Trong khi Bloomberg dự báo GDP Việt Nam năm 2016 sẽ tăng trưởng cao thứ 2 thế giới thì Economist lại cho rằng Việt Nam chỉ đứng thứ 9.

Theo kế hoạch, Thanh tra Bộ Công Thương sẽ có hai buổi làm việc bao gồm làm việc với Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) và Ban Quản lý dự án nhà máy đạm Ninh Bình vào ngày 18/10 vừa qua.
Đoàn Thanh tra cũng dự định làm việc với Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) và Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình vào ngày 21/10.
Ngày 14/10, Vinachem đã nhận được công văn số 413 của Thanh tra Bộ Công Thương thông báo kế hoạch làm việc liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng dự án nhà máy và hoạt động sản xuất kinh doanh của Đạm Ninh Bình.
Tuy nhiên, Vinachem lại cho biết, ông Chu Văn Tuấn, Phó tổng giám đốc Vinachem, Giám đốc Ban Quản lý dự án, Chủ tịch Đạm Ninh Bình đang điều trị tại bệnh viện, dự kiến đến hết ngày 21/10 mới ra viện, nên Vinachem đã đề nghị Thanh tra Bộ Công Thương tổ chức hai buổi làm việc nói trên vào thời gian từ 24-29/10.
Dự án Đạm Ninh Bình do Vinachem làm chủ đầu tư, có công suất 560.000 tấn một năm, vốn đầu tư khoảng 667 triệu USD tại tỉnh Ninh Bình. Đây là dự án lớn nhất của Vinachem và đơn vị này cũng sở hữu 100%, nhưng vốn tự có khi đó chỉ là 100 triệu USD, do vậy phần lớn vốn thực hiện là đi vay.
Với mục tiêu tự chủ nguồn phân bón trong nước, Vinachem được ngân hàng Eximbank Trung Quốc cho vay 250 triệu USD, lãi suất ưu đãi 4%/năm, cố định trong vòng 15 năm. Tổng thầu của dự án là tập đoàn China Huanqiu Contracting & Enginneer (Trung Quốc).
Được vận hành chính thức vào năm 2012 và thua lỗ từ đó đến nay, Đạm Ninh Bình cũng chịu lãi vay lớn, số tiền phải trả mỗi năm cao. Năm 2015, Vinachem phải cho Đạm Ninh Bình vay 366 tỷ đồng để trả nợ phía Trung Quốc, năm 2016 dự kiến số phải trả là 563 tỷ đồng lãi vay.
Từ khi đi vào hoạt động đến hết tháng 6/2016, Đạm Ninh Bình đã lỗ tổng cộng gần 2.700 tỷ đồng, còn nợ tính đến cuối 2015 là hơn 8.300 tỷ đồng. Nhà máy nhiều lần phải đóng cửa hoạt động vì thua lỗ.
Mới đây, công ty kiến nghị xin hàng loạt ưu đãi để dự án thoát lỗ. Công ty cho biết, nếu không được giải cứu, số lỗ tiếp tục tăng và đứng trước nguy cơ dừng sản xuất dài hạn do không cân đối được dòng tiền, người lao động bị ảnh hưởng.
Trong khi Bloomberg dự báo GDP Việt Nam năm 2016 sẽ tăng trưởng cao thứ 2 thế giới thì Economist lại cho rằng Việt Nam chỉ đứng thứ 9.
Nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài đã gọi tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 là ‘câu chuyện thành công’, đồng thời dự báo thành công này sẽ được nối tiếp trong năm mới 2016.
Xoá bỏ tình trạng nhũng nhiễu, tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính công, tăng liên kết... là những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp Việt có thể tận dụng lợi thế mà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Từ 1-1-2016, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, việc đóng BHXH cho người lao động trong khối DN Nhà nước (DNNN) sẽ dựa trên tiền lương và phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động. Cơ chế này tương đương với cơ chế đóng của người lao động làm việc trong các DN ngoài Nhà nước.
Gần nửa triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ được thành lập mới trên cả nước trong giai đoạn 2016 - 2020, theo kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) dự thảo. Số doanh nghiệp hoạt động đến 2020 là 700.000, chiếm 98% số doanh nghiệp toàn quốc; tỷ trọng đầu tư chiếm 50%; tỷ lệ lao động là 50%; đóng góp vào ngân sách là 35%.
Với quyết tâm và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành những chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 và 5 năm 2011-2015 với những thành tựu nổi bật.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 48/QĐ-UBND, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Khu Công viên văn hoá - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông, tỷ lệ 1/500 tại phường Hà Cầu và Kiến Hưng.
Do đặc thù đường sắt khác với đường bộ, nên nếu áp dụng cơ chế đầu tư công tư (PPP), thì phải mất 2 năm mới làm xong được, nên sẽ không mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư.
Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) dự báo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại động lực kinh tế chủ yếu cho Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia trước năm 2030.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự