Hiện nay, ngành mía đường vẫn đang gặp nhiều khó khăn, như: năng suất thấp, giá thành cao... Trong khi đó, sức ép hội nhập ngày càng lớn, điều này đặt ra thách thức cho ngành mía đường làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chùm ngây thuộc loài đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao từ 5 đến 10m. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu.
Các bộ phận của cây như lá, quả là nguồn thực phẩm tốt, đặc biệt củ cây là một loại dược liệu quý. Đây cũng là cây trồng lý tưởng cho các trang trại ở miền núi có diện tích rộng, có thể trồng xen với các loại cây khác.
Giá trị dinh dưỡng cao
Chùm ngây có giá trị dinh dưỡng rất cao với hơn 90 dưỡng chất, bao gồm nhiều chất đạm va các vitamin thiết yếu, beta- carotene, 18 axit amin, hợp chất phenol, nhiều khoáng chất... Trong đó, đặc biệt chùm ngây có chứa hàm lượng can-xi cao gấp 4 lần sữa, vitamin A cao hơn cà rốt 4 lần và vitamin C gấp 7 lần quả cam... Ngoài ra chùm ngây còn có nhiều chất chống oxy hóa và các chất kháng sinh, chất chống viêm nhiễm...
Loại cây này có nhiều chất có khả năng ngăn ngừa khối u, u xơ tiền liệt tuyến, đào thải độc tố, giúp ổn định huyết áp, bảo vệ gan và chống lại căn bệnh tiểu đường. Đây là một loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên nhất.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Cây chùm ngây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớn điều chỉnh ánh sáng. Cây chịu hạn tốt, ưa khô và chịu được những nơi đất xấu cằn cổi. Cây có thể trồng quanh năm.
Sau khi chuẩn bị đất xong, Đào lỗ sâu 50cm và rộng 50cm, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5- 2m. Nếu trồng chậu, thì nên trồng trong chậụ lớn đường kính trên 50cm để cây và củ phát triển tốt.
Tiến hành cắt đáy, rạch hai bên bầu, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt bầu xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 - 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước nữa.
Sau 3 tuần là có thể hái lá và ngọn non sử dụng. Cây trồng được 1 năm tuổi đã tiến hành xén ngọn, cây cao từ 1-1,5m, củ nặng khoảng 500g và đã cho thu hoạch lá được ngay.
Giai đoạn đầu, không để gia súc, gia cầm vào khu vực trồng cây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân vi sinh, hữu cơ cho cây.
Nhân giống cây chùm ngây
Cây chùm ngây có thể gây trồng từ hạt, từ hom thân, cành và từ hom củ.
- Gây trồng cây chùm ngây từ hạt:
Giống được thu hái trên các cây mẹ từ 2 tuổi trở lên. Quan sát vỏ quả chuyển từ xanh sang màu nâu hoàn toàn thì bắt đầu thu hái. Dùng cù nèo cắt từng cành nhỏ có chứa quả.
Chế biến hạt: Quả sau khi mang về phải phân loại, loại bỏ những quả nhỏ cùng tạp vật, phơi khô dưới nắng nhẹ 2-3 ngày, tách hạt khỏi vỏ quả, sau đó sàng làm sạch hạt.
Ngâm hạt giống cây chùm ngây trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh), 8 giờ sau vớt ra để ráo, sau đó ủ hạt vào cát ẩm mát. Khoảng 5 -7 ngày sau, khi thấy hạt nức nanh thì chuẩn bị cấy hạt vào bầu.
Dùng túi bầu ( rộng 8-10cm, dài 15-18cm) để cấy hạt chùm ngây ,hỗn hợp đất trồng là cát pha, tro trấu đã trộn sẵn. Xếp bầu theo hàng, cứ 3 hàng liền nhau thì cách 2 hàng trống để tránh cho cây con có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Dùng ngón tay trỏ ấn vào giữa túi bầu sâu bằng 2 đốt ngón tay, đặt 1 hạt chùm ngây vào rồi phủ đất lại, tưới nước vừa phải, sau vài ngày hạt sẽ nẩy mầm, tiếp tục tưới nước hàng ngày, khi cây chùm ngây cao 20 – 30cm thì đem trồng.
- Gây trồng cây chùm ngây từ hom
Giâm cành: Chặt cành non (không chặt xéo), đường kính 3 – 5cm, mỗi cành dài 0,5 – 1m. Chôn sâu cành 10cm phần gốc, dùng bàn chân đạp chặt xung quanh gốc cho vững, ngọn hướng lên trên, tưới nước vừa phải. Sau 20 ngày cành sẽ đâm tược. Khâu chuẩn bị đất, cách trồng như trên.
Hom rễ, củ: Khi cây có độ tuổi từ 6 tháng trở lên, lúc này rễ củ đã phát triển, có thể sử dụng bộ phận này tiến hành vùi trong cát ẩm (lưu ý độ ẩm cát vừa phải chỉ đủ mát phần rễ củ), sau thời gian khoảng 0,5 – 1 tháng phần rễ củ này có thể hình thành cây mới.
Sản phẩm đầu ra:
Sau 3 tháng tuổi cây đã bắt đầu cho thu hoạch. Khi cây cao 60 cm thì cắt ngọn và tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi. Sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình mỗi cây có thể cho từ 500 đến 900gram lá tươi/tháng. Nếu chỉ trồng 5.000 cây/ha (2m2/cây), sau 6 tháng có thể thu hoạch trung bình 2.500kg lá/ha/tháng. Được bán với giá 100.000đồng/kg, người bán sẽ có thu nhập ròng tại vườn của người trồng cây chùm ngây ít nhất sẽ là 20 triệu đồng/tháng.
Chế biến rau chùm ngây:
- Nấu các món như với rau ngót.
- Ngoài ra có thể chế biến thêm:
- Lá non dùng ăn sống cùng với các loại rau khác, hoặc trộn xa lát.- Xào với thịt trâu bò, cá các loại…
- Xay nhỏ lá tươi cho vào cháo, bột cho trẻ em, rất tốt vì vừa có chất xơ, vừa có lượng dinh dưỡng (vitamin, can xi, kali, protein) cao hơn Cam, Chuối, Sữa..
Lưu ý khi sử dụng:
1.Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ mang thai
2.Chùm ngây không có tác dụng cho sức khỏe.Đối tượng/ Lượng dùng/ Cách dùng
- Trẻ từ 1- 3 tuổi: 20 gram lá tươi/ngày/trẻ- Xay nhuyễn nấu bột, cháo hoặc canh là cung ứng 90% Calcium , 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chat sat, 10% chất đạm cần thiết và hàm luợng Potassium , Đồng, …vàVitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ .
- Bà mẹ mới sinh và đang cho con bú: 100 gram rau tươi/ngày là đủ bổ sung Calcium , Vitamin C, VitaminA ,Sắt , Đồng, Magnesium, Sulfur, các vitamin B cần thiết trong ngày
- Nấu canh, xào trứng, xào thịt, xay sinh tố...
* Khẩu phần ăn cho gia đình 04 người: 100 gram lá tươi/người/bữa ăn- Nấu canh, xào trứng, nấu tôm, cua hến, nấu chay, nấu mỳ tôm, làm sinh tố...
* Người cao tuổi: 100 gram lá tươi/người/ngày- Nấu canh, xào, ướp như trà uống, phơi khô làm trà...
Hiện nay, ngành mía đường vẫn đang gặp nhiều khó khăn, như: năng suất thấp, giá thành cao... Trong khi đó, sức ép hội nhập ngày càng lớn, điều này đặt ra thách thức cho ngành mía đường làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo một số ý kiến, cần xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tri thức hóa nền nông nghiệp Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn ngắn hạn và cả trung hạn, đồng thời tiếp tục ưu tiên đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Với lợi thế về nguồn thức ăn từ hoa rừng, nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp (Quỳ Hợp) đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.
Chim trĩ đỏ là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm với hai nguồn tiêu thụ song song khá hiệu quả là cung cấp thương phẩm và con giống cho thị trường chim cảnh.
Mặc dù là ngành có tiềm năng và lợi thế để phát triển, song ngành nông nghiệp ngày càng khó thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tỷ trọng vốn FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp luôn thấp.
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 13/08, tại Hà Nội.
Trang trại con đặc sản của ông Sinh toàn những loài muông thú quý hiếm, mà tưởng chỉ có vào rừng mới may ra bắt được, nào lợn rừng, nào hươu sao, rồi đà điểu, nhím, dúi… đủ cả.
Dù trình độ học vấn chưa qua lớp 4, nhưng ông Đặng Văn Bảy (52 tuổi, thôn 14, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã sáng chế ra nhiều máy sơ chế nông sản. Mỗi năm hàng ngàn sản phẩm của ông được bán đi khắp cả nước.
Nấm linh chi đỏ được coi là một loại thảo dược siêu hạng nhưng trồng cũng không hề khó, thậm chí chỉ cần làm theo sách hướng dẫn mà không cần qua trường lớp đào tạo nào.
Cuộc đời người nông dân, ai cũng phải trải qua những tháng năm gian khổ, vất vả, một nắng hai sương “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Với anh Hồ Bá Phiêu, sinh năm 1973 tại khu vực Lân Thạnh 2, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ lại càng lắm nỗi bôn ba, thăng trầm. Ấy thế mà bây giờ anh đã trở thành một “ông trùm” nhân lúa giống trong vùng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự