Với lợi thế về nguồn thức ăn từ hoa rừng, nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp (Quỳ Hợp) đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.

Dù trình độ học vấn chưa qua lớp 4, nhưng ông Đặng Văn Bảy (52 tuổi, thôn 14, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã sáng chế ra nhiều máy sơ chế nông sản. Mỗi năm hàng ngàn sản phẩm của ông được bán đi khắp cả nước.
Sinh ra trong một gia đình đông con ở Nam Định, đang học lớp 4 ông Bảy phải bỏ ngang vì hoàn cảnh quá nghèo đói. 15 tuổi, ông theo người làng vào Lâm Đồng làm thuê. Sau 7 năm làm thuê, gom được một số chút vốn, ông Bảy mua một miếng đất tại thôn 14, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh để trồng cà phê.
Chính thời gian đi làm thuê với đôi tay chai sạn của mình, ông Bảy đã nung nấu ý tưởng phải sáng chế ra loại máy giúp bớt việc cho tay chân. Ông thổ lộ: “Thời đó, dân trồng cà phê hầu như không có máy móc hỗ trợ hoặc có thì cũng không phù hợp với thực tế. Thế nên, tôi luôn nghĩ phải làm sao cải tiến các loại máy cho phù hợp với thực tế sản xuất…”.
Năm 1986, ông Bảy bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình. Ban đầu, ông chủ yếu gia công, cải tiến các loại máy có sẵn. Với trình độ chưa hết lớp 4, chưa từng có kinh nghiệm gì về cơ khí, ông Bảy khởi đầu công việc một cách khó khăn. Nhiều người đã chê trách vì việc ông mua máy mới về để… phá ra tìm hiểu. Sự kiên trì cùng đam mê cuối cùng đã giúp ông Bảy thành công. Nhiều loại máy mà ông cải tiến có thể hoạt động trơn tru, và rất phù hợp với thực tế sản xuất. Không chỉ thế, ông còn mày mò thiết kế, chế tạo ra các loại máy loại vỏ cà phê tươi, chà cà phê khô siêu nhanh, máy tách quả xanh, chín, sấy nông sản sinh học với 100% linh kiện tự sản xuất.
Hiện, mỗi năm ông Bảy cho xuất xưởng khoảng 2.000 máy sơ chế nông sản các loại, trong đó chủ yếu là máy phục vụ sản xuất cà phê; mở trên 150 cửa hàng máy nông nghiệp tại nhiều tỉnh ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Hàng năm, doanh thu từ sản xuất máy cơ khí, sơ chế nông sản của gia đình ông Bảy lên đến 4 tỷ đồng.
Với lợi thế về nguồn thức ăn từ hoa rừng, nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp (Quỳ Hợp) đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.
Chim trĩ đỏ là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm với hai nguồn tiêu thụ song song khá hiệu quả là cung cấp thương phẩm và con giống cho thị trường chim cảnh.
Mặc dù là ngành có tiềm năng và lợi thế để phát triển, song ngành nông nghiệp ngày càng khó thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tỷ trọng vốn FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp luôn thấp.
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 13/08, tại Hà Nội.
Chùm ngây thuộc loài đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao từ 5 đến 10m. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu.
Trang trại con đặc sản của ông Sinh toàn những loài muông thú quý hiếm, mà tưởng chỉ có vào rừng mới may ra bắt được, nào lợn rừng, nào hươu sao, rồi đà điểu, nhím, dúi… đủ cả.
Nấm linh chi đỏ được coi là một loại thảo dược siêu hạng nhưng trồng cũng không hề khó, thậm chí chỉ cần làm theo sách hướng dẫn mà không cần qua trường lớp đào tạo nào.
Cuộc đời người nông dân, ai cũng phải trải qua những tháng năm gian khổ, vất vả, một nắng hai sương “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Với anh Hồ Bá Phiêu, sinh năm 1973 tại khu vực Lân Thạnh 2, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ lại càng lắm nỗi bôn ba, thăng trầm. Ấy thế mà bây giờ anh đã trở thành một “ông trùm” nhân lúa giống trong vùng.
Trang trại nuôi chim, gà quý hiếm của tỷ phú Nguyễn Thị Kim Duyên ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được biết đến là một trong những mô hình chăn nuôi độc đáo, mang lại thu nhập “khủng” có một không hai ở vùng núi đá Tây Bắc.
Hơn 20 năm qua, bên cạnh thành tựu rất quan trọng của nông nghiệp nước nhà thì vẫn còn 4 bất cập tồn tại kéo dài và tái cơ cấu nông nghiệp là “chìa khóa” để giải quyết vấn đề đó.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự