Năng suất lao động bình quân của Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể trong một thập niên qua.

Thông tư số 132/2017/TT-BTC ngày 15/12/2017 quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 hướng dẫn nhiều nội dung quan trọng, trong đó quy định rõ cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2018.
Thông tư 132/2017/TT-BTC nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, chủ động bố trí các nhiệm vụ chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, phấn đấu tăng các nguồn thu theo quy định để đảm bảo dành nguồn tự cân đối thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đến mức 1,3 triệu đồng/tháng từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/06/2018 và mức 1,39 triệu đồng/tháng từ ngày 01/07/2018.
Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2018 (không kể các khoản chi tiền lương, có tính chất lương) theo quy định để tạo nguồn cải cách tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.
Ủy ban nhân dân các cấp khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc không bao gồm 10% tiết kiệm chi thường xuyên nêu tại khoản này (không kể các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ...) để thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2018.
Cụ thể Bộ Tài chính hướng dẫn, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 của các địa phương bao gồm: 50% tăng thu ngân sách địa phương năm 2017 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) dự toán năm 2018 so với dự toán năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ giao; nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang.
Ngoài ra, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 của các địa phương cũng bao gồm: 10% tiết kiệm chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán năm 2017 đã được cấp có thẩm quyền giao; 10% tiết kiệm chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán chi năm 2018 tăng thêm so với dự toán chi năm 2017; Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2018, riêng ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được để lại được thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính về nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018.
Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho các địa phương ngân sách khó khăn sau khi đã cân đối nguồn quy định mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định.
Ngoài ra, Thông tư quy định, sau khi cân đối nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của mình để thực hiện các chính sách, chế độ an sinh xã hội do trung ương ban hành (giảm tương ứng phần ngân sách trung ương phải hỗ trợ theo chế độ), ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.
Riêng đối với các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương, trường hợp xác định bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho cả lộ trình, không đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ, thì được phép sử dụng nguồn làm lương còn dư để đầu tư các dự án theo quy định của pháp luật.
Theo Tapchitaichinh.vn
Năng suất lao động bình quân của Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể trong một thập niên qua.
Mức tăng lương phổ biến trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam từ 5 - 10%/năm (chiếm 62%). Mức thưởng trung bình tại các doanh nghiệp Nhật khoảng 1 tháng lương.
Theo số liệu của địa phương, giai đoạn 2010-2017, Hà Tĩnh có 50.270 người đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, bình quân mỗi năm có 6.300 người. Trong đó, tập trung chủ yếu tại các huyện Kỳ Anh, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc... Hoạt động xuất khẩu lao động đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho người lao động và nguồn ngoại tệ cho địa phương, chỉ tính riêng số tiền người lao động gửi về cho gia đình đạt trên 4.000 tỉ đồng/năm.
Quy định về nghỉ hưu bắt buộc, ban đầu được đưa ra với mục tiêu bảo vệ người già không bị bóc lột, giờ đây đang lấy đi của nước Nhật nguồn lao động quý giá.
Nhiều công ty ở tỉnh Kagawa (đảo Shikoku, Nhật Bản) đang tích cực tuyển dụng lao động Việt có tay nghề cao làm nhân viên chính thức với hy vọng đào tạo họ thành nhân lực chủ chốt trong tương lai.
Hơn 360 công nhân Việt Nam và Indonesia bị một công ty Đài Loan dồn vào ở trong nhà lưu trú chỉ chứa được 100 người và còn bị lạm thu các khoản phí.
Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 thì khi người lao động làm thêm giờ vào ngày nào thì được trả lương làm thêm tính theo ngày đó. Sau mỗi đợt làm thêm nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Để tránh bị lừa, tốt nhất người lao động nên tìm hiểu thông tin, thủ tục tại Sở LĐ-TB-XH của địa phương nơi mình đang sinh sống
Tổ chức phi chính phủ Thụy Điển là IPEN đã công bố báo cáo, trong đó có thông tin về cuộc sống của những nữ công nhân VN tại nhà máy của Samsung. Cơ quan chức năng VN cho biết sẽ kiểm tra khi nhận được báo cáo.
Sinh viên Việt Nam và châu Á nói chung làm việc tại các nhà vườn ở Úc đang bị “cướp trắng” tiền công khi chỉ được trả một nửa mức lương tối thiểu theo quy định.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự