tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

TS. Đặng Kim Sơn: “Môi trường chính sách như vậy, đầu tư nông nghiệp thành công là dũng cảm lắm"

  • Cập nhật : 12/11/2015

(Kinh te)

Nếu không có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển ngành, trong đó giải quyết các vấn đề về hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thì rất khó để các nhà đầu tư rót vốn vào nông nghiệp.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

 

Hỗ trợ nhà nước diễn ra rất chậm, vẫn tập trung thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, trong khi chính sách chưa tập trung sức lực để nâng cao hiệu quả, chất lượng, năng suất cho ngành nông nghiệp.

Theo đánh giá của TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong khi nền kinh tế chịu khủng hoảng thì ngành nông nghiệp vẫn là ngành mang lại giá trị gia tăng cao.

Nguy cơ thua trên sân nhà

Tuy nhiên, quá trình hội nhập sâu rộng cũng đã khiến cho ngành nông nghiệp chịu sức ép ghê gớm, khi bức tường thuế giảm thì bức tường kỹ thuật được dựng lên. Người nông dân vẫn tự học, tự lựa chọn giống cây trồng và vật nuôi, chi phí giá thành cao và nghịch cảnh được mùa mất giá… vẫn tiếp tục diễn ra.

Doanh nghiệp được xem là kênh quan trọng để kết nối người nông dân,hỗ trợ nông dân nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập. Tuy nhiên, TS. Sơn cho rằng chính DN cũng bị động, khi DN phải “đương đầu” với rất nhiều thách thức như chính sách vĩ mô bất thuận, giao thông vận tải khó khăn, thuế phí, môi trường kinh doanh…

Dẫn ra câu chuyện tham gia cùng đoàn các nhà đầu tư Nhật Bản đi khảo sát tiềm năng đầu tư tỉnh Đồng Tháp, TS. Sơn cho biết các nhà đầu tư đánh giá rất cao về tiềm năng đầu tư của địa phương này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản này cho biết lại không có ý định đầu tư vào Đồng Tháp, do giao thông vận chuyển không thuận lợi, chính sách vĩ mô khó khăn, những bất cập trong môi trường kinh doanh, khó khăn trong vốn đầu tư…

“Doanh nghiệp ngày hôm nay kinh doanh được và thành công không khác gì những người anh hùng, bởi cùng vốn đầu tư như vậy DN đưa vào đầu tư bất dộng sản thì đã lãi hơn rất nhiều so với đầu tư vào nông nghiệp”, TS. Sơn nói.

Trong khi đó, chính sách hỗ trợ của Nhà nước vẫn diễn ra rất chậm, tập trung vào thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng về sản lượng, trong khi những khâu như tiêu thụ, liên kết, hiệu quả, năng suất và chất lượng vẫn chưa được chú trọng.

Vấn đề là câu chuyện chính sách

TS. Sơn nói: “Chính sách phát triển cầu hiện đang rất yếu, hoạt động xúc tiến thương mại cực kỳ kém. Trước đây câu chuyện vải thiều và dưa hấu sôi nổi nhưng rồi đâu lại vào đấy, vẫn không có cơ quan tổ chức nào được thành lập ra, ta chỉ có giải pháp ngắn hạn và không có giải pháp dài hạn. Nếu tình trạng này tiếp tục ta thua ngay trên sân nhà”.

Thực tế trên khiến cho người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, chi phí đầu vào thì tăng cao, đầu ra tiêu thụ sản phẩm hạn chế, sản phẩm chịu cảnh được mùa rớt giá… nên TS. Sơn cho rằng đây là câu chuyện đáng báo động khi các FTA mở ra.

Hiện nay, tốc độ thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp đang rất chậm. Dẫn chứng, Đồng Tháp là tỉnh có chính sách thu hút về đầu tư khá cao, khi đưa ra những điều kiện thông thoáng, song nhà đầu tư cũng không rót vốn vào vì những bất cập trong giao thông, hạ tầng… bản thân tỉnh không giải quyết được, bởi đây là vấn đề của vùng.

Do đó, TS. Sơn cho rằng cơ quan Nhà nước cần tập trung vào quy hoạch, xây dựng chiến lược, đàm phán, xây dựng tiêu chuẩn, hệ thống pháp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN. Trong đó, quy hoạch cần đảm bảo cân đối cung cầu, xây dựng chính sách phù hợp với cách thức cách quản lý hiện đại…

Thúc đẩy và tạo điều kiện giúp cho DN nông nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu để tạo giá trị gia tăng. Cụ thể, cần tổ chức ngành hàng tốt hơn, chia nhỏ quyền lưc cho cá đơn vị tổ hợp tác, cá thể trên cơ sở phát triển mạnh cơ sở hạ tầng.

Cần lo hợp tác của nông dân bằng nhiều hình thức; xử lý được vấn đề quản lý kỹ thuật, có sự hỗ trợ của các cán bộ kỹ thuật. Doanh nghiệp xuất khẩu phải xử lý được vấn đề liên kết, thu mua sản phẩm với người nông dân; xử lý vấn đề hợp tác với người nông dân; đổi mới chuỗi và liên kết chuỗi để kết nối với bên ngoài

“Nhà nước cần xác đinh ngành có lợi thế, xây dựng chuỗi giá trị cho các ngành chính; xây dựng cụm công nghiệp dịch vụ và vùng chuyên canh, phát triển hệ thống hậu cần thương mại, cung cấp thông tin thị trường và dịch vụ tiếp thị”, TS. Sơn khuyến nghị.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục