giả, kém chất lượng
14 doanh nghiệp bị kiện vì xả thải làm cá chết hàng loạt
210 tỷ đồng hỗ trợ DN tham gia chuỗi sản xuất nông, lâm, thủy sản
Thực phẩm an toàn vẫn khó đến tay người tiêu dùng
TPHCM sẽ phê duyệt đề xuất phát triển công viên cảng Bạch Đằng
Đến 31/5, VAMC đã thu hồi được 31.000 tỷ đồng
Rumani tăng cường hợp tác thương mại với Việt Nam
Hà Nội đã chốt phương án thiết kế cầu đường sắt vượt sông Hồng
Vụ việc liên quan tới Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh đang tiếp tục làm nóng dư luận. Chia sẻ với Báo Đầu tư liên quan đến nghi án “chạy luân chuyển” này, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Trưởng ban Bảo vệ chính trị nội bộ, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương hy vọng đây là tiếng súng báo hiệu cuộc chiến chống tham ô, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền bắt đầu.
Việt Nam đề nghị ASEAN và Trung Quốc hợp tác xử lý vấn đề Biển Đông
Công ty con của Vinalines chi tiền tỷ trả lương cho sếp dù thua lỗ triền miên
Chôm chôm Long Khánh vào 'bảng vàng' đặc sản quốc gia
Quan hệ kinh tế Campuchia – Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng
Nhập nhiều xe sang, Quảng Ninh thu ngân sách tăng vọt
Hải quan phát hiện 353 vụ vi phạm qua đường hàng không
Xử phạt 4 công ty bán hàng đa cấp
TP.HCM: Tội phạm vẫn ở mức cao
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự