Sáng 9.11, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Oxfam tổ chức hội thảo về vai trò CĐ trong việc đại diện và bảo vệ NLĐ phi chính thức.

Với gần 90,5% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành sáng nay (10/11), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016.
Nghị quyết nêu mục tiêu tổng quát năm 2016 là đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm trước, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Tốc độ tăng GDP năm 2016 cần đạt 6,7%, xuất khẩu tăng 10%, nhập siêu dưới 5% kim ngạch xuất khẩu, lạm phát dưới 5%, vốn đầu tư toàn xã hội bằng 31% GDP.Nếu đạt mục tiêu này, 2016 sẽ là năm kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất kể từ 2008, hướng tới thực hiện kế hoạch 2016-2020 với chỉ tiêu GDP được Chính phủ dự kiến tăng 6,5-7%. Các chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu, nhập siêu và lạm phát vẫn được duy trì như các năm gần đây.
Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 được quốc hội thông qua với hơn 90% tán thành. Ảnh: Giang Huy
Thừa ủy quyền đọc dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế - Nguyễn Văn Phúc cho hay Chính phủ phải điều hành linh hoạt các chính sách để đạt và vượt chỉ tiêu, xử lý nợ xấu, kiểm soát nợ công, tăng cường kiểm tra giám sát các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay mới; tiếp tục cơ cấu và dự toán các khoản chi, đảm bảo chi đầu tư nhanh hơn; tập trung thu hút dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sử dụng công nghệ cao...
Trong quan hệ thương mại, nhà điều hành cần giải quyết nạn nhập siêu với các thị trường có mức thâm hụt lớn. Việt Nam cũng phấn đấu nâng chỉ số môi trường kinh doanh lên tốp đầu khu vực ASEAN; đẩy nhanh tái cơ cấu, sắp xếp, tiếp tục bán vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước, sử dụng một phần vốn thu được cho đầu tư phát triển.
Chính phủ cũng được yêu cầu trình kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020, trong đó rà soát ban hành chính sách đủ mạnh để tái cơ cấu nông nghiệp, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại... Trước đó, Quốc hội cũng thông qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2015 với 13 trong 14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, như GDP ước tăng 6,5%, lạm phát 1,5-2,5%.
Một số đại biểu đề xuất Quốc hội thành lập Ủy ban giám sát đặc biệt quá trình tái cơ cấu ngân hàng, trong đó có vệc mua lại nhà băng giá 0 đồng. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết ý kiến này đã được tiếp thu và Quốc hội sẽ bổ sung vào Nghị quyết việc tăng cường giám sát sát, quản lý vốn tại các ngân hàng yếu kém, đảm bảo an toàn hệ thống.
Về ý kiến đề nghị giảm biên chế trong các cơ quan Nhà nước để giảm chi thường xuyên, nâng cao năng lực quản lý bộ máy, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu cho hay hiện Chính phủ đã đề cập vấn đề này, song cần nghiên cứu chính sách cho các cơ quan được giữ lại một phần thu nhập để nâng lương công chức, góp phần tăng năng suất lao động.
Liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, Quốc hội cho biết Nghị quyết sẽ được Chính phủ trình và thông qua tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII.
Sáng 9.11, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Oxfam tổ chức hội thảo về vai trò CĐ trong việc đại diện và bảo vệ NLĐ phi chính thức.
Với tình trạng ngân sách khó khăn, nguồn cân đối chưa có, liệu khoản vay 32.000 tỷ đồng của Bộ Tài chính có cân đối được nguồn để trả cho Ngân hàng Nhà nước?
Nếu không có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển ngành, trong đó giải quyết các vấn đề về hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thì rất khó để các nhà đầu tư rót vốn vào nông nghiệp.
Sáng 10-11, Quốc hội thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) khoảng 6,7%. Trong bối cảnh khó khăn, mục tiêu này có khả thi?
Các bộ, ngành, địa phương đề xuất cần khoảng 3.710 ngàn tỉ đồng trong 5 năm tới nhưng tổng mức vốn ngân sách trung ương chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu đầu tư
Mới đây, một số ý kiến cho rằng NHNN nên giảm bớt sở hữu ở các ngân hàng thương mại nhà nước, có thể về 51%. Nếu điều này xảy ra, cùng việc thoái vốn ở 3 ngân hàng 0 đồng, theo thị giá hiện tại, NHNN có thể mang về cho ngân sách tới hơn 80.000 tỷ đồng – một con số khổng lồ.
Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng thâm hụt ngân sách, nợ công đang ngày càng phình ra? Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, phân tích:
Luồng ý kiến ủng hộ lập luận Nhà nước sẽ không bị thiệt nếu xoá nợ, trong khi bên phản đối cho rằng đề xuất này là bất công cho các doanh nghiệp tư nhân.
Có tới gần 100% dòng thuế Việt Nam cam kết xóa bỏ theo Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), đăng đặt ra nhiều thách thức cho nhà quản lý trong việc thu chi ngân sách.
Nếu Việt Nam tạo không gian cạnh tranh tốt và điều kiện vĩ mô thuận lợi doanh nghiệp không lo vì họ đủ khôn ngoan và mạnh mẽ để xoay chuyển tình thế, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự