Trong bối cảnh ngân sách buộc phải cắt giảm nguồn chi cho đầu tư phát triển, đổi đất lấy hạ tầng có thể được xem như một lựa chọn “cực chẳng đã”.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 48/QĐ-UBND, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Khu Công viên văn hoá - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông, tỷ lệ 1/500 tại phường Hà Cầu và Kiến Hưng.
Theo quyết định, diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch khu công viên trên khoảng 96,7ha nhằm đáp ứng yêu cầu về việc tạo lập một không gian sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, công viên cây xanh vui chơi giải trí của thành phố, có các dịch vụ đa dạng nâng cao điều kiện môi trường sống của nhân dân.
Về chỉ tiêu sử dụng đất, trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch Khu Công viên văn hoá - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông có các khu chức năng sử dụng đất chính như thể dục thể thao, công viên văn hóa, hồ nước, cây xanh và khu chức năng công viên vui chơi giải trí.
Cụ thể, đất khu chức năng thể dục thể thao chiếm khoảng 25% - 30% tổng diện tích đất lập quy hoạch; đất khu chức năng công viên văn hóa, hồ nước, cây xanh chiếm khoảng 45% - 50% tổng diện tích đất lập quy hoạch; đất khu chức năng công viên vui chơi giải trí chiếm khoảng 20% - 30% tổng diện tích đất lập quy hoạch.
Các chức năng sử dụng đất, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 đảm bảo cụ thể hóa quy hoạch phân khu đô thị S4, tỷ lệ 1/5000 được duyệt, phù hợp Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành và các quy định hiện hành có liên quan.
Trong quyết định này nêu rõ, thời gian hoàn thành đồ án quy hoạch trên không quá 6 tháng kể từ ngày ký quyết định này.
Trong bối cảnh ngân sách buộc phải cắt giảm nguồn chi cho đầu tư phát triển, đổi đất lấy hạ tầng có thể được xem như một lựa chọn “cực chẳng đã”.
Việc “giải cứu” tìm đầu ra cho nông sản ế chỉ là giải pháp trước mắt, cần có những giải pháp lâu dài, bền vững ổn định thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản.
"Trọn gói" những vấn đề về phát triển kinh tế, doanh nghiệp (DN) nhà nước, kinh tế tư nhân đang được thảo luận tại Hội nghị trung ương 5.
Hiện mỗi ngày Việt Nam nhập khẩu hơn 11.000 tấn sắt thép phế liệu. Chỉ trong quý 1 vừa rồi, lượng thép nhập khẩu đã lên tới hơn 1 triệu tấn khiến nhiều người lo ngại, nguy cơ ô nhiễm môi trường gia tăng từ việc luyện thép từ phế liệu.
Quyết tâm bằng mọi giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2017 ở mức 6,7% một lần nữa được lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh tại cuộc họp thường kỳ tháng 4/2017 vừa diễn ra.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp khai thác dầu tại Venezuela.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 52/2017/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó quy định điều kiện UBND cấp tỉnh được vay lại từ nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi.
Liên quan đến hiện trạng và phương án xử lý 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, Bộ Công Thương đã cung cấp thông tin để báo chí và công luận được rõ.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2017 không thay đổi so với tháng trước; tăng 4,3% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,9% so với tháng 12 năm trước.
Doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư trên 186 nghìn tỷ đồng vào các dự án hạ tầng giao thông, xây dựng mới, nâng cấp hơn 4.400 km đường bộ và hơn 94.000 km cầu trong 5 năm qua.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự