Mặc dù là ngành có tiềm năng và lợi thế để phát triển, song ngành nông nghiệp ngày càng khó thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tỷ trọng vốn FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp luôn thấp.

Cuộc đời người nông dân, ai cũng phải trải qua những tháng năm gian khổ, vất vả, một nắng hai sương “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Với anh Hồ Bá Phiêu, sinh năm 1973 tại khu vực Lân Thạnh 2, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ lại càng lắm nỗi bôn ba, thăng trầm. Ấy thế mà bây giờ anh đã trở thành một “ông trùm” nhân lúa giống trong vùng.
Không chỉ nhân giống cho mình, anh Phiêu còn vận động thành lập Câu lạc bộ sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng và cấp xác nhận
Lập nghiệp từ mảnh đất khô cằn
Năm 1990, sau khi lập gia đình, với 3.888m2 đất ruộng cha mẹ cho khi ra ở riêng, anh Phiêu đã cố biến những tấc đất khô cằn, nứt nẻ thành những ruộng lúa hàng hóa để nuôi sống gia đình, nhưng vốn gốc con nhà nông nghèo, đông con, không được học hành tới nơi tới chốn, chỉ “thấy người ta làm sao mình làm vậy”, nên dù cực nhọc, vất vả trăm bề mà năng suất đạt được vẫn không cao.
Sau nhiều đêm thao thức, trăn trở, nghĩ suy tìm cách tháo gỡ, thấy cách làm ăn cá thể không phù hợp nên năm 1998, anh làm đơn xin gia nhập Hội Nông dân phường Trung Kiên, được dự sinh hoạt hàng tháng tại Chi hội Nông dân khu vực Lân Thạnh 2 và được các cấp Hội tạo điều kiện giúp đỡ đưa đi tập huấn các lớp IPM, dự hội thảo chuyển giao KHKT, đi tham quan các mô hình làm ăn có hiệu quả về cách làm lúa giống. Đặc biệt, anh còn được bên khuyến nông cho đi dự lớp FFS tập huấn tại địa phương về kỹ thuật chọn và nhân giống cộng đồng, kỹ thuật canh tác lúa… Sau khi được dự lớp tập huấn đó, anh đã làm thử nghiệm lúa giống cấp xác nhận để chia cho anh em hội viên cùng làm. Như một chú ong cần mẫn, chăm chỉ, “nói đi đôi với làm” và lại hết sức tiết kiệm nên đến năm 2006 thì anh đã mua thêm được 2ha đất để bắt tay vào thực hiện hoài bão của mình.
Năm 2008, với sự hỗ trợ của Hội ND phường Trung Kiên, anh vận động thành lập Câu lạc bộ (CLB) sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng và cấp xác nhận. Tham gia CLB này, các thành viên sẽ được cung cấp lúa giống chất lượng cao và bao tiêu sản phẩm, vì thế ngày càng có nhiều người muốn tham gia CLB. Nếu lúc mới thành lập, CLB chỉ có 15 thành viên và 35ha diện tích sản xuất thì nay số thành viên đã lên đến con số 78 cùng 100ha đất sản xuất. “Thời gian đầu khi mới thành lập, CLB rất khó khăn, không đủ vốn đầu tư ban đầu cho các thành viên nên tôi đứng ra thế chấp 3ha đất cho ngân hàng để vay 150 triệu đồng, nhưng chẳng đâu vào đâu nên đành bấm bụng đi vay “nóng” bên ngoài thêm 400 triệu đồng với lãi suất gấp 3 lần lãi ngân hàng, may sao CLB làm ăn hiệu quả nên chỉ sau 8 tháng đã trả dứt số nợ 550 triệu đồng”- anh Phiêu nhớ lại.
Ông Phùng Văn Thế, thành viên CLB cũng vui vẻ nói: “Vào CLB có lợi như vậy ai mà hổng ham, vừa được hướng dẫn kỹ thuật lại còn được đầu tư giống và cho vay mượn tiền, cuối vụ lại được bao tiêu sản phẩm nữa nên nói đâu xa, ngay gia đình tôi nè, có 1ha đất trồng lúa giống, nhờ tham gia câu lạc bộ sản xuất nên ngày càng ổn định, mỗi năm trừ chi phí xong tôi thu về trên 100 triệu đồng”.
Dang tay giúp đỡ người nghèo
Để giúp bà con vươn lên phát triển kinh tế gia đình ổn định, anh còn mời Trạm Khuyến nông quận về tận nơi mở hội thảo và hướng dẫn cách cấy lúa một tép, sạ hàng thay cho sạ thưa và áp dụng phương pháp “3 giảm, 3 tăng” và “ 1 phải, 5 giảm”, nhờ đó đã giảm được từ 80 đến 100kg giống/ha, lại dễ phòng ngừa sâu bệnh, giảm chi phí và cho năng suất ngày càng cao…Nếu năm 2012, sản lượng bình quân đạt 182 tấn/12ha, trừ chi phí và công lao động 3 vụ còn lãi được 793 triệu đồng, thì đến năm 2014, sản lượng bình quân đã đạt 189 tấn/12 ha, trừ chi phí và công lao động còn lãi được 856 triệu đồng…
Anh Phiêu chia sẻ: “Đối với cấy lúa một tép, trước tiên phải chọn được giống tốt, nền đất phải được làm tương đối bằng phẳng, trải cao su lên rồi dùng bã dừa tro và bùn non trộn đều với nhau dày khoảng từ 7-10cm, sau đó gieo giống, khoảng 6kg trên 10m2. Từ 10 đến 12 ngày sau thì nhổ mạ đem ra ruộng cấy…”.
Theo tính toán của anh Phiêu, chi phí cho mô hình cấy lúa một tép là 280 ngày/công. Thực hiện mô hình này, người nông dân không những giảm được lượng phân bón, mà cây lúa còn khỏe, ít sâu bệnh. Hơn nữa lại cho năng suất cao hơn sạ, thường khoảng 5% số lượng lúa giống phải sử dụng cũng ít hơn (sạ hàng tốn khoảng 120kg/ha, trong khi cấy lúa một tép chỉ tốn khoảng 30kg).
Không chỉ làm giàu cho riêng mình, anh luôn chia sẻ khó khăn với bà con nông dân trong và ngoài khu vực bằng cách, mỗi khi đến mùa vụ giúp đỡ bán trả chậm lúa giống không tính lãi, chỉ hoàn vốn sau mùa vụ và đã thu hoạch lúa. Điển hình như hộ ông Út Chát, bà Ba Bông, anh Hồ ở khu vực Lân Thạnh 1, Lân Thạnh 2…bên cạnh đó, giúp hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho những hộ nghèo, những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn để giúp mọi người cùng vươn lên thoát nghèo, ổn định kinh tế. Ngoài ra, anh còn nhận 10 thanh niên là nông dân nghèo, không có đất canh tác vào lao động với thu nhập từ 3,6- 4 triệu đồng/người/tháng tại kho lúa giống Bá Khem.
Chỉ tính từ năm 2009 đến nay, anh đã đóng góp tích cực cho các công trình phúc lợi xã hội để xây 20 cây cầu, làm đường giao thông nông thôn trên 10 ngàn mét, ủng hộ 20 triệu đồng để xây nhà tình thương và nhà đại đoàn kết, đóng góp 40 triệu đồng để mua xe từ thiện ở các phường Trung Kiên, Trung Thạnh, Trung Hưng. Hỗ trợ mỗi năm 4 tấn gạo cho 150-200 hộ nghèo…
Mặc dù là ngành có tiềm năng và lợi thế để phát triển, song ngành nông nghiệp ngày càng khó thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tỷ trọng vốn FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp luôn thấp.
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 13/08, tại Hà Nội.
Chùm ngây thuộc loài đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao từ 5 đến 10m. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu.
Trang trại con đặc sản của ông Sinh toàn những loài muông thú quý hiếm, mà tưởng chỉ có vào rừng mới may ra bắt được, nào lợn rừng, nào hươu sao, rồi đà điểu, nhím, dúi… đủ cả.
Dù trình độ học vấn chưa qua lớp 4, nhưng ông Đặng Văn Bảy (52 tuổi, thôn 14, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã sáng chế ra nhiều máy sơ chế nông sản. Mỗi năm hàng ngàn sản phẩm của ông được bán đi khắp cả nước.
Nấm linh chi đỏ được coi là một loại thảo dược siêu hạng nhưng trồng cũng không hề khó, thậm chí chỉ cần làm theo sách hướng dẫn mà không cần qua trường lớp đào tạo nào.
Trang trại nuôi chim, gà quý hiếm của tỷ phú Nguyễn Thị Kim Duyên ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được biết đến là một trong những mô hình chăn nuôi độc đáo, mang lại thu nhập “khủng” có một không hai ở vùng núi đá Tây Bắc.
Hơn 20 năm qua, bên cạnh thành tựu rất quan trọng của nông nghiệp nước nhà thì vẫn còn 4 bất cập tồn tại kéo dài và tái cơ cấu nông nghiệp là “chìa khóa” để giải quyết vấn đề đó.
Không chỉ làm gia tăng giá trị của các loại hải sản do ngư dân đánh bắt, anh Nguyễn Văn Bình còn góp phần làm nên thương hiệu của du lịch biển Cửa Lò (Nghệ An) thông qua việc cung cấp những sản phẩm tươi, ngon, vừa túi tiền của du khách.
Nghề nuôi con cá “tỷ đô” này đã trải qua nhiều thăng trầm, không ít nông dân nuôi cá thua lỗ phải “bỏ ao” nhưng hàng năm ông Năm Đời vẫn lời bạc tỷ và trở thành người giàu nhất ở xứ cù lao Tân Phong
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự