Chùm ngây thuộc loài đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao từ 5 đến 10m. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu.

Hơn 20 năm qua, bên cạnh thành tựu rất quan trọng của nông nghiệp nước nhà thì vẫn còn 4 bất cập tồn tại kéo dài và tái cơ cấu nông nghiệp là “chìa khóa” để giải quyết vấn đề đó.
Không có HTX, nông dân khó hội nhập
4 bất cập đó là: Hiện tượng được mùa rớt giá năm nào cũng xảy ra; Hai là, thiếu vốn, hiện tượng thường xuyên xảy ra với hầu hết các hộ nông dân, mặc dù đã có chính sách hỗ trợ của Nhà nước; Ba là, thu nhập của nông dân thấp hơn đáng kể so với lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp chiếm khoảng 47% lao động, đóng góp 19% vào tổng sản phẩm nội địa tức là năng suất lao động hay thu nhập bình quân của một nông dân chưa bằng 1/3 của người lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Bốn là, xuất khẩu nông sản không ổn định về giá cả và lượng, bị động trong tiêu thụ.
Có nhiều nguyên nhân của 4 bất cập kéo dài nói trên. Song, có một lý do cơ bản nhất là sự không tương thích của quan hệ sản xuất và tổ chức sản xuất của nông nghiệp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay và hội nhập quốc tế. Đa số hộ nông dân của nước chúng ta sản xuất đơn lẻ và không tương thích với kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay. Để liên kết các hộ nhỏ lẻ thành các đơn vị kinh tế lớn hơn, từ lâu chúng ta đã có chủ trương và chỉ đạo hình thành các HTX.
Tuy nhiên, các HTX hoạt động hiệu quả chỉ liên kết, hỗ trợ được khoảng 5% số hộ nông dân cả nước, còn 95% số hộ thực chất là sản xuất theo phương thức tự phát: Tự quyết định trồng cây gì, nuôi con gì, bán sản phẩm không theo hợp đồng cho thương nhân, không biết trước ai sẽ mua, mua theo giá nào, mua với khối lượng bao nhiêu. Do nhận thức về HTX còn rất khác nhau ở các địa phương nên quy mô HTX và số lượng các dịch vụ HTX cũng rất khác nhau. Ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Hồng, hiện nay nhiều HTX được thành lập từ nhiều năm qua có quy mô liên thôn hoặc toàn xã, nhiều HTX có hơn 1.000 xã viên. Trong khi đó, hầu hết các HTX thành lập 5 năm qua ở Hà Tĩnh chỉ có 7-20 xã viên, ở An Giang, Vĩnh Long bình quân vài chục xã viên.
Trong bối cảnh 95% hộ nông dân không được các HTX dự báo nhu cầu sản phẩm, quy hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho họ thì các đòi hỏi rất hợp lý về nguyên tắc, các chính sách hỗ trợ cho nông dân và các đòi hỏi của hội nhập quốc tế đối với gần 10 triệu hộ nông dân là không khả thi.
Xây dựng các HTX kiểu mới là khâu đột phá
Với Luật HTX năm 2012 và các HTX kiểu mới – kết quả sáng tạo của một bộ phận nông dân, chúng ta đang có cơ hội chuyển giai đoạn phát triển của nông nghiệp nước nhà và hội nhập quốc tế. Đây cũng là lời giải cho những bất cập của nông dân.
Nguyên tắc chung là: Cái gì HTX làm có lợi hơn là xã viên tự làm, hoặc cái gì xã viên không thể làm được thì HTX làm, qua đó làm cho sản xuất của các hộ xã viên hiệu quả cao hơn. Luật HTX năm 2012 của Việt Nam thực chất là thể hiện sự thay đổi căn bản nhận thức của chúng ta về bản chất và vai trò của HTX, phù hợp với sự phát triển HTX của thế giới hơn 150 năm qua. Những việc các hộ nông dân làm không hiệu quả bằng HTX là: Mua vật tư trên thị trường, vay vốn cho sản xuất, kinh doanh, tổ chức dạy nghề cho nông dân, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Các hộ cá thể cũng không có khả năng dự báo nhu cầu thị trường và do không có khả năng bán bằng các hợp đồng với các công ty hoặc khách sạn nên không có căn cứ để quy hoạch đàn nuôi của mình.
Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp hướng tới sản xuất quy mô lớn với các sản phẩm chủ lực, sử dụng các giống chất lượng và năng suất cao, quy trình canh tác hiện đại gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm thì chủ thể quan trọng nhất của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp phải là các HTX. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp phải là HTX và các doanh nghiệp, chứ không phải là các hộ nông dân với chỉ 2 lao động và đất canh tác dưới 1ha.
Từ chuyển biến về nhận thức và từ thực tiễn sinh động, sáng tạo trong thành lập và hoạt động của các mô hình HTX kiểu mới cần tập trung triển khai một số công việc như: Đưa nội dung chuyển đổi, thành lập và phát huy các HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012 vào các nghị quyết đại hội tỉnh đảng bộ nhiệm kỳ tới; hoàn thành rà soát và đăng ký lại các HTX theo Luật HTX năm 2012; các bộ, ngành và Liên minh HTX Việt Nam cần làm rõ: Cơ quan nào ở cấp quốc gia có nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu thị trường để cung cấp các thông tin phù hợp cho các địa phương, các HTX và các doanh nghiệp nông nghiệp; cho vay vốn, tạo điều kiện cho các HTX kiểu mới tăng tốc phát triển trong 2-3 năm tới.
Với Luật HTX năm 2012 việc hình thành và triển khai các HTX kiểu mới là yếu tố nền tảng quan trọng nhất, là khâu đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam và nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân Việt Nam.
Chùm ngây thuộc loài đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao từ 5 đến 10m. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu.
Trang trại con đặc sản của ông Sinh toàn những loài muông thú quý hiếm, mà tưởng chỉ có vào rừng mới may ra bắt được, nào lợn rừng, nào hươu sao, rồi đà điểu, nhím, dúi… đủ cả.
Dù trình độ học vấn chưa qua lớp 4, nhưng ông Đặng Văn Bảy (52 tuổi, thôn 14, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã sáng chế ra nhiều máy sơ chế nông sản. Mỗi năm hàng ngàn sản phẩm của ông được bán đi khắp cả nước.
Nấm linh chi đỏ được coi là một loại thảo dược siêu hạng nhưng trồng cũng không hề khó, thậm chí chỉ cần làm theo sách hướng dẫn mà không cần qua trường lớp đào tạo nào.
Cuộc đời người nông dân, ai cũng phải trải qua những tháng năm gian khổ, vất vả, một nắng hai sương “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Với anh Hồ Bá Phiêu, sinh năm 1973 tại khu vực Lân Thạnh 2, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ lại càng lắm nỗi bôn ba, thăng trầm. Ấy thế mà bây giờ anh đã trở thành một “ông trùm” nhân lúa giống trong vùng.
Trang trại nuôi chim, gà quý hiếm của tỷ phú Nguyễn Thị Kim Duyên ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được biết đến là một trong những mô hình chăn nuôi độc đáo, mang lại thu nhập “khủng” có một không hai ở vùng núi đá Tây Bắc.
Không chỉ làm gia tăng giá trị của các loại hải sản do ngư dân đánh bắt, anh Nguyễn Văn Bình còn góp phần làm nên thương hiệu của du lịch biển Cửa Lò (Nghệ An) thông qua việc cung cấp những sản phẩm tươi, ngon, vừa túi tiền của du khách.
Nghề nuôi con cá “tỷ đô” này đã trải qua nhiều thăng trầm, không ít nông dân nuôi cá thua lỗ phải “bỏ ao” nhưng hàng năm ông Năm Đời vẫn lời bạc tỷ và trở thành người giàu nhất ở xứ cù lao Tân Phong
Cứ khoảng giữa mùa mưa (từ hạ tuần tháng 6 âm lịch) hàng năm, người dân vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang lại bắt đầu làm đặc sản khô nhái.
Giống gà tưởng chỉ có trong truyền thuyết lại đang được bà con dân tộc Dao ở núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) nuôi phổ biến, ban đầu chỉ để ăn, giờ thêm phục vụ du khách.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự