Đây là những nguyên nhân chính yếu được Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra trong Nghiên cứu về “Cổ đông chiến lược trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”, công bố chiều 30/10.

Sáng 10-11, Quốc hội thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) khoảng 6,7%. Trong bối cảnh khó khăn, mục tiêu này có khả thi?
Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Ảnh: Việt DũngTrao đổi với Tuổi Trẻ, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) nói:
Chúng ta đặt mục tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%, trong khi tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP, điều đó nghĩa hệ số ICOR chỉ khoảng 4,6 lần (để GDP tăng trưởng 1% thì tỉ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP phải đạt 4,6%; ICOR năm 2014 khoảng 5,2 lần - PV). Vì thế phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phân bổ vốn đầu tư vào lĩnh vực hiệu quả.
Thời gian qua khi triển khai Luật đầu tư công, chúng ta đã giám sát chặt chẽ các khoản chi, tránh việc đầu tư dở dang, ưu tiên cho các dự án hiệu quả và có tính lan tỏa.
Chúng ta cũng đã và đang đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng thực hiện trong nhiều năm qua, đến nay đã có sự cải thiện thấy rõ.
* Lạm phát cả năm 2015 được dự báo 2%, trong khi đó nghị quyết đề ra tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2016 là dưới 5%, như vậy có cao, thưa ông?
- Giá cả phụ thuộc nhiều yếu tố. Đối với Việt Nam phụ thuộc hai nhóm chính, thứ nhất là lương thực, thực phẩm, thứ hai là giá năng lượng.
Trong tình hình hiện nay nếu kinh tế thế giới phục hồi thì giá năng lượng sẽ tăng trở lại. Vì vậy chúng ta phải lường trước các yếu tố biến động đó. Còn nếu chỉ số giá tiêu dùng không đạt đến 5% thì cũng là tốt.
* Nghị quyết đề ra 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Ông có nhận xét gì về các giải pháp này?
- 9 giải pháp đề ra trong nghị quyết đã bao quát được hết những vấn đề nổi lên trong tình hình kinh tế - xã hội đất nước, những tồn tại về chất lượng tăng trưởng, an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tải bệnh viện…
Trong đó tôi đặc biệt chú ý đến giải pháp có chính sách hỗ trợ đối với sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là một nghị quyết thể hiện được ý chí của tập thể các đại biểu Quốc hội nên đã được Quốc hội thông qua với tỉ lệ rất cao.
Tôi nghĩ năm 2016 sẽ là năm có những bước đột phá mới, trong điều kiện chúng ta đã dành nhiều công sức để ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế thời gian qua.
Với nền tảng đó và thể chế ngày càng được hoàn thiện chúng ta sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với giai đoạn 2011-2015, đồng thời đảm bảo được tính bền vững.
Tôi vẫn đeo đuổi đề xuất một gói hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó chủ yếu tập trung hỗ trợ vốn, hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, qua đó có nguồn lực đổi mới công nghệ. Có thế mới giải quyết căn cơ bài toán về năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân
* Ông có đề xuất gì để các mục tiêu đặt ra cho năm 2016 trở nên khả thi?
- Cuối năm nay Việt Nam tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN với một thị trường 600 triệu dân, đi đến một thị trường chung thống nhất, tự do hóa về vốn, hàng hóa, đầu tư và lao động kỹ năng. Nhưng bên cạnh cơ hội mở ra thị một trường rất lớn là thách thức không nhỏ. Và thách thức đó thường rơi vào sản xuất nhỏ, yếu thế.
Vì vậy phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính phủ cũng phải có chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tôi vẫn đeo đuổi đề xuất một gói hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó chủ yếu tập trung hỗ trợ vốn, hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, qua đó có nguồn lực đổi mới công nghệ.
Có thế mới giải quyết căn cơ bài toán về năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp muốn đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị, nhưng họ rất ngại vấn đề lãi suất. Nếu lạm phát quay trở lại thì lạm phát sẽ tăng, và nếu đầu tư trung dài hại thì lãi suất sẽ đảo chiều.
Do vậy doanh nghiệp cần một nguồn vốn được hỗ trợ để cố định về lãi suất trong thời gian dài.
* Xin cảm ơn ông.
Đây là những nguyên nhân chính yếu được Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra trong Nghiên cứu về “Cổ đông chiến lược trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”, công bố chiều 30/10.
Sống trên vùng đất được xem là “mỏ vàng” nông sản nhưng ĐBSCL mãi vẫn chưa thể giàu, chưa có phát triển vượt bậc, chưa được khai thác đúng mức.
Đồng bằng sông Cửu Long cần học hỏi từ Nhật và Israel để tập trung và khai thác những lợi thế về tài nguyên bản địa hiệu quả hơn.
Cắt giảm thời gian và chi phí chỉ là một phần trong nhiều nỗ lực khác còn thiếu để gia tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Khoảng 250 doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng cũng chỉ mới cung ứng phụ tùng thay thế, lắp ráp gia công.
Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến cuối năm 2017, con số nợ công khoảng 3,13 triệu tỷ đồng (năm 2016 mới chỉ 2,86 triệu tỷ đồng). Tỷ lệ nợ công năm 2017 chiếm khoảng 62,6%GDP và dự kiến tiếp tục tăng lên mức 63,9%GDP vào cuối năm 2018.
Khai khoáng đã giảm 8% so với năm trước cho thấy kinh tế Việt Nam không thể dựa mãi vào việc hút dầu hoặc đào than bán.
Kinh tế Việt Nam năm 2018 và giai đoạn 2018 - 2020 có thể đạt mức tăng trưởng cao nếu những nút thắt tiếp tục được tháo gỡ.
Trong khi tăng trưởng 9 tháng đầu năm đạt 7,46%, lạm phát cơ bản bình quân lại là 1,45%.
Đỉnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua sẽ được thiết lập vào năm 2017, với tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt 6,7%. Nhưng liệu đà bứt phá này có còn tiếp tục trong năm 2018?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự