Bộ Tài chính khẳng định với giá dầu như hiện nay, thu ngân sách vẫn đảm bảo theo kế hoạch đặt ra và quyết tâm thực hiện vượt thu 8%. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho hay "không có lý do gì để tiếp tục phá giá đồng tiền Việt Nam nữa".

Theo công bố của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2015 giảm 0,21% so với tháng trước; bằng 100% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,4% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 9 tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,74%.
Phát biểu tại buổi họp báo công bố chỉ số giá sáng nay (24/9), bà Vũ Thị Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục thống kê) cho biết, trong 10 năm gần đây, lần đầu tiên CPI tháng 9 giảm so với tháng trước; CPI tháng 9 năm 2015 so với tháng 12 cũng tăng thấp nhất và tăng dưới 1%.
Theo nhận định của Tổng cục thống kê, CPI 9 tháng đầu năm nay có mức tăng khá thấp so với cùng kỳ các năm trước đây do các nguyên nhân chủ yếu.
Thứ nhất, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào. Sản lượng lương thực của thế giới cũng dồi dào cùng với sự cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Ấn Độ nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn khiến giá lương thực luôn ở mức thấp hơn các nước khác.
Từ tháng 3/2015, chỉ số giá liên tục giảm, nguyên nhân chính là do tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh bởi Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu từ thị trường Việt Nam.
Thứ hai, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định, một số mặt hàng có xu hướng giảm mạnh như giá nhiên liệu, chất đốt, sắp thép… Do đó chỉ số giá nhập khẩu 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ đã giảm 4,5%, chỉ số giá xuất khẩu giảm 3,86%, chỉ số giá sản xuất (PPI) cũng giảm 0,74%.
Thứ ba, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới gần đây giảm mạnh, giá dầu Brent xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, từ mức 110,47 USD/thùng giai đoạn cuối năm 2013 xuống còn dưới 47 USD/thùng (tính đến thời điểm ngày 15/9/2015) khiến chỉ số giá nhóm Nhà ở, vật liệu xây dựng và nhóm Giao thông 9 tháng lần lượt giảm 2,03% và 12,42% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, giá gas sinh hoạt trong nước cũng được điều chỉnh giảm theo giá gas thế giới. 9 tháng đầu năm 2015, giá gas giảm 19,19% so với cuối năm trước và giảm 28,1% so với cùng kỳ năm trước.
Thứ tư, mức độ điều chỉnh giá của các mặt hàng do Nhà nước quản lý như Dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng đầu năm 2014, giá dịch vụ y tế được điều chỉnh với mức độ thấp nhất chỉ tác động đến CPI 9 tháng khoảng 0,07%, giá dịch vụ giáo dục tác động đến CPI khoảng 0,14% và giá điện điều chỉnh tăng 7,5% (ngày 16/3/2015) cũng chỉ tác động đến CPI khoảng 0,46%.
Thứ năm, với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng suất lao động là các yếu tố cơ bản của việc kiềm chế lạm phát một cách bền vững.
Ngành Công thương đã phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường, không để xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến.
Bộ Tài chính đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường , tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý bình ổn giá. Về quản lý giá xăng dầu, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công thương điều hành kinh doanh xăng dầu phù hợp với tình hình thế giới và trong nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
NHNN Việt Nam đã điều hành lãi suất và tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô. Trong 9 tháng vừa qua, tỷ giá đã được điều chỉnh 3% vào ngày 7/1/2015, ngày 7/5/2015 và ngày 19/8/2015, biên độ giao dịch tỷ giá cũng được tăng lên nhằm ổn định thị trường ngoại hối, ứng phó kịp thời với tình hình biến động của thị trường tài chính và hỗ trợ xuất khẩu.
Giá vàng trong nước biến động cùng xu hướng với giá vàng thế gới, không có tình trạng “sốt vàng” gây bất ổn kinh tế xã hội. Chỉ số lạm phát cơ bản có xu hướng ổn định, 9 tháng lạm phát cơ bản chỉ tăng 2,15% so với cùng kỳ.
Thứ sáu, theo Tổng cục thống kê, trong 2 năm gần đây, CPI tăng thấp ngoài các nguyên nhân như đã đề cập còn có yếu tố tâm lý, chi tiêu của người dân được tính toán kỹ hơn, cân nhắc hơn. Do đó, giá hàng hóa, dịch vụ cũng không tăng quá cao vào các dịp lễ tết và các ngày hội như trước đây.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhấn mạnh, hiện nay lạm phát chung thấp hơn lạm phát cơ bản.
Điều này không phải do tổng cầu giảm mà hoàn toàn do yếu tố chi phí đẩy giảm đó là giá hàng hóa năng lượng và thực phẩm giảm, biến động của lạm phát chung phụ thuộc vào diễn biến giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, thực phẩm, các mặt hàng Nhà nước quản lý chứ không xuất phát từ lạm phát cơ bản.
Đồng thời, cũng theo ông Lâm, chính sách tiền tệ được điều hành theo lạm phát cơ bản và lạm phát cơ bản ở mức 2-3% như hiện này là mức cân bằng, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Dự báo về CPI tháng 10, Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 10 giảm nhẹ do một số yếu tố như nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào nên giá các mặt hàng này có xu hướng giảm.
Bên cạnh đó, mặc dù giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 18/9/2015, giá xăng tăng 620đ/lít, giá dầu diezel tăng 570đ/lít, giá dầu hỏa tăng 510/lít nhưng do còn ảnh hưởng của đợt giảm giá xăng dầu của ngày 3/9/2015 và theo chu kỳ tính chỉ số CPI nên giá xăng dầu trong tháng 10 gần như không thay đổi giữ cho CPI chung ổn định. Giá các mặt hàng khác trong tháng 10 khá ổn định.
Bộ Tài chính khẳng định với giá dầu như hiện nay, thu ngân sách vẫn đảm bảo theo kế hoạch đặt ra và quyết tâm thực hiện vượt thu 8%. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho hay "không có lý do gì để tiếp tục phá giá đồng tiền Việt Nam nữa".
Chiều 25.8, UBND TP.Hải Phòng tổ chức cuộc họp báo để thông tin về thỏa thuận hợp tác giữa UBND TP.Hải Phòng và Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Tại cuộc họp, nhiều câu hỏi của các nhà báo xoay quanh việc UBND TP.Hải Phòng ra công văn ưu ái Techcombank, có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh liệu có phải thu hồi (như tỉnh Quảng Ninh hồi cuối năm ngoái), thì đại diện UBND TP.Hải Phòng đã không trả lời vào trọng tâm vấn đề.
Nhận định việc điều hành vừa qua đã phản ứng tốt trước biến động của thế giới, song Thủ tướng cũng yêu cầu phải tính toán các phương án khác nhau, kể cả xấu nhất để kịp thời ứng phó.
Tại diễn đàn M&A được tổ chức chiều 6-8 do Báo Đầu tư và công ty AVM tổ chức,GS.TSChristopher Kummer, Chủ tịch Viện Sáp nhập, Mua lại vàLiên kết(IMAA) cho biết, trong năm nay, Việt Nam đã có bước tiến trong bảng xếp hạng hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp toàn cầu khi vươn lên vị tríthứ 20.
Lợi nhuận khổng lồ từ chính sách miễn thuế cho cư dân vùng biên giới lại rơi vào tập đoàn đầu nậu.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã chậm tiến độ 19 tháng và khả năng còn phải kéo dài hết 2016...
Xe đi qua trạm thu phí tự động không dừng chỉ mất từ 3-5 giây, trong khi qua trạm thu phí thủ công là 3 phút. Theo một công bố, nếu tất cả các trạm thu phí ở Việt Nam áp dụng thu phí không dừng sẽ tiết kiệm được cho ngân sách quốc gia 3.400 tỷ đồng/năm.
Cần phải có quy định để chống cho vay nặng lãi, nhưng cần tính kỹ thêm, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 24/8 tiếp tục ghi nhận nhiều băn khoăn về quy định lãi suất trong trong hợp đồng vay tài sản tại Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường EU và Mỹ sẽ không có nhiều tác động, lo ngại về nhập siêu gia tăng mạnh trong 5 tháng cuối năm không quá lớn, nhiều khả năng mặt bằng lãi suất huy động tiền đồng sẽ có xu hướng tăng thêm, dòng vốn vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong ngắn hạn có thể sẽ bị ảnh hưởng nhất định…
Để đón đầu Hiệp định Thương mại tự do (FTA) dự kiến ký với EU cuối năm nay, các doanh nghiệp đnag rốt ráo tăng tốc để tận dụng thời cơ giảm thuế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự