Theo một số ý kiến, cần xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tri thức hóa nền nông nghiệp Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn ngắn hạn và cả trung hạn, đồng thời tiếp tục ưu tiên đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Trang trại con đặc sản của ông Sinh toàn những loài muông thú quý hiếm, mà tưởng chỉ có vào rừng mới may ra bắt được, nào lợn rừng, nào hươu sao, rồi đà điểu, nhím, dúi… đủ cả.
Xuất thân là một cán bộ khuyến nông với thâm niên 10 năm trong nghề, có lợi thế được đi nhiều, biết nhiều về các mô hình chăn nuôi. Rồi tới một ngày “đẹp trời”, ông Khổng Văn Sinh đã “giã từ” nghề khuyến nông để đi chăn nuôi các con đặc sản và giờ đã được nhiều người phong là “Vua đặc sản”.
“Doanh trại” của nhưng con đặc sản
Đến khu du lịch Thiền viện Trúc Lâm, hỏi người dân đường tới trang trại của ông Sinh không ai không biết, nhiều người ở đây bảo, không chỉ là trang trại đâu mà là một “doanh trại” đó. Gọi là “doanh trại” quả không ngoa bởi phía ngoài quả đồi được ông bao bọc bởi lớp dây thép chắc chắn, tiếp đến là lớp cây xanh, cây sắn, lộc vừng xen kẽ nhau với nhưng tầng lá xanh ngắt. Phía trong đồi được thiết kế chia thành các khu chăn thả những con đặc sản.
Ấy thế mà khi tiếp chuyện chúng tôi, ông chỉ khiêm tốn, nhỏ nhẹ nói: “Trang trại của tôi còn kém xa lắm với các trang trại mà tôi đã từng tham quan. Hiện tại tôi mới chỉ chăn nuôi có 3 loại chính là lợn rừng, gà thịt và hươu. Cũng cần phải cố gắng hơn nữa thì mới thực hiện được đam mê chăn nuôi đặc sản của mình”. Theo ông Sinh, nhiều người cứ tưởng nuôi con đặc sản khó, nhưng thực tế cũng không khó lắm, bởi với đặc tính thích nghi với tự nhiên, nên chúng ít mắc bệnh. Thức ăn thì dễ tìm bởi chỉ cần các loại lá sắn, lá mít, rau củ, quả và một ít thức ăn tinh bột như ngô, sắn. Đây là loại thức ăn chăn nuôi vừa rẻ lại dễ kiếm tại vùng quê ông. Những thức ăn chiếm 70% là thức ăn tự nhiên nên con vật chăn nuôi vừa cho sản phẩm sạch mà quá trình chăn nuôi cũng thuận lợi, hiệu quả hơn.
Ông Sinh khởi nghiệp nuôi con đặc sản từ năm 2004, khi ông bỏ ra 200 triệu đồng để đầu tư một trang trại chăn nuôi rộng tới 11ha. Và những con đặc sản đầu tiên được ông nuôi là nhím, dúi. Rồi ông thấy, những con đó tuy ngon, bán được giá nhưng số lượng lại không được nhiều, nên chỉ có cách phải đa dạng các loài vật nuôi mới mong làm giàu được. Sau đó, 1 năm ông đã lặn lội vào tận Thanh Hóa để mua được hai con hươu sao về nuôi thử. Mỗi con hươu chỉ nặng có 1kg nhưng có giá 15 triệu đồng/con.
Đến năm 2006, không tìm được thị trường thuận lợi, thời tiết lại thất thường nên ông Sinh dừng lại việc nuôi dúi và nhím. Ông quyết bán hết hai loại đặc sản này và chỉ đầu tư để nuôi thêm 5 con hươu, 20 con lợn rừng, 2.000 con gà đồi đẻ trứng. Cũng từ đó, nghề chăn nuôi của ông Sinh có hiệu quả cao nên số lượng con đặc sản luôn tăng qua từng năm.
Ông Sinh cho biết: “Sau khi đã nuôi thử khá nhiều loại con đặc sản từ đà điểu, nhím, dúi, tôi thấy lợn rừng là một trong những con đặc sản có thị trường tiêu thụ tốt nhất. Những con vật khác có giá bán cao không phải ai cũng có điều kiện mua”.
Sau một thời gian “tái cơ cấu” lại đàn đặc sản, hiện trang trại của ông Sinh có 10 con hươu, gần 200 con lợn rừng, 5.000 con gà lai và gà Dabaco. Mỗi năm ông xuất chuồng 2 lứa lợn rừng, trong đó, lợn để bán làm con giống có giá từ 250.000 – 300.000 đồng/kg.
Đối với con đà điểu, ông cho biết, ông là một trong 2 người đã mạnh dạn đi đầu làm điểm nuôi thử nghiệm 12 con đà điểu Úc và Nam Phi được mua của Viện Chăn nuôi. Sau 9 tháng nuôi thử nghiệm trọng lượng cả hai giống đà điểu đạt trên 106kg/con. Với giá bán từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí cho lãi từ 1-1,5 triệu đồng/con và hiện ông đang dự kiến tiếp tục mở rộng đàn đà điều. Riêng hươu sao, mỗi năm cũng cho thu khoảng 2kg nhung hươu, với giá bán 2-2,5 triệu đồng/lạng và trở thành thứ đặc sản quý hiếm. Tại trang trại đang có 5 con trong thời gian khai thác, một số con đang bước vào thời điểm sinh sản.
Mô hình chăn nuôi- du lịch
Với lợi thế nằm ở vùng khí khâu 4 mùa mát mẻ, lại gần các khu du lịch Tây Thiên, Thiền Viện, Tam Đảo. Mỗi năm vào mùa nóng, khách du lịch đổ về rất nhiều, nhu cầu ăn uống của họ cũng ngày một tăng cao hơn, nên ông Sinh đang ấp ủ tham vọng xây dựng chuỗi mô hình chăn nuôi- du lịch.
“Tôi luôn có suy nghĩ, tại sao quê mình có nhiều điều kiện thuận lợi như vậy mà không phát triển thêm chăn nuôi các loại đặc sản quý hiếm để phục vụ khách du lịch. Biến loài chăn nuôi đó thành một đặc sản chỉ có ở Tam Đảo”- ông Sinh tâm dự.
Nghĩ là làm, ông Sinh đã vay vốn xây dựng một nhà hàng để tạo đầu ra cho sản phẩm lợn rừng sạch của chính trang trại nhà mình. Giờ đây, ông đã đầu tư cả hệ thống ống dẫn nước từ suối về để cho lợn uống, cũng là để thực khách được tận mắt chứng kiến, lợn của ông ăn uống sạch như thế nào.
Biết được tâm lý của nhiều du khách chỉ thích ăn đồ tươi, có nguồn gốc, nên ông Sinh đã xây dựng các khu chuồng nuôi nhốt các con đặc sản ngay gần nhà hàng để khách khi ghé thăm trang trại, cũng sẽ được chọn lựa những con đặc sản phù hợp để đưa ra nhà hàng làm thịt phục vụ du khách. Ngoài ra khách có thể lựa chọn những con đặc sản đem về làm quà cho người thân.
Nói về mô hình trang trại kiểu mới, ông Sinh cho biết: “Tôi đã từng tham quan các miệt vườn cây ăn quả trong miền Tây. Họ đã làm được việc phát triển du lịch gắn với trồng cây ăn quả. Tôi nghĩ người dân quê tôi cũng có thể làm được một mô hình chăn nuôi con đặc sản kết hợp với du lịch để quảng bá thương hiệu vùng quê Tam Đảo”.
Theo một số ý kiến, cần xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tri thức hóa nền nông nghiệp Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn ngắn hạn và cả trung hạn, đồng thời tiếp tục ưu tiên đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Với lợi thế về nguồn thức ăn từ hoa rừng, nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp (Quỳ Hợp) đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.
Chim trĩ đỏ là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm với hai nguồn tiêu thụ song song khá hiệu quả là cung cấp thương phẩm và con giống cho thị trường chim cảnh.
Mặc dù là ngành có tiềm năng và lợi thế để phát triển, song ngành nông nghiệp ngày càng khó thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tỷ trọng vốn FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp luôn thấp.
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 13/08, tại Hà Nội.
Chùm ngây thuộc loài đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao từ 5 đến 10m. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu.
Dù trình độ học vấn chưa qua lớp 4, nhưng ông Đặng Văn Bảy (52 tuổi, thôn 14, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã sáng chế ra nhiều máy sơ chế nông sản. Mỗi năm hàng ngàn sản phẩm của ông được bán đi khắp cả nước.
Nấm linh chi đỏ được coi là một loại thảo dược siêu hạng nhưng trồng cũng không hề khó, thậm chí chỉ cần làm theo sách hướng dẫn mà không cần qua trường lớp đào tạo nào.
Cuộc đời người nông dân, ai cũng phải trải qua những tháng năm gian khổ, vất vả, một nắng hai sương “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Với anh Hồ Bá Phiêu, sinh năm 1973 tại khu vực Lân Thạnh 2, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ lại càng lắm nỗi bôn ba, thăng trầm. Ấy thế mà bây giờ anh đã trở thành một “ông trùm” nhân lúa giống trong vùng.
Trang trại nuôi chim, gà quý hiếm của tỷ phú Nguyễn Thị Kim Duyên ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được biết đến là một trong những mô hình chăn nuôi độc đáo, mang lại thu nhập “khủng” có một không hai ở vùng núi đá Tây Bắc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự