Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Thất nghiệp tăng ở nhóm có trình độ, chuyên môn kỹ thuật với 471.000 người, chiếm trên 42%, trong đó nhóm trình độ đại học là gần 220.000 người,
Thông tin trên được đưa ra tại buổi công bố bản tin thị trường lao động số 12, quý IV năm 2016, sáng 29-3.
Công bố các số liệu thống kê về tình hình lao động, việc làm, bà Chử Thị Lân, thành viên Ban biên tập bản tin, cho biết quý IV năm 2016 có gần 55 triệu lao động tham gia lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên), chiếm gần 77% dân số Việt Nam từ 15 tuổi trở lên.
Theo bà Lân, tỉ lệ lao động qua đào tạo tiếp tục có xu hướng tăng, đạt gần 11,7 triệu lao động, tăng 652.000 người so với quý III, trong đó nhóm sơ cấp nghề tăng 18%, nhóm cao đẳng tăng gần 6%, nhóm đại học và trên đại học tăng 5%.
Đáng chú ý là thất nghiệp tăng lên ở nhóm có trình độ, chuyên môn kỹ thuật với 471.000 người, chiếm trên 42%, trong đó nhóm trình độ đại học là gần 220.000 người, tăng 16.500 người so với quý trước.
Trong khi đó, thất nghiệp ở nhóm cao đẳng là 125.000, giảm 5.900 người và trung cấp là 70.000 người, giảm 14.000 người.
Một trong những dấu hiệu tích cực là tỉ lệ thất nghiệp chung giảm nhẹ, với tỉ lệ 2,31%, tương đương trên 1,1 triệu người, giảm 7.700 người so với quý trước.
Bà Lân cũng cho biết số thanh niên bị thất nghiệp trong quý đã giảm 56.000 người, nhưng vẫn ở mức rất cao, với tỉ lệ thất nghiệp thanh niên là 7,28%, gấp hơn 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung.
Về thu nhập, theo bà Lân, thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương trong quý IV đã tăng 3% so với quý trước, tương đương 143.000 đồng, đạt gần 5,1 triệu đồng (tăng 8,8%, tương đương 412.000 đồng so với cùng kỳ năm 2015), trong đó khu vực thành thị thu nhập bình quân đạt trên 6 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt 4,3 triệu đồng.
Lao động làm công việc giản đơn thu nhập bình quân 3,44 triệu đồng/tháng. Lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao, quản lý, lao động trong ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có thu nhập bình quân cao nhất, đạt từ 7 triệu đồng/tháng trở lên.
Nhận định về thị trường lao động thời gian tới, ông Đào Quang Vinh, viện trưởng Viện Khoa học lao động, cho biết việc tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế sẽ có những tác động tích cực đến thị trường lao động.
Cụ thể, số người có việc làm có thể giảm nhẹ, nhưng tỉ lệ lao động làm công hưởng lương tăng nhẹ, tỉ lệ lao động làm việc trong ngành nông lâm, thủy sản giảm nhẹ.
Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cũng sẽ giảm từ 2,31% xuống còn khoảng 2,13% trong quý I năm 2017.
ĐỨC BÌNH
Theo tuoitre.vn
Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Ở Việt Nam hiện tại, mức lương để đủ sống đối với một công nhân ở TP.HCM là 6,435 triệu đồng và ở vùng nông thôn là xấp xỉ 4 triệu... Mức lương này, mỗi gia đình ăn xài xong để dành được 488.000 đồng/tháng.
Với thời gian trung bình chỉ 2,3 năm, lao động ở Việt Nam có cơ hội thăng chức nhanh nhất khu vực, theo một khảo sát của Tập đoàn SEEK Asia.
Thương mại điện tử, dịch thuật, y tế, hỗ trợ hưu trí... sẽ là những lĩnh vực mà nền kinh tế lớn nhất thế giới cần tăng cường nhân lực từ nay đến năm 2021.
Từ ngày 1/1/2018, lao động nam đủ 35 năm, nữ 30 năm mới được hưởng lương hưu tối đa 75% thay vì 30 năm và 25 năm như hiện nay.
Bộ Lao động thương binh và xã hội vừa thông báo tạm dừng tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc năm 2017 đối với 58 quận, huyện có số người cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên.
Chính thức tăng 8 % lương hưu, trợ cấp hàng tháng, mức lương mới cho cán bộ, công chức, mức hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài...là những chính sách có hiệu lực kể từ 01/8/2016.
Người lao động ngày nay đã lên kế hoạch tiết kiệm cho cuộc sống về hưu nhiều hơn bảy năm so với các thế hệ trước thì ở Việt Nam vẫn chưa được nhiều người chú trọng, theo báo cáo mới nhất vừa được Ngân hàng HSBC đưa ra.
Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, quỹ hưu trí của Việt Nam vẫn có thể bị thâm hụt vào năm 2020 dù đã thay đổi tích cực trong Luật Bảo hiểm Xã hội.
Nếu muốn đảm bảo tương lai tốt đẹp hơn cho người dân trong tương lai sắp tới thì các địa phương phải tạo được việc làm có thu nhập cao hơn, chứ không phải chạy theo tiêu chí cạnh tranh nhân công thấp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự